Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng và giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NH TMCP quân đội khoá luận tốt nghiệp 056 (Trang 87 - 91)

Hoàn thiện, ban hành các quy định, xác định chính xác thời gian hiệu lực

Một thực tế nói chung của tiến trình ban hành các thông tư, nghị định, quy định ở Việt Nam đó là sự chậm trễ ( thời gian dự thảo kéo dài) và không thống nhất về thời gian hiệu lực (tình trạng thay đổi thời gian hiệu lực về thông tư, quyết định ban hành). Điều này về lâu dài sẽ gây nên tâm lý chần chừ việc thay đổi để không bất ngờ và chịu tác động đột ngột của quy định mới của đối tượng thi hành. Vì vậy, trong thời gian tới NHNN cần khắc phục thực trạng này, có thể hoàn thiện và ban hành các quy định với tiến trình phù hợp và kịp thời.

Tăng cường công tác thanh tra giám sát Ngân hàng.

Xây dựng cơ quan quản lý, giám sát Ngân hàng và hoạt động tín dụng một cách hiệu quả. Trong lịch sử hoạt động của mình, thanh tra NHNN đã và đang thực hiện thanh tra theo phương pháp thanh tra tuân thủ đối với các tổ chức tín dụng. Trong thời kỳ Ngân hàng một cấp (trước khi có pháp lệnh Ngân hàng, công ty tài chính) và thời kỳ đầu của mô hình Ngân hàng hai cấp mới hình thành và đang hoàn thiện (NHNN và NHTM), phương pháp thanh tra tuân thủ đã phát huy tốt tác dụng.

Tuy nhiên, khi chuyển sang giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế ngành Ngân hàng, hệ thống các TCTD có bước phát triển rất nhanh về quy mô và phạm vi hoạt động, đồng thời tiềm ẩn nhiều rủi ro. Thị trường tài chính phi Ngân hàng (chứng khoán, bảo hiểm) có sức hấp dẫn cao, các TCTD có xu hướng thâm nhập sâu rộng hơn vào hoạt động này. Vì vậy, rủi ro với các TCTD trở nên đa dạng hơn. Sự phát triển mạnh mẽ của các dịch vụ Ngân hàng đồng hành cùng với các loại tội phạm mới xuất hiện trong lĩnh vực Ngân hàng, rủi ro về tác nghiệp và công nghệ trong điều kiện hệ thống quản trị, điều hành kinh doanh của các TCTD còn những yếu kém đang là nỗi lo lớn của các nhà quản lý Ngân hàng. Thanh tra tuân thủ không đánh giá được đầy đủ mức độ rủi ro, một đặc trưng gắn liền với hoạt động của TCTD.

Hiện nay, lộ trình thanh tra giám sát Ngân hàng đang được NHNN xây dựng một cách tích cực theo phương pháp thanh tra trên cơ sở rủi ro bởi vì biện pháp này đánh giá tốt hơn về rủi ro thông tin qua việc tách bạch hệ thống quản trị rủi ro với mức độ rủi ro, tại từng TCTD cũng như toàn hệ thống việc phát hiện sớm rủi ro mới xuất hiện được tập trung một cách tốt hơn; hiệu quả hơn trong việc sử dụng nguồn lực thông qua việc tập trung vào các lĩnh vực chứa đựng những rủi ro cao, tại các TCTD sẽ mất ít thời gian hơn cho việc thanh tra tại chỗ. Khi thực hiện thanh tra trên cơ sở rủi ro, Thanh tra NHNN có khả năng đánh giá tốt hơn năng lực quản lý của các TCTD, tính chất phức tạp của hoạt động kinh doanh và những rủi ro mà TCTD gặp phải; các lĩnh vực có rủi ro cao nhất cần phải được tập trung tối đa nguồn lực để giải quyết, hoạt động của các TCTD được làm lành mạnh hóa, góp phần ổn định hệ thống các TCTD. Từ đó NHNN cần tích cực hơn nữa trong việc thúc đẩy, hỗ trợ công tác trong việc xây dựng lộ trình thanh tra trên cơ sở rủi ro để sớm áp dụng vào hệ thống như là tăng cường đầu tư về mặt cơ sở hạ tầng, về con người... Đồng thời, NHNN cần phải xây dựng các chính sách , quy định hướng dẫn cụ thể đối với các TCTD để từng bước áp dụng thanh tra trên cơ sở rủi ro vào hoạt động thanh tra giám sát Ngân hàng, tiêu chuẩn giám sát chặt chẽ với các định chế tài chính phải được nâng cao, có thể xem xét việc hợp nhất các cơ quan giám sát, tăng khả năng cảnh báo sớm rủi ro.

73 * Nâng cao chất lượng thông tin của tổ chức CIC

Trong kinh doanh thì chìa khóa thành công chính là thông tin chính xác, đặc biệt là trong giai đoạn cạnh tranh hội nhập như hiện nay. Chính vì vậy vai trò then chốt và quan trọng có thể quyết định sự thành đạt của Ngân hàng chính là việc nâng cao chất lượng thông tin trong lĩnh vực Ngân hàng.

NHNN cần xây dựng trung tâm dữ liệu CIC trở thành trung tâm dữ liệu hàng đầu Quốc gia. Quy trình xử lý thông tin phải thực hiện liên tục và tiến hành hiện đại hóa cũng như hoàn thiện quy trình xử lý từ khâu thu thập, lựa chọn, phân tích xử lý và dự đoán thông tin để có những thông tin đầy đủ, chính xác và chất lượng giúp cung cấp một cách kịp thời. Xây dựng phần mềm ứng dụng thống nhất cho các NHTM, chuyên môn hóa kỹ thuật ứng dụng công nghệ tin học trong việc phân tích, đánh giá và cập nhật thông tin khách hàng, góp phần đảm bảo tính chính xác cho phép rút ngắn được thời gian thẩm định.

Đối với các NHTM không cung cấp thông tin vay vốn của khách hàng một cách đầy đủ và kịp thời thì NHNN phải có chế độ kiểm tra, biện pháp chế tài xử lý.

Cần có sự phối hợp chặt chẽ, mở rộng mạng lưới thông tin kết hợp với các cơ quan chức năng có liên quan như: Thuế, Cục thống kê, Bộ kế hoạch và đầu tư,... Qua đó bộ phận CIC có trách nhiệm sàng lọc thông tin, thường xuyên hoàn thiện, cập nhật các tài liệu, số liệu về kinh tế tài chính của doanh nghiệp cũng như của nền kinh tế nhằm cung ứng cho các NHTM, các cá nhân có nhu cầu.

CIC phải trở thành công cụ giám sát từ xa của NHNN nhằm giảm thiểu đến mức thấp nhất các rủi ro tiềm tàng có thể xảy ra cho hệ thống Ngân hàng.

TÓM TẮT CHƯƠNG III

Chương III đã nêu ra những định hướng phát triển tín dụng của MBBank trong thời gian tới, có định hướng về tốc độ tăng trưởng và về nợ xấu, đồng thời trong chương này, tập trung vào phần chính là đưa ra những giải pháp cho MBBank, bên cạnh đó là những kiến nghị tới cơ quan quản lý nhà nước trong việc nâng cao chất lượng tín dụng dựa trên cơ sở những hạn chế và nguyên nhân đã được nêu tại chương II của bài nghiên cứu.

KẾT LUẬN

Mục tiêu nghiên cứu đề tài “Chất lượng tín dụng và giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng của NHTMCP Quân Đội” về cơ bản đã hoàn thành được các nhiệm vụ sau:

Khái quát những vấn đề cơ bản về chất lượng tín dụng và những kinh nghiệm về hoạt động xử lý nợ xấu, quản trị rủi ro và nâng cao chất lượng tín dụng. Tìm hiểu, phân tích, nghiên cứu thực trạng chất lượng tín dụng của NHTMCP Quân đội, đồng thời đánh giá thực trạng và nêu nguyên nhân.

Dựa trên tình hình kinh tế và những dấu hiệu khả quan của ngành Ngân hàng và những mục tiêu định hướng của NHNN trong ngành Ngân hàng trong thời gian tới và cũng nêu ra những định hướng của MBBank.

Những giải pháp đối với MBBank cũng đã được nêu ra trong đề tài, những kiến nghị với chính phủ, NHNN để nâng cao chất lượng tín dụng trong thời gian tới.

Do yếu tố bảo mật thông tin của MBBank, vì vậy số liệu thu thập được dùng để phân tích đề tài nghiên cứu còn chưa được đầy đủ, phong phú và có thể chưa sát với thực trạng hiện nay để có thể đánh giá, phân tích chi tiết hơn, nhiều góc độ hơn về thực trạng chất lượng tín dụng tại MBBank. Tuy nhiên, ta cũng có thể lạc quan hơn về chất lượng tín dụng có những chuyển biến tích cực và việc nâng cao chất lượng tín dụng sẽ được áp dụng và hoàn thiện trong tương lại gần.

Mặc dù em đã cố gắng trong suốt quá trình nghiên cứu nhưng vẫn không tránh khỏi những sai sót và hạn chế. Em rất mong nhận được sự đóng góp của thầy cô và cán bộ có chuyên môn để bài nghiên cứu của em được hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT

1. Tô Ngọc Hưng (2016), Giáo trình tín dụng ngân hàng, NXB Lao động-Xã hội, Hà

Nội.

2. Nguyễn Minh Kiều (2014), Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, NXB Lao động-Xã hội,

Hà Nội.

3. Ngân hàng TMCP Quân đội (2016, 2017, 2018), Báo cáo tổng kết, Hà Nội. 4. Quang Minh (2015), Hướng dẫn thẩm định tín dụng và xử lý các rủi ro vay và

cho vay trong hoạt động tín dụng ngân hàng, NXB Tài chính, Hà Nội.

5. Giáo trình nguyên lý & nghiệp vụ Ngân hàng thương mại - GS.TS. Nguyễn Văn Tiến.

6. MBBank, Quy trình cho vay đối với khách hàng pháp nhân trong hệ thống

Ngân hàng TMCP Quân đội, Hà Nội.

7. Nguyễn Thị Bích Vượng (2015), “Chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư trong hoạt động cho vay tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam (Lấy thực tế từ Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam)”, luận án tiến sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân.

8. Thông tư 02/2013/TT - NHNN 9. Thông tư 3 6/2014/TT - NHNN 10. Thông tư 09/2014/TT - NHNN

TIẾNG ANH

1. Lumby, S. (2003), “Investment Appraisal and Financial decisions”, Chapman Hall, London & Newyork.

2. Ross, S., Westerfield, R., & Jaffe, J. (2012), “Corporate finance tenth edition”, McGraw-Hill Education, Newyork.

3. R. Ganesh, Sr. Faculty, Hyd (2011), “Financial Appraisal Techniques”.

4. Peter.S.Rose (1998), “Commercial bank management”, McGraw-Hill Education, Newyork.

WEBSITE

1. Website của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, http://www.sbv.gov.vn/

2. Website của NHNo&PTNT Việt Nam: www.agribank.com.vn/

3. Website của hiệp hội ngân hàng Việt Nam: www.vnba.org.vn/

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng và giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NH TMCP quân đội khoá luận tốt nghiệp 056 (Trang 87 - 91)