THỦ TỤC GIẢI QUYẾT VIỆC DÂN SỰ

Một phần của tài liệu Bài giảng (vở ghi) và đề cương luật tố tụng dân sự (Trang 79 - 81)

I. Đối tượng áp dụng: Tất cả các nhóm I Nội dung thực hiện:

THỦ TỤC GIẢI QUYẾT VIỆC DÂN SỰ

I. Đối tượng áp dụng: Tất cả các nhóm II. Nội dung thực hiện: II. Nội dung thực hiện:

1. Tài liệu tham khảo

- BLTTDS 2015;

- Văn bản 01/2017/GĐ-TANDTC giải đáp vấn đề nghiệp vụ;

- Giáo trình Luật Tố tụng dân sự Việt Nam của Trường Đại học Luật TP. HCM; - Sách chuyên khảo về Luật tố tụng dân sự;

- Sách Bình luận khoa học BLTTDS 2015; - Tạp chí chuyên ngành …

2. Yêu cầu

Phần 1. Nhận định

1. Trong trường hợp tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ vụ án đã đầy đủ, rõ ràng; có đủ căn cứ để làm rõ các tình tiết trong vụ án.

2. Trong trường hợp người yêu cầu khơng có quyền u cầu hoặc khơng có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự thì Tịa án sẽ trả lại đơn u cầu.

3. Thời hạn kháng nghị tái thẩm là 01 năm, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật.

4. Đương sự có quyền kháng nghị giám đốc thẩm khi phát hiện các căn cứ được quy định tại Điều 326 BLTTDS.

5. Thẩm phán thụ lý việc dân sự kể từ ngày nhận được tiền lệ phí yêu cầu giải quyết việc dân sự.

6. Phiên họp giải quyết việc dân sự bắt buộc phải có sự tham gia của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người yêu cầu.

7. Bản án, quyết định bị kháng nghị giám đốc thẩm được tạm đình chỉ thi hành án cho đến khi có quyết định giám đốc thẩm.

8. Thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu là 01 tháng, kể từ ngày Tòa án thụ lý đơn yêu cầu. 9. Đương sự có quyền kháng cáo quyết định giải quyết việc dân sự.

10. Đương sự có thể tham gia phiên tòa giám đốc thẩm.

Phần 2. Bài tập

A (cư trú tại quận 9, TP.HCM) khởi kiện yêu cầu B và C (cùng cư trú tại quận Thủ Đức, TP.HCM) tranh chấp về di sản thừa kế do cha mẹ (ông K, bà H) chết để lại, khơng có di chúc, di sản là căn nhà quận 12, TP.HCM, trị giá 4 tỷ đồng. Ngày 12/4/2015, Tòa án ra Bản án sơ thẩm tuyên xử: xác định di sản là căn nhà tọa lạc tại quận 12, trị giá 3,6 tỷ đồng, chia đều cho A, B, C mỗi người thừa kế 1/3 giá trị căn nhà. Khơng có kháng cáo, kháng nghị bản án sơ thẩm.

Đầu năm 2017, D (định cư tại Lào) về Việt Nam biết được sự việc tranh chấp đã được Tòa án giải quyết xong. D có giấy tờ chứng minh ơng K và bà H có 04 con chung gồm: A, B, C, D. Hỏi: Trong tình huống trên D cần tiến hành thủ tục gì để bảo vệ quyền lợi cho chính mình? Nêu cụ thể về trình tự, thủ tục?

Phần 3. Phân tích án

- Đọc Quyết định GĐT số: 78/2018/DS-GĐT; - Tóm tắt tình huống;

- Xác định vấn đề pháp lý có liên quan; - Trả lời các câu hỏi sau:

1. Giám đốc thẩm là gì?

2. Trình bày về các căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm vụ án dân sự? Cho ví dụ minh họa? 3. Trong tình huống đã cho, căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm là gì?

4. Theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự, trong trường hợp bản án, quyết định của Tòa án đã thi hành được một phần hoặc tồn bộ thì Hội đồng xét xử giám đốc thẩm phải

giải quyết hậu quả của việc thi hành án. Anh chị hiểu như thế nào là giải quyết hậu quả của việc thi hành án? Cho ví dụ minh họa.

Một phần của tài liệu Bài giảng (vở ghi) và đề cương luật tố tụng dân sự (Trang 79 - 81)