Phân tích theo chỉ tiêu định lượn g Chỉ tiêu tài chính

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng và giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NH TMCP quân đội khoá luận tốt nghiệp 056 (Trang 57 - 68)

a. Phân tích chất lượng nợ cho vay

Bảng 2.4: Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn của MBBank

nợ nhóm 2 đến nhóm 5)

(Nguôn: Báo cáo tài chính hợp nhât của NHTMCP Quân đội)

Theo dõi bảng trên ta thấy, xu hướng tăng lên đối với nợ quá hạn của MBBank, tăng từ 3.890 tỷ đồng năm 2016 lên 6.515 tỷ đồng năm 2018, tuy nhiên tổng dư nợ của Ngân hàng cũng tăng lên. Ta thấy về tỷ lệ nợ quá hạn của MBBank cũng tăng tương đối qua các năm, từ 2,58% năm 2016 tăng lên 3,03% năm 2018. Nguyên nhân tăng nợ quá hạn chủ yếu đến từ khoản nợ nhóm 3, tăng 0,11% so với năm 2017.

Bên cạnh tín hiệu tăng lên của Tổng dư nợ cho vay là sự tăng lên về tỷ lệ nợ quá hạn tuy không nhiều nhưng nó đang phản ánh dấu hiệu chưa được tốt về chất lượng các khoản vay. Từ những dấu hiệu chưa tốt đó, Ngân hàng MB thực sự phải nhìn nhận lại việc cải thiện chất lượng tín dụng của mình trong năm 2018 vừa qua, mặc dù MB đã đạt được mục tiêu đề ra với tỷ lệ nợ xấu trong năm 2018 dưới 1,5%.

Quan sát nhóm nợ quá hạn, ở MBBank, nợ cần chú ý (nhóm 2) là tập trung chủ yếu, kế sau đó lần lượt là nợ nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn), nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) và cuối cùng là nợ nhóm 4 (Nợ nghi ngờ). Đối với nợ nhóm 2, hai trường hợp sẽ xảy ra là: Thứ nhất, với công tác theo dõi, công tác quản lý tốt khách hàng, năng lực tài chính của khách hàng được cải thiện và khách hàng thực hiện trả nợ thì nợ nhóm 2 sẽ được chuyển về nhóm nợ đủ tiêu chuẩn ( nhóm 1), từ đó giảm được tỷ lệ nợ quá hạn tại Ngân hàng. Trường hợp thứ hai, công tác theo dõi, công tác quản lý chưa tốt và biện pháp hỗ trợ khách hàng chưa kịp thời và phù hợp, năng lực tài chính và tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng có dấu hiệu đi xuống thì nợ nhóm 2 sẽ bị chuyển sang nợ nhóm 3 và khả năng cao sẽ tiếp tục “nhảy” xuống nợ nhóm 4,5 dẫn tới tỷ lệ nợ xấu trong Ngân hàng gia tăng.

b. Chỉ tiêu nợ xấu

Biều đồ 2.6: Tỷ lệ nợ xấu của MBBank

Đơn vị: %

(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất của NHTMCP Quân đội)

Quan sát báo cáo tài chính hợp nhất của MB từ năm 2016 tới năm 2018, nợ xấu của MB có tỷ lệ lần lượt là 1,31%; 1,2%; 1,33%. MBBank đang giữ tỷ lệ nợ xấu trong ba năm ở mức ổn định dưới 1,5%. Tỷ lệ nợ xấu như vậy đưa ngân hàng MB tới vị trí nhóm giữa trong hệ thống ngân hàng với tỷ lệ nợ xấu dưới 2%. Trong năm 2018,

48

tỷ lệ nợ xấu của MB chỉ cao hơn ba ngân hàng là ACB, VCB và TPB được thể hiện trên biểu đồ 2.7 dưới đây:

Đến năm 2018, MBBank đã tích cực trong công tác xử lý nợ xấu còn tồn đọng, MB đã tất toán toàn bộ nợ xấu đã bán trước đây cho VAMC. Để nhìn nhận về hiệu quả, chúng ta thấy được, tính đến cuối năm 2017 VAMC đã mua 26.221 khoản nợ tương ứng 307.932 tỷ đồng nợ xấu nhưng lũy kế đến hết năm 2017 mới thu hồi được 81.489 tỷ đồng khoản nợ xấu đã mua. Ta có thể thấy được sự tắc nghẽn của khối nợ xấu vẫn đang tồn đọng trong chính đơn vị này. Với việc các khoản nợ được mua theo giá trị sổ sách, thêm vào đó các Ngân hàng vẫn phải tuân thủ việc trích lập dự phòng là 20% các khoản nợ được bán cho VAMC, điều đó chỉ giúp các Ngân hàng có được khoảng thời gian để tìm kiếm thêm lợi nhuận, tạo cơ hội bù đắp các khoản nợ xấu đó, và tất nhiên trên thực tế thì tình hình nợ xấu vẫn chưa được xử lý dứt điểm. Đối với MB, trong năm 2018, việc thực hiện tất toán nợ xấu bán cho VAMC đáng được chú ý khi tỷ lệ nợ xấu theo quan sát trên báo cáo tài chính là 1,32% là mức rất thấp và dưới 1,5% mục tiêu kiểm soát đã đặt ra trong kế hoạch đầu năm, cho thấy hiệu quả chất lượng quản lý của MB đang rất tốt so với toàn hệ thống ngân hàng.

Theo dõi báo cáo tài chính hợp nhất của ngân hàng trong 3 năm gần nhất ta thấy trong chỉ tiêu ngoài bảng cân đối kế toán không tồn tại khoản mục nợ được xử lý bằng dự phòng theo dõi ngoại bảng đó cũng là một tín hiệu tốt của Ngân hàng.

Chỉ tiêu/Năm Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Các khoản lãi, phí

phải thu (A)

2.929 2.840 3.429

Tổng tài sản (B) 256.258 313.878 362.325

Tỷ lệ (A)/(B) 1,14% 0,9% 0,95%

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Dự phòng rủi ro cho vay khách hàng 2.050 2.126 3.211

Chỉ tiêu thu lãi cho vay.

Theo báo cáo tài chính hợp nhất các năm, thu nhập lãi cho vay khách hàng và các TCTD khác của MB tăng dần, điều này là hoàn toàn hợp lý với xu hướng dư nợ đang tăng. Trong ngân hàng, thu nhập lãi cho vay khách hàng bao giờ cũng chiếm tỷ trọng lớn so với tổng thu nhập lãi, cho thấy MB đang hoạt động cho vay có hiệu quả tốt.

Biểu đồ 2.8: Thu lãi cho vay khách hàng và tổng thu nhập

Đơn vị: Tỷ đồng

(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất của MBB)

* Tỷ trọng lãi phải thu/Tổng tài sản

Trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, tại ngày lập BCTC luôn tồn tại những món cho vay chưa đến kỳ hạn thu lãi, vì vậy trong hoạt động của Ngân hàng luôn có khoản “lãi phải thu chưa thu được” ở mức độ nhỏ là chuyện bình thường. Tuy nhiên với khoản lãi phải thu ở một mức độ lớn thì sự minh bạch trong công tác phân loại nợ và về chất lượng tín dụng chắc chắn phải đặt sự nghi ngờ lớn. Bởi rất có thể Ngân hàng đang che giấu nợ xấu bằng cách phân loại nợ xấu thành nhóm nợ đủ tiêu chuẩn, từ đó thu nhập lãi được ghi nhận tăng lên đồng thời các khoản nợ xấu sẽ giảm đi, bên cạnh đó là giảm cả chi phí dự phòng, lợi nhuận sổ sách được duy trì tốt hơn thực tế. Một ngân hàng hoạt động theo cách này sẽ bị thiệt hại khi khoản nợ bị “lộ xấu”, khi đó Ngân hàng sẽ phải thoái thu lãi, chi phí dự phòng sẽ phải tăng lên từ đó dẫn tới giảm mạnh về lợi nhuận.

Hầu hết các khoản mục từ lãi phải thu như thu từ định chế tài chính, thu từ việc cho vay khách hàng, từ chứng khoán đầu tư hay hoạt động phái sinh... sẽ không được Ngân hàng báo cáo riêng. Chính vì vậy chúng ta chỉ có thể ước lượng các con số dựa trên việc xét tỷ lệ lãi, phí phải thu trên tổng tài sản. Ta có thể theo dõi tỷ lệ của Ngân hàng MB ở bảng dưới đấy:

Bảng 2.5: Tỷ lệ lãi, phí phải thu trên tông tài sản của MB

Đơn vị: Tỷ đông,%

(Nguôn: Báo cáo tài chính hợp nhât của MB qua các năm)

Theo ước lượng thống kê thì các Ngân hàng có tỷ lệ này trên dưới 1% sẽ là các Ngân hàng ít bị chậm thu lãi và trong 3 năm gần đây thì tỷ lệ này của MB luôn ở mức tốt lần lượt là 1,14%; 0,9%; 0,95% trong các năm 2016; năm 2017 và năm 2018.

Dự phòng rủi ro

Bảng 2.6: Trích lập dự phòng rủi ro của MB

Tổng dư nợ cho vay khách hàng bình

quân 136.043 167.463 199.437

Tỷ lệ DPRR với dư nợ 1,5% 1,27% 16%

Chi phí DPRR cho vay khách hàng 814 1.570 3.053

Tỷ lệ chi phí DPRR với dư nợ 0,6% 0,94% 15%

Tổng nợ xấu 1.986 2.216 2.858

0% Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

■ Cho vay dài hạn 47501 60501 73965

■ Cho vay trung hạn

29174 31695 33281

■ Cho vay ngắn

hạn 71772 89375 105138

51

Tổn thất của các khoản tín dụng chủ yếu được bù đắp bởi quỹ dự phòng rủi ro. Chính vì vậy, quỹ dữ phòng rủi ro được lập ra để đảm bảo khi xảy ra rủi ro mất vốn cho vay, ngân hàng sẽ không chịu nhiều tác động.

Qua các năm, DPRR cho vay khách hàng cùng với chi phí DPRR cho vay khách hàng đang tăng dần lên, cụ thể với DPRR cho vay khách hàng tăng từ 2.050 tỷ đồng năm 2016 lên 3.211 tỷ đồng năm 2018; chi phí DPRR cho vay khách hàng năm 2018 là 3.053 tỷ đồng tăng gần gấp đôi so với năm 2017. Điều này nhìn chung là phù hợp khi tổng dư nợ cho vay khách hàng cũng tăng lên qua các năm. Về tỷ lệ, ta thấy tỷ lệ DPRR với dư nợ và tỷ lệ chi phí DPRR với du nợ đang chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng

đang có hiện tượng tăng dần lên, có thể hiểu Ngân hàng đang muốn hoạt động một cách an toàn hơn, chấp nhận tăng lượng vừa đủ về chi phí dự phòng. Mặt khác, khi tăng chi phí dự phòng thì lợi nhuận sổ sách ngân hàng sẽ giảm, đó cũng là cách thức ngân hàng áp dụng để làm nhẹ gánh nộp thuế trong năm đồng thời giảm áp lực kế hoạch của năm tiếp theo.

Về tỷ lệ DPRR bao nợ xấu phản ánh khả năng Ngân hàng xử lý nợ xấu bằng cách hy sinh lợi nhuận trong quá khứ để có nguồn vốn dự phòng nhằm bù đắp cho khoản vốn có khả năng không thu hồi được trong tương lai. Trong năm 2018, MB đã đứng thứ 3 trong toàn ngành ngân hàng về khả năng xử lý nợ xấu, đó là trong trường hợp xấu nhất khi không thu hồi được 100% nợ xấu thì MB vẫn còn lại 13% để hoàn nhập dự phòng. Hiểu rằng MB hoàn toàn có thể đối mặt với những trường hợp tệ nhất mà lợi nhuận của ngân hàng trong tương lai sẽ không bị ảnh hưởng.

52

Biểu đồ 2.9: Tỷ lệ DPRR bao nợ xấu của một số ngân hàng năm 2018

Đơn vị: %

(Nguồn: Tổng hợp BCTC hợp nhất các ngân hàng năm 2018)

Mức độ tập trung theo kỳ hạn vay, khách hàng lớn và nhóm ngành rủi ro.

Như chúng ta đã biết, kỳ hạn nợ càng dài thì rủi ro sẽ càng cao, chính vì vậy một ngân hàng có chất lượng tín dụng cao sẽ tập trung vào việc cho vay ngắn hạn.

Biểu đồ 2.10: Mức độ tập trung tín dụng theo kỳ hạn cho vay 2016-2018

Đơn vị: Tỷ đồng 100% 90% 80% 70% 60% 50% 40% 30% 20% 10%

Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ

Xây dựng 14.172 9,4% 18.252 9,91% 20.494 9,55%

Hoạt động kinh doanh bất

động sản 6.435 4,27% 5.391 2,93% 5.234 2,44%

(Nguồn:Báo cáo tài chính hợp nhất qua các năm-MBB)

Qua biểu đồ trên ta thấy, tỷ trọng dư nợ cho vay ngắn hạn của MB qua các năm luôn mở mức xấp xỉ 50%, phục vụ khách hàng có nhu cầu chủ yếu đối với mục

53

đích nhứ bổ sung vốn lưu động thiếu hụt tạm thời hay mục đích sản xuất kinh doanh,... Điều đó giải thích tại sao dư nợ cho vay ngắn hạn tại MB luôn chiếm phân nửa tổng dư nợ. Hơn nữa khi tình hình kinh tế có chiều hướng khó nắm bắt như hiện tại thì đây có thể coi là biện pháp hợp lý giúp ngân hàng có những phương án kịp thời giải quyết khi những tình huống khó khắn xảy ra đồng thời chất lượng tín dụng khi đó cũng được nâng cao hơn.

Một số trường hợp ngân hàng tái cơ cấu nợ từ ngắn hạn chuyển thành dài hạn để che giấu nợ xấu mà không phải trích lập dự phòng, Ngân hàng làm theo cách này sẽ khiến tỷ lệ lãi phải thu tăng lên rất cao và một khi số nợ xấu này bị bung ra ngân hàng sẽ đối mặt với nguy cơ mất thanh khoản vì không có nguồn để xử lý nợ.

Ở MB hiện đang có các phòng khách hàng lớn ở những chi nhánh chủ chốt như sở giao dịch 1, Điện Biên Phủ,. Tuy nhiên hiện tại Luật chứng khoán và Chuẩn mực kế toán Việt Nam chưa yêu cầu các ngân hàng công bố thông tin về mức độ tập trung vào khách hàng lớn. Nhưng trong quá khứ, Ngân hàng Habubank đã rơi vào cảnh mất vốn khi tập trung vào một khách hàng lớn như Vinashin, đó là bài học kinh nghiệm cho các ngân hàng khác trong hệ thống.

Với các nhóm ngành gây ra tình trạng rủi ro cao và tập trung dư nợ xấu nhiều ví dụ như xây dựng và bất động sản đã là nguyên nhân khiến một số Ngân hàng lâm vào cảnh vốn chủ sở hữu âm.

Bảng 2.7: Giá trị và tỷ lệ cho vay hai ngành có rủi ro cao

Với số liệu quan sát ở bảng trên ta thấy, Ngân hàng MBBank có mức độ cho vay hai ngành xây dựng và bất động sản qua các năm ở mức 12% - 13% tổng dư nợ, chỉ tiêu này hầu hết đều ở mức trung bình ngành, cho thấy ngân hàng MB rất thận trọng trong quá trình cho vay nhằm nâng cao chất lượng tín dụng của mình.

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng và giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NH TMCP quân đội khoá luận tốt nghiệp 056 (Trang 57 - 68)