Các chỉ tiêu đo lường khả năng sinh lời của NHTM:

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các NH thương mại được niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam giai đoạn 2016 2020 020 (Trang 28 - 30)

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.2 Các chỉ tiêu đo lường khả năng sinh lời của NHTM:

Để đo lường hiệu quả KNSL, các NH thường sử dụng tỷ suất sinh lời. Tỷ suất sinh lời là chỉ tiêu trả lời cho câu hỏi cuối cùng là NH hoạt động có hiệu quả như thế nào, là cơ sở quan trọng để đánh giá kết quả hoạt động trong một thời kỳ

nhất định và là luận cứ quan trọng để các nhà hoạch định đưa ra quyết định tài chính trong tương lai. Tỷ suất sinh lời có nhiều dạng khác nhau nhưng trong bài nghiên cứu tác giả chỉ sử dụng một số tỷ suất sinh lời như: tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản, tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu.

2.2.1 Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA -Return On Assets):

Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) là chỉ số tài chính dùng để đo lường mối quan hệ của lợi nhuận ròng trên tổng tài sản của ngân hàng . ROA cho biết cứ mỗi đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả trong quản lý doanh thu và chi phí, đồng thời phản ánh khả năng chuyển đổi tài sản của ngân hàng thành lợi nhuận ròng (Halil Emre, 2012).

ROA = Lợi nhuận ròng * 100% Tổng tài sản

Tỷ số thông thường lớn hơn 0, nghĩa là NH kinh doanh có hiệu quả. Tỷ số này cao hơn thì tốt hơn vì NH thu nhiều tiền hơn trên lượng đầu tư ít hơn. Còn tỷ số nhỏ hơn 0, NH kinh doanh không hiệu quả.

ROA cung cấp cho các nhà đầu tư thông tin về khoản lãi được tạo ra từ lượng tài sản của ngân hàng. Tài sản được tạo ra từ vốn vay và vốn chủ sở hữu. Cả hai nguồn này được sử dụng để tài trợ cho hoạt động của NHTM. Hiệu quả của chu chuyển vốn đầu tư thành lợi nhuận được thể hiện qua ROA.

2.2.2 Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE - Return On Equity):

Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) là chỉ số tài chính dùng để đo lường mối quan hệ giữa lợi nhuận ròng trên VCSH của NHTM. ROE cho thấy mỗi đồng vốn của chủ sở hữu bỏ ra sẽ mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. ROE đo lường khả năng sinh lời trên mỗi đồng vốn của cổ đông thường.

ROE = Lợi nhuận ròng * 100% vốn chủ sở hữu

ROE càng cao chứng tỏ ngân hàng sử dụng càng hiệu quả đồng vốn của cổ đông, và cũng chứng tỏ là ngân hàng đã cân đối một cách hài hòa giữa vốn chủ sở hữu và vốn vay để khai thác lợi thế cạnh tranh trong quá trình huy động vốn và mở rộng quy mô. Cho nên ROE càng cao thì càng hấp dẫn đối với các nhà đầu tư.

Sự khác biệt giữa ROA và ROE là việc ngân hàng có sử dụng vốn vay hay không. Nếu ngân hàng không có vốn vay thì hai tỷ số này sẽ bằng nhau.

ROE = Lợi nhuận ròng × Tổng tài sản Tổng tài sản Tổng VCSH = ROA × Hệ số đòn bầy tài chính

Hệ số đòn bầy tài chính thể hiện mối quan hệ giữa nguồn vốn vay và vốn chủ sở hữu, thể hiện khả năng tự chủ về tài chính của DN. Hệ số này cũng cho phép đánh giá tác động tích cực hoặc tiêu cực của việc vay vốn đến ROE.

Cụ thể là, hệ số đòn bầy tài chính đánh giá mức độ mà một ngân hàng tài trợ cho hoạt động kinh doanh của mình bằng vốn vay. Khi một doanh nghiệp vay tiền thì nó luôn phải thực hiện một chuỗi thanh toán cố định. Do các cổ đông chỉ nhận được những gì còn lại khi đã chi trả cho chủ nợ, nợ vay được xem như tạo ra đòn bầy tài chính. Nợ vay ở mức phù hợp sẽ tạo kết quả kinh doanh tốt tuy nhiên nếu nợ vay quá cao (Hệ số đòn bầy tài chính cao) thì doanh nghiệp sẽ không có khả năng trả nợ được. Do đó hệ số đòn bầy tài chính giúp doanh nghiệp chọn cấu trúc vốn hợp lý. Đồng thời các nhà đầu tư cũng dựa vào hệ số này để thấy rủi rỏ tài chính từ đó dẫn đến quyết định đầu tư.

Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA -Return On Assets) là biến phụ thuộc duy nhất tác giả chọn để đại diện cho khả năng sinh lời của ngân hàng trong khóa luận này. Tác gỉa chọn, ROA là biến đại diện chính cho KNSL thay vì sử dụng ROE vì chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả của ngân hàng trong quản lý doanh thu và chi phí, phản ánh khả năng chuyển đổi tài sản của ngân hàng thành lợi nhuận ròng. Ngoài ra, ROE là đánh giá đến tác động của đòn bầy tài chính và những rủi ro đi kèm với của đòn bầy tài chính, vì thế có thể khiến kết quả thiếu chính xác trong thực tế hơn.

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các NH thương mại được niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam giai đoạn 2016 2020 020 (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(76 trang)
w