CHUẨN BỊ XÉT XỬ VÀ HÒA GIẢI Điều 203 – Điều

Một phần của tài liệu Bài giảng (vở ghi) và đề cương luật tố tụng dân sự (Trang 33 - 35)

Điều 203 – Điều 213

1. Thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm: Điều 2032. Khái niệm và nguyên tắc hòa giải: Điều 205 2. Khái niệm và nguyên tắc hòa giải: Điều 205 3. Phạm vi hòa giải: Điều 206, Điều 207

Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm, hòa giải ở Điều 205 là quyền & nghĩa vụ đ/v Tòa án. Tất cả những giai đoạn tố tụng còn lại, hịa giải chỉ là quyền thơi, khơng phải là nghĩa vụ của Tòa án.

(Quyền thể hiện ở chỗ Tòa án chủ động gửi giấy triệu tập các đương sự để hòa giải; Nghĩa vụ thể hiện ở chỗ nếu Tòa bỏ qua thủ tục hịa giải mà tiến hành xét xử, thì những thủ tục theo sau đó khơng có ý nghĩa, có ra bản án thì cũng bị hủy án).

Quyền & nghĩa vụ hòa giải này được phép loại trừ những trường hợp tại Điều 206 & Điều 207. Những trường hợp này khơng được hịa giải (Điều 206), hoặc có những lí do mà khơng thể tiến hành hịa giải (Điều 207).

4. Cách thức để thực hiện hòa giải: Điều 208, 209, 210, 211

Điều 208 => Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, Thẩm phán phải tổ chức phiên họp, đối với vụ án phải tiến hành hịa giải, thì nội dung phiên họp gồm có 2 nội dung:

- Cơng khai việc giao nộp chứng cứ, tiếp cận chứng cứ. V/d: A khởi kiện tranh chấp với B về hợp đồng, từ khi khởi kiện cho đến thời điểm mở phiên họp, các bên đều có quyền cung cấp chứng cứ cho Tòa án. Tòa phải mở phiên họp để công khai cho tất cả các đương sự trong vụ án biết: kể từ khi mở vụ án cho đến nay, các đương sự đã nộp những chứng cứ gì, vào ngày nào. Các đương sự đều có quyền có ý kiến về việc Tịa thơng báo như vậy là đúng, đầy đủ hay chưa. - Hòa giải:

Cịn đ/v vụ án khơng được hịa giải hoặc khơng tiến hành hịa giải được, thì nội dung phiên họp chỉ có nội dung Công khai việc giao nộp chứng cứ, tiếp cận chứng cứ. Thư ký Tòa án chỉ ghi biên bản phiên họp, chứ khơng phải là người chủ trì phiên họp. Pháp luật quy định yêu cầu Thẩm phán phải chủ trì phiên họp, trực tiếp tiến hành hịa giải.

Kết quả hịa giải:

- Hòa giải thành: => Phải lập Biên bản hòa giải thành. Chú ý: phải hòa giải được hết tất cả các vấn đề, thì mới được phép lập Biên bản hòa giải thành. V/d: 5 vấn đề, hòa giải thành 4 vấn đề, cịn 1 vấn đề chưa hịa giải được, thì vẫn là Hịa giải khơng thành. Điều 212, hết thời hạn 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà khơng có đương sự nào thay đổi ý kiến về sự thỏa thuận đó => ra Quyết định cơng nhận sự thỏa thuận của các đương sự. Quyết định này là sự ghi nhận về mặt pháp lý của biên bản hòa giải thành. 07 ngày là để cho đương sự cân nhắc lại, tôn trọng quyền định đoạt của các đương sự. Ở các giai đoạn tố tụng tiếp theo, nếu hịa giải thành, thì ngay lập tức ra Quyết định cơng nhận sự thỏa thuận của các đương sự, chứ không cho khoảng thời gian suy nghĩ cân nhắc nữa. Chủ thể ban hành Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự: Thẩm phán chủ trì phiên hịa giải hoặc một Thẩm phán được Chánh án Tịa án phân cơng => Đây là điểm mới của BLTTDS 2015. Trước đây, nếu vì lí do khách quan, Thẩm phán chủ trì phiên hịa giải khơng ký được, thì khơng được cử Thẩm phán khác ký thay Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự này, mà Chánh án Tòa án phải phân công Thẩm phán khác thụ lý vụ án, làm lại từ đầu, tiến hành hòa giải lại, ra biên bản hòa giải mới => kéo dài thời gian tố tụng.

Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự có hiệu lực pháp luật ngay sau khi được ban hành và không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm (Khoản 1, Điều 213), tuy nhiên vẫn có thể bị giám đốc thẩm (khoản 2, Điều 213).

- Hịa giải khơng thành => Phải lập Biên bản hịa giải không thành.

Một phần của tài liệu Bài giảng (vở ghi) và đề cương luật tố tụng dân sự (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(81 trang)
w