Tính đến năm 2015, TPBank có 20 chi nhánh, 23 phòng giao dịch, 8 trung tâm kinh doanh, 5 trung tâm bán trực thuộc khối bán tực tiếp I, 1trung tâm khách hàng cao cấp và 1 trung tâm kinh doanh sản phẩm đặc biệt đã và đang tập trung tại các thành phố lớn của đất nước là Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nang, Cần Thơ, đây là điều kiện thuận lợi để TPBank tiếp cận với khách hàng khi đây là các địa
bàn trọng điểm tập trung nhiều dân cư. Tuy vậy, khi số lượng dân tập trung quá mức, mật độ dân số đông, người dân sẽ có xu hướng ở các khu vực ngoại thành hoặc các tỉnh mà TPBank chưa có chi nhánh hoặc phòng giao dịch. Điều này giảm khả năng khai thác các khách hàng tiềm năng và gây lãng phí nguồn nhân lực khi tập trung quá nhiều chi nhánh trên địa bàn các thành phố lớn trong khi quy mô dân số tại đây đã bão hòa. Và vì có nhiều chi nhánh trên cùng địa bàn trong khi một số địa bàn khác chưa đáp ứng được nhu cầu sẽ gây khó khắn cho việc phát triển hoạt động CVTC. Do vậy ngân hàng cần có kế hoạch sắp xếp, mở rộng mạng lưới ra các tỉnh có nhiều số lượng lao động như Thái Nguyên, Quảng Ninh đồng thời tập trung hoạt động CVTC tại các chi nhánh có tình hình hoạt động tốt nhất.
3.3.3. Đa dạng hóa và nâng cao tính cạnh tranh của các sản phẩm CVTC
TPBank cần phát triển các sản phẩm cả về mục đích, phương thức trả nợ, phương thức cho vay và đưa ra mức lãi suất cạnh tranh.
Hiện nay TPBank chưa triển khai một số nhu cầu vay vốn như nhu cầu vay xuất khẩu lao động, nhu cầu vay đi du học. Hiện nay nhu cầu vay đi du học và xuất khẩu lao động khá nhiều đặc biệt là trong tình trạng thất nghiệp đang tăng cao, và lượng cử nhân ra trường không tìm được việc làm nên có nhu cầu tiếp tục học nhưng do TPBank chưa triển khai nên các nhu cầu không được đáp ứng. Thêm vào đó khách hàng doanh nghiệp cũng là đối tượng khách hàng tiềm năng nhưng vẫn chưa có các sản phẩm phù hợp. Điều này đã làm giảm tính đa dạng hóa các sản phẩm CVTC, đồng thời cũng làm giảm tính cạnh tranh của hình thức này.
V Đối với cho vay du học, mục đích chủ yếu là để trang trải một phần chi phí sinh hoạt và học phí, khách hàng chỉ cần chứng minh khả năng tài chính của mình đủ khả năng trả nợ ( thu nhập cao và ổn định, có khả năng trả nợ cao) là ngân hàng có thể cho vay vốn để trang trải chi phí sinh hoạt và học tập,. Vì vậy đây là một sản phẩm cho vay có thủ tục khá đơn giản, TPBank có thể triển khai sản phẩm này để có thể làm tăng doanh số CVTC.
V Đối với cho vay phục vụ nhu cầu xuất nhập khẩu có phức tạp hơn khi cần có quan hệ với doanh nghiệp xuất khẩu lao động, chính quyền cũng như ban quản lý xuất khẩu lao động tại địa phương, và những người đi xuất khẩu là những người hiện tại có thu nhập thấp hoặc chưa có công việc đang mong muốn tìm
kiếm được một công việc với thu nhập cao khi khả năng cạnh tranh trong nước là không có. Do vậy TPBank nên phối hợp với bên tuyển dụng để phổ biến, hướng dẫn người lao động làm hồ sơ, thủ tục vay vốn, các cam kết trả nợ (nếu có), và trách nhiệm đồng đôn đốc trả nợ giữa ngân hàng và bên tuyển dụng. Quy trình thẩm định cho vay xuất khẩu lao động tương đối phức tạp và rủi ro cao đòi hỏi khả năng thẩm định kỹ càng của ngân hàng. Nếu triển khai được hoạt động cho vay này sẽ làm tăng doanh số CVTC của ngân hàng.
S Đối với doanh nghiệp, hiện tại các doanh nghiệp Việt Nam có nhiều doanh nghiệp được thành lập nhưng cũng song song có nhiều doanh nghiệp bị phá sản do không đủ tiềm lực tài chính, do vậy ngân hàng cần phải xây dựng được hệ thống chấm điểm tín dụng dựa trên thông tin tín dụng do ngân hàng nhà nước cung cấp, chính sách tín dụng của ngân hàng và đội ngũ có trình độ chuyên môn cao về thẩm định tài chính và báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Vì đây là phân khúc khách hàng còn nhiều khó khăn và phức tạp trong qua trình triển khai CVTC đối với các NHTM không chỉ riêng ngân hàng Tiên Phong do vậy để sẵn sàng cho đối tượng khách hàng này cần sự chuẩn bị chu đáo và lâu dài. Toàn bộ các hình thức cho vay tín chấp của ngân hàng là cho vay trực tiếp tức là khách hàng có nhu cầu vay vốn thì trực tiếp đến ngân hàng, trình bày yêu cầu vay vốn và hoàn thiện hồ sơ vay vốn. Với hình thức vay này, TPBank chưa khai thác hết được tiềm năng của thị trường CVTC, hạn chế các kênh tìm kiếm khách hàng. Vì vậy để có thể phát triển hoạt động CVTC, TPBank có thể kết hợp thêm với các hình thức cho vay giáp tiếp. Theo đó, ngân hàng sẽ thiết lập mối quan hệ với các doanh nghiệp bán lẻ như doanh nghiệp bán ô tô, xe máy, siêu thị bán đồ gia dụng...; sau khi xác định được nhu cầu tiêu dùng sản phẩm của khách hàng, đồng thời đánh giá tốt về khả năng chi trả của họ, ngân hàng sẽ ký hợp đồng tín dụng với khách hàng, sau đó khách hàng sẽ mua hàng, người bán tập trung các hóa đơn bán hàng gửi lên ngân hàng đề nghị thanh toán và bước cuối cùng là ngân hàng thu nợ của khách hàng. Hoặc trong trường hợp có một nhóm khách hàng vay vốn để sản xuất một sản phẩm thủ công nào đó, ngân hàng có thể cho vay thông qua một người trung gian (người đứng đầu nhóm, tổ hội)... Tức là cho vay giống hình thức bão lãnh khi mà trường hợp một thành viên nào đó trong nhóm không đủ điều kiện về chứng minh tài chính các thành viên viên còn lại có thể
đứng ra đảm bảo cho thành viên đó. Neu triển khai được hình thức cho vay thì sẽ tăng được số lượng khách hàng.