Tổng quan về khả năng sinh lời của NHTM

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các NH thương mại được niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam giai đoạn 2016 2020 020 (Trang 26 - 28)

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1 Tổng quan về khả năng sinh lời của NHTM

NHTM đã hình thành, tồn tại và phát triển hàng trăm năm gắn liền với sự phát triển của kinh tế hàng hoá. Sự phát triển hệ thống NHTM đã có tác động rất lớn và quan trọng đến quá trình phát triển của nền kinh tế hàng hoá, ngược lại kinh tế hàng hoá phát triển mạnh mẽ đến giai đoạn cao nhất là nền kinh tế thị trường thì NHTM cũng ngày càng được hoàn thiện và trở thành những định chế tài chính không thể thiếu được.

Như vậy, NHTM là một định chế tài chính kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, với hoạt động thường xuyên là nhận tiền gửi dưới hình thức khác nhau và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng, cung ứng các dịch vụ thanh toán (Thanh toán séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi,...). Ngoài ra, NHTM còn tối đa hóa lợi nhuận thông qua các hoạt động kinh doanh khác (Dịch vụ ngân quỹ, ủy thác, môi giới tiền tệ, kinh doanh ngoại hối, quản lý tài sản, tư vấn tài chính...).

Tầm quan trọng của NH đã được khẳng định theo (Olweny & Shipho, 2011): kinh nghiệm thất bại của Mỹ những năm 1940 nhắc đáng kể đến hiệu quả hoạt động của NH. Do đó mọi sự quan tâm về hoạt động của NH cũng phát triển từ đó. Việc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-2009 đã chứng minh tầm quan trọng của hoạt động NH cả trong nước và nền kinh tế quốc tế. Arun và Turner (2004) lập luận rằng tầm quan trọng của các ngân hàng là rõ rệt hơn ở các nước đang phát triển vì các thị trường tài chính thường kém phát triển, và các NH thường là những nguồn tài chính duy nhất cho phần lớn các doanh nghiệp và thường lưu giữ tiền gửi chính của tiết kiệm kinh tế (Athanasoglou, 2006). Trong các khía cạnh đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, Olweny & Shipho chỉ phân tích khía cạnh khả năng sinh lời của NHTM.

Qua nhận xét của nghiên cứu của (Olweny & Shipho,2011), luận văn trình bày tiêp một số nhận định về hiệu quả hoạt động của ngân hàng và khả năng sinh lời của ngân hàng trên thế giới.

Banking profitability and performance management (2011) của công ty kiểm toán Pwc cho rằng: Theo truyền thống, một thước đo thường được sử dụng để đo lường hoạt động của NH là thu nhập thuần. Tuy nhiên, thu nhập thuần không hoàn

toàn phục vụ cho mục đích đo lường tính hiệu quả của một NH đang hoạt động trong mối quan hệ với quy mô và thực sự không phản ánh được hiệu quả tài sản của NH. Tỷ lệ thu nhập lãi ròng cận biên dựa trên khoản chênh lệch chi phí lãi và thu nhập trên khoản nợ và tài sản cho thấy NH quản lý tài sản và nợ tốt như thế nào. Nhưng vẫn chưa đo lường tốt được hiệu quả hoạt động NH. KNSL dựa vào cách đo lường trên một mặt khác nữa có thể đáp ứng một cách mạnh mẽ hơn và toàn diện hơn hoạt động của ngân hàng qua đo lường hiệu quả hoạt động cũng như sự đa dạng hóa thu nhập thông qua hoạt động thu nhập ngoại lãi và việc quản lý chi phí thông qua chỉ số ROA, ROE.

Nhà kinh tế học Adam Smith cho rằng hiệu quả là kết quả đạt được trong hoạt động kinh tế, là doanh thu tiêu thụ hàng hóa. Theo Farrell (1957) hiệu quả thể hiện mối tương quan giữa biến đầu ra thu được so với biến đầu vào đã được sử dụng để tạo ra biến đầu ra đó.

Theo Daft (2008) hiệu quả hoạt động là khả năng biến đổi các đầu vào có tính chất khan hiếm thành KNSL hoặc giảm thiểu chi phí so với đối với đối thủ cạnh tranh. Vậy hiệu quả hoạt động có thể hiểu là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng nguồn lực (vốn, nhân lưc,..) để đạt được mục tiêu xác định. Nó phản ánh những lợi ích đạt được từ các hoạt động kinh doanh trên cơ sở so sánh kết quả thu được với chi phí bỏ ra để đạt mục tiêu đó. Và KNSL của NH là yếu tố đánh giá hiệu quả hoạt động, thể hiện việc NH có thể đạt được một tỷ lệ thu nhập từ số tiền đầu tư của ban đầu trong một khoảng thời gian tham chiếu nhất định hay không. Theo ECB (European Central Bank, 2011) KNSL là nguồn đầu tiên giúp NH chống lại những khoản lỗ bất ngờ, vì KNSL giúp tăng cường vị thế vốn và cải thiện KNSL trong tương lai thông qua đầu tư từ các khoản lợi nhuận giữ lại. Nói về góc độ chỉ số định lượng hẹp thì KNSL coi như tương đồng với hiệu quả hoạt động.

Vây theo tác giả thì khả năng sinh lời là thước đo hiệu quả hoạt động bang tiền trong một khoảng thời gian tham chiếu nhất định, là kết quả có được từ nguồn vốn đầu tư ban đầu giúp ngân hàng đáp ứng những yêu cầu cấp bách như các khoản đầu tư hay chi trả các khoản lẽ.

Khả năng sinh lời của NHTM có thể được đo lường một cách tuyệt đối thông qua chỉ số lợi nhuận. Trong kinh tế hoc, lợi nhuận là phần tài sản mà nhà đầu tư

nhận thêm nhờ đầu tư sau khi đã trừ đi các chi phí liên quan đến đầu tư đó, bao gồm cả chi phí cơ hội; là phần chênh lệch giữa tổng thu nhập và tổng chi phí. Theo nhà kinh tế học hiện đại P.A Samuelson và W.D Nordhaus (2001) cũng định nghĩa: “Lợi nhuận là khoản thu nhập dôi ra bằng tổng số thu về trừ đi tổng số đã chi”.

Lợi nhuận của NH là thước đo tình hình hoạt động kinh doanh trong một khoảng thời gian nhất định thông thường là 1 năm. Lợi nhuận được tính theo giá trị tuyệt đối bằng khoảng chênh lệch giữa tổng doanh thu trừ đi các khoản chi phí hợp lý phục vụ cho việc thực hiện hoạt động kinh doanh.

Tuy nhiên nếu chỉ sử dụng lợi nhuận của NH để đánh giá KNSL thì chưa đầy đủ vì lợi nhuận không cho biết được nếu đầu tư ban đầu 1 đồng thì sẽ thu về được bao nhiêu đồng. Để đánh giá tốt hơn KNSL của một NH thì đòi hỏi phải phân tích tỷ số kết hợp đo lường bằng lợi nhuận trên các nhân tố khác tạo ra lợi nhuận như tổng tài sản, vốn cổ phần...Tỷ số kết hợp này được gọi là tỷ suất sinh lời.

Tỷ suất sinh lời là tỷ số tài chính phản ánh KNSL của một ngân hàng. Là hệ số kết hợp giữa lợi nhuận ròng với tổng tài sản hay vốn, thể hiện một đồng tài sản hay vốn thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Tỷ suất sinh lời giúp cho nhà quản trị biết được tình hình hoạt động hiện tại của ngân hàng mình để có thể đưa ra chiến lược phù hợp cho hoạt động kinh doanh sắp tới.

Do cấu thành từ tỷ lệ của lợi nhuận ròng trên tổng tài sản hay vốn chủ sở hữu. Tỷ suất sinh lời sẽ tăng lên khi tổng tài sản và vốn không đổi còn lợi nhuận ròng tăng hay mức tăng của lợi nhuận ròng cao hơn mức tăng của vốn và tài sản, trong trường hợp này NH đang hoạt động có lãi. Trái lại trong điều kiện vốn và tài sản không đổi lợi nhuận ròng lại giảm hay vốn và tài sản tăng lên nhưng lợi nhuận ròng lại không tăng hay có thể giảm xuống, thông qua tỷ suất sinh lời lúc này thì NH đang thua lỗ trong hoạt động kinh doanh. Vậy tùy thuộc vào điều kiện hiện tại mà trong quá trình xem xét tỷ suất sinh lời của NH để đưa ra kết luận đúng nhất cho tình hình hoạt động.

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các NH thương mại được niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam giai đoạn 2016 2020 020 (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(76 trang)
w