Cơ cấu tổ chức và quản trị

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng và giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NH TMCP quân đội khoá luận tốt nghiệp 056 (Trang 44)

* Mô hình tổ chức

Sự ra đời của Thông tư 13/2018/TTNHNN là văn bản quản lý quan trọng, có tầm ảnh hưởng tích cực và ý nghĩa rất lớn của Ngân hàng nhà nước đối với toàn bộ hệ thống ngành ngân hàng tại Việt Nam nói chung và MB nói riêng; là nền tảng để MB hoàn thiện một cách toàn diện trong hoạt động quản trị, kiểm soát nội bộ.

Các hoạt động quản lý cấp cao đã được chuẩn hóa, làm rõ vai trò của các cấp (cấp Hội đồng quản trị, cấp Tổng giám đốc...) trong hoạt động quản trị của Ngân hàng; phân tách trách nhiệm giữa HĐQT và cấp Tổng Giám đốc đối với hoạt động kiểm soát nội bộ, quản lý rủi ro, đánh giá về mức độ đủ vốn và hoạt động kiểm toán nội bộ đảm bảo (1) Cấp Hội đồng quản trị ban hành chiến lược kinh doanh, chiến lược về văn hóa kiểm soát, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, kế hoạch vốn định kỳ hàng năm, chính sách quản lý rủi ro (trong đó bao gồm cả khẩu vị rủi ro), và chỉ đạo, giám sát Ban điều hành triển khai theo chiến lược, chính sách đã phê duyệt, (2) Cấp Tổng Giám đốc chịu trách nhiệm triển khai chiến lược, chính sách đã được HĐQT phê duyệt (với sự tham mưu, tư vấn của các Hội đồng rủi ro, Hội đồng quản lý vốn) thông qua việc ban hành các quy định, quy trình nội bộ, các hạn mức rủi ro và định kỳ tự đánh giá để có các biện pháp xử lý, khắc phục kịp thời.

Ngoài ra, MB liên tục tổ chức kiện toàn bộ máy quản lý thông qua việc ứng dụng mô hình 3 vòng bảo vệ vào hoạt động quản trị của ngân hàng đảm bảo phân tách rõ ràng chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị, đặc biết tránh sự chồng chéo chức năng, giúp cho toàn Ngân hàng nâng cao tinh thần trách nhiệm trong hoạt động đánh giá rủi ro, nhận diện rủi ro, theo dõi và kiểm soát rủi ro. Trong đó, việc tổ chức một cách độc lập nhau giữa các khâu tiềm ẩn rủi ro xung đột lợi ích như bán hàng, thẩm định, phê duyệt và hỗ trợ tín dụng đã đảm bảo hiệu quả trong tổng thể quy trình, trong từng khâu được phát huy một cách tối đa, nâng cao sự khách quan và minh bạch trong từng hoạt động.

Họ và tên Chức danh HỘI ĐỒNG QUẢN

TRỊ

Ong Lê Hữu Đức Chủ tịch HĐQT

Ông Lưu Trung Thái Phó chủ tịch HĐQT

Ông Nguyễn Mạnh Hùng Phó chủ tịch HĐQT 34

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của MB

(Nguồn: Báo cáo thường niên của NHTMCP Quân Đội)

35

Hội đồng quản trị, ban kiểm soát và ban điều hành của MB

Ông Hà Tiến Dũng Thành viên HĐQT Ông Nguyễn Đăng Nghiêm Thành viên HĐQT Ông Nguyễn Chí Thành Thành viên HĐQT

Bà Nguyễn Thị Ngọc Thành viên HĐQT

Ông Nguyễn Văn Hùng Thành viên HĐQT

Bà Nguyễn Thị Thủy Thành viên HĐQT

Ông Nguyễn Văn Huệ Thành viên HĐQT độc lập

BAN KIỂM SOÁT

Bà Vũ Thị Hải Phượng Trưởng ban kiểm soát Ông Đặng Quốc Tiến Thành viên ban kiểm soát

Ông Đỗ Văn Hưng Thành viên ban kiểm soát

Bà Nguyễn Thanh Bình Thành viên ban kiểm soát

Bà Lê Minh Hồng Thành viên ban kiểm soát

BAN ĐIỀU HÀNH

Ông Lưu Trung Thái Phó chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc

Ông Lê Hải Phó Tổng Giám Đốc

Bà Phạm Thị Trung Hà Phó Tổng Giám Đốc Bà Nguyễn Thị An Bình Phó Tổng Giám Đốc

Ông Trân Minh Đạt Phó Tổng Giám Đốc - Bí

thư Đảng ủy

Ông Hà Trọng Khiêm Phó Tổng Giám Đốc

Bà Nguyễn Minh Châu Thành viên cao cấp ban điều hành

Ong Uông Đông Hưng Phó tổng giám đốc

Bà Lê Thị Lợi Phó tổng giám đốc - Giám

đốc tài chính

Ong Lê Xuân Vũ Thành viên ban điều hành

Các đội ngũ thành viên trong các ban của Ngân hàng TMCP Quân đội đều là những người có kinh nghiệm, được đào tạo tại các trường Đại học, Học viện danh giá và nổi tiếng trong nước và quốc tế, có nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong các lĩnh vực Kinh tế, Tài chính Ngân hàng, Quản trị kinh doanh.. .và đã đảm nhiệm nhiều vị trí quan trọng phải kể đến như các chức vụ quan trọng tại Vụ quản lý ngoại hối Ngân hàng nhà nước Việt Nam và Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC), các vị trí quan trọng tại MB, các công ty và tập đoàn lớn.

* Giá trị cốt lõi

Đội ngũ cán bộ và nhân viên MB luôn giữ trong mình sáu giá trị cốt lõi:

+ Đoàn kết tốt: Thống nhật một ý chí, mọi hoạt động đều hướng về mục tiêu chung của MB.

+ Kỷ luật nghiêm: Thượng tôn pháp luật, tuân thủ nghiêm túc các quy định của ngành, các chuẩn mực được MB lựa chọn.

+ Tận tâm vì nhiệm vụ: Chủ động, hết lòng phục vụ khách hàng.

+ Thực thi nhanh: Thực hiện nhiệm vụ một cách nhanh chóng - chính xác - sáng tạo.

+ Tin cậy cao: Cam kết và thực hiện đúng cam kết.

+ Hiệu quả ắt thành công: Thực hiện nhiệm vụ được giao với hiệu quả lớn hơn hoặc ít nhất đạt được mục tiêu đề ra với chi phí nhỏ hơn và tiến độ nhanh hơn.

Sáu giá trị cốt lõi kể trên đã là nền móng để MB xây dựng giá trị thương hiệu, sự tin tưởng của các khách hàng, của cổ đông giúp Ngân hàng Quân đội đạt được mục tiêu, kết quả tốt nhất ở hiện tại và tương lai.

37 * Thành tích và giải thưởng

Bằng tất cả quyết tâm và nỗ lực, MB đã có được cho mình những thành tích và phần thưởng xứng đáng:

Trong năm 2009, Ngân hàng Quân đội đã nhận được giải thưởng Thương hiệu chứng khoán uy tín, Sao vàng đất Việt, nhận chứng chỉ ISO 9001:2008, nhận huân chương lao động hạng 3 do NHNN trao tặng. Tiếp nối những danh hiệu đã đạt được trong năm 2009, trong năm 2014, Ngân hàng Quân đội là Ngân hàng duy nhất đạt giải vàng chất lượng Quốc gia 2013 và vinh dự đón nhận Huân chương lao động hạng nhất (4/11/2014), MB luôn tự hào là đơn vị anh hùng lao động khi vinh dự được Chủ tịch nước trao tặng danh hiệu “Anh hùng lao động” nhân kỷ niệm 21 năm ngày thành lập. Trong năm 2016, MB còn gặt hái thêm nhiều danh hiệu của Chính phủ, Bộ Quốc phòng, NHNN, các tổ chức trong nước và quốc tế như: Cờ thi đua của Chính thủ lần thứ 8 liên tiếp, Bằng khen Thủ tướng Chính phủ, Cờ thi đua của BQP lần thứ 4, Cờ thi đua của NHNN lần thứ 7 liên tiếp... Kết thúc năm 2017, MB đã ghi dấu ấn với giải thưởng Best CRM Project in VietNam - Dự án CRM tốt nhất Việt Nam: Ứng dụng nền tảng công nghệ trong quản lý thông tin khách hàng và quản trị lực lượng bán hàng, và gặt hái thêm các danh hiệu như Cờ thi đua của Chính phủ, Bộ Quốc phòng,UBND Thành phố Hà Nội và các giải thưởng, danh hiệu uy tín khác trong và ngoài nước...

Với tuyên ngôn “ Chiến quyết liệt, tạo cách biệt”, MBBank hứa hẹn sẽ đạt được nhiều danh hiệu và hoàn thành hiệu quả mục tiêu đề ra trong năm 2019, để trở thành Ngân hàng thuận tiện nhất cho cộng đồng.

2.1.3. Ket quả hoạt động kinh doanh tại MB qua các năm. Hoạt động huy động vốn

Trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thì hoạt động huy động vốn đóng vai trò, nhiệm vụ tiên quyết. Ban lãnh đạo Ngân hàng Quân đội đã đưa ra những công tác quan trọng trong đó công tác huy động vốn là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng. Với việc tiếp cận dưới nhiều hình thức khác nhau để huy động vốn như: Tiền gửi của các đơn vị kinh doanh, tiền gửi từ dân cư, tư nhân tập thể. Về thời hạn và khung lãi suất đa dạng và phù hợp với từng

Chỉ tiêu 2016 2017 2018

Tiền gửi không kỳ hạn 66.096.129 66.297.035 76.888.783

Tiền gửi có kỳ hạn 118.534.307 132.800.638 142.506.465

Tiền ký quỹ 9.297.277 19.418.101 15.643.136

Tiền gửi vốn chuyên dùng

884.684 1.660.248 4.925.934

Tổng vốn huy động 194.812.397 220.176.022 239.964.318

38

đối tượng, nhu cầu của người gửi trong xã hội cộng thêm việc không ngừng cải tiến, ra mắt các sản phẩm huy động mới với những chương trình ưu đãi hấp dẫn, thủ tục giấy tờ đơn giản và nhanh chóng và các dịch vụ khách hàng có chất lượng cao, phong cách phục vụ khách hàng chuyên nghiệp... Tất cả đã tạo nên sự uy tín của Ngân hàng và sự tin tưởng của khách hàng gửi tiền, chính vì vậy tốc độ tăng trưởng huy động vốn của MB luôn cao và ổn định.

Nhìn vào cơ cấu, ta thấy mảng truyền thống - nhận tiền gửi của khách hàng chính là hoạt động huy động vốn tập trung chủ yếu:

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu huy động vốn của MBB

Đơn vị: Tỷ đồng

■ Tiền gửi của khách hàng BTien gửi của các TCTD khác BVay TCTD khác

(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất qua các năm của NHTMCP Quân đội) * Cơ cấu tiền gửi khách hàng

Hoạt động huy động vốn tiền gửi của khách hàng trong giai đoạn năm 2016 đến năm 2018 được thể hiện trong bảng 2.1 như sau:

Bảng 2.2: Cơ cấu tiền gửi khách hàng theo kỳ hạn của MBB giai đoạn 2016- 2018

(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất qua các năm - MBB)

Trong năm 2017 và 2018, với tầm nhìn chiến lược là “trở thành ngân hàng thuận tiện nhất”, MBBank đã thiết kế các sản phẩm mới theo hình thức “may đo”, phát triển dịch vụ chuyên biệt dành riêng cho từng phân khúc khách hàng bên cạnh đó MBBank đã cải tiến các dịch vụ tiện ích, dịch vụ hướng tới khách hàng được nâng cao chất lượng; cùng với các chương trình thúc đẩy bán hấp dẫn, các chính sách linh hoạt giúp tăng ổn định huy động từ khách hàng từ đó tính thanh khoản của Ngân hàng được đảm bảo.

Trong 3 năm gần đây, việc huy động từ khách hàng của MBBank luôn tăng một cách ổn định, cụ thể đạt 239.964 tỷ đồng năm 2018, tăng 9% so với năm 2017 và tăng 23% so với năm 2016. Trong đó:

* Cơ cấu tiền gửi khách hàng theo kỳ hạn

Bieu đồ 2.2: Cơ cấu tiền gửi khách hàng theo kỳ hạn của MBB

160000 140000 120000 100000 80000 60000 40000 20000 0

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

■ Tiền gửi không kỳ hạn BTien gửi có kỳ hạn

(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất qua các năm MBB)

Theo dõi biểu đồ trên ta có thể thấy hai loại tiền gửi từ khách hàng của MBBank đều tăng dần và ổn định qua các năm, nhất là tiền gửi có kỳ hạn. Qua các năm , tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng luôn chiếm tỷ trọng khoảng 33% đến 35% tổng hai loại tiền gửi. Tất cả cho thấy sự uy tín và độ an toàn của Ngân hàng tạo nên những nguồn huy động ổn định góp phần quan trọng giúp Ngân hàng giảm chi phí vốn và lợi nhuận của ngân hàng được gia tăng.

* Cơ cấu tiền gửi khách hàng theo loại tiền của MBBank

Biểu đồ 2.3: Cơ cấu tiền gửi khách hàng theo loại tiền của MBB

Đơn vị: Tỷ đồng

41

Nguồn vốn ngoại tệ huy động của MBB đang có xu hướng giảm dần qua các năm, cụ thể trong năm 2017 huy động bằng ngoại tệ đạt 26.812 tỷ giảm 1.865 tỷ so với năm trước và sang năm 2018 nguồn vốn huy động ngoại tệ tiếp tục giảm ở mức 3.525 tỷ xuống còn 23.287 tỷ. Nguyên nhân dẫn tới sự suy giảm đó là do Ngân hàng đang không khuyến khích gửi ngoại tệ khi áp dụng lãi suất huy động USD ở mức 0% kể từ năm 2015, bên cạnh đó các doanh nghiệp đang có xu hướng găm giữ ngoại tệ, cẩn trọng hơn trong việc giữ khả năng thanh toán ngoại tệ của mình khi lo ngại về việc không được vay ngoại tệ trong thời gian tới với lộ trình hạn chế tín dụng ngoại tệ của NHNN. Uy tín được khẳng định trong lòng khách hàng của MBB đã được chứng tỏ thông qua sự thu hút vốn khách hàng bằng VND luôn lớn và tăng đều qua các năm, cụ thể năm 2017 tăng 27.299 tỷ so với năm 2016; năm 2018 tăng 23.313 tỷ so với năm 2017, chiếm hơn 90% giúp đa dạng hóa hoạt động kinh doanh của mình.

* Cơ cấu tiền gửi của khách hàng theo đối tượng.

Biểu đồ 2.4: Cơ cấu tiền gửi của khách hàng theo đối tượng

Đơn vị: Tỷ đồng

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

■ Cá nhân BTo chức kinh tế

(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất MBB)

Nhìn chung qua các năm, nguồn huy động tiền gửi từ khách hàng cá nhân hay tổ chức kinh tế luôn có chiều hướng tăng lên, trung bình tăng khoảng 10% mỗi năm. Tỷ trọng tiền gửi của khách hàng cá nhân so với khách hàng là tổ chức kinh tế luôn được duy trì ở mức cân đối. Cụ thể trong năm 2017, nguồn tiền gửi từ tổ chức kinh

Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Thu nhập lãi thuần 7.979 11.219 11.583

Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ ^682 1.130 2.561

Lãi/Lỗ thuần từ HĐKD ngoại hối 113 202 ^444

Lãi/Lỗ thuần từ mua bán chứng khoán kinh doanh

^45 64 152

Lãi/Lỗ thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư

^56 80 149

Lãi/Lỗ thuần từ hoạt động khác “877 1.109 1.517

Thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần 102 62 129

Chi phí hoạt động (4.174) (5.999) (8.734)

tế chiếm 57,95% từ cá nhân chiếm 42,05%, đến cuối năm 2018, tỷ trọng giữa hai đối tượng tiền gửi vẫn được giữ ở mức ổn định, tiền gửi từ tổ chức kinh tế chiếm 58,29% và tiền gửi từ cá nhân là 41,71%.

Từ các khía cạnh về huy động tiền gửi của MB, chúng ta luôn thấy được sự ổn định trong mọi trường hợp, thể hiện được tầm nhìn “Muốn đi nhanh nhưng vững” của ban lãnh đạo Ngân hàng.

Hoạt động cho vay

Ngân hàng Quân đội với việc huy động được nguồn vốn lớn và ổn định đã tạo điều kiện thuận lợi, đáp ứng mục tiêu cho vay và đầu tư để thu lợi nhuận. Luôn cung cấp các giải pháp tài chính an toàn, MB luôn thận trọng trong công tác phân tích, đánh giá và chọn lựa khách hàng để cấp tín dụng, cùng với các bước trong quy trình cho vay luôn phải tuân thủ chặt chẽ. Tầm nhìn chiến lược là trở thành Ngân hàng thuận tiện nhất, những năm gần đây, MB không ngừng cải tiến, phát triển chất lượng dịch vụ bên cạnh việc đáp ứng kịp thời và nhanh chóng nhu cầu tín dụng của khách hàng theo định hướng. Chủ động tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn với khách hàng để tiến hành giải ngân kịp thời những dự án đáp ứng đủ điều kiện vay vốn. Dư nợ cho vay khách hàng của MB qua các năm thể hiện qua biểu đồ dưới đây:

Biểu đồ 2.5: Dư nợ cho vay của MB giai đoạn 2016 - 2018

Đơn vị: Tỷ đồng

Dư nợ cho vay

250000 200000 214686 150000 184188 100000 150738 184188

⅜ Dư nợ cho vay

50000 0

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất qua các năm của NHTMCP Quân đội)

Theo dõi biểu đồ trên ta thấy dư nợ cho vay của MB liên tục tăng qua các năm. Năm 2017 dư nợ cho vay tăng 22,19% so với năm 2016, tăng từ 150.738 tỷ lên 184.188 tỷ dư nợ cho vay, vượt xa mục tiêu tăng trưởng tín dụng là 18% do NHNN đặt ra; năm 2018 dư nợ cho vay tăng 30.498 tỷ tức tăng 16,56% so với năm 2017. Mức tăng dư nợ năm 2018 không nhiều so với năm 2017, chỉ đạt 16,56% gần hoàn thành mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2018 là 17% do NHNN đặt ra, tuy nhiên tỷ lệ đó đã cao hơn mức trung bình của toàn hàng là 14%, đây là mức tăng trưởng tín dụng thấp nhất trong vòng 4 năm trở lại đây của ngành Ngân hàng Việt Nam.

Nguyên nhân dư nợ cho vay của MB tăng trưởng chậm lại trong năm 2018 vừa qua cũng là xu hướng chung của toàn ngành Ngân hàng với chủ trương của NHNN trong việc kiểm soát chặt tăng trưởng tín dụng, giúp ổn định tài chính, duy trì huyết mạch của nền kinh tế để ổn định kinh tế vĩ mô, tăng trưởng kinh tế.

Ket quả hoạt động kinh doanh.

Hoạt động kinh doanh của MB giai đoạn 2016- 2018 có kết quả được tóm tắt qua bảng sau:

Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của MB giai đoạn 2016 - 2018

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước chi phí DPRR tín dụng

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng và giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NH TMCP quân đội khoá luận tốt nghiệp 056 (Trang 44)