Theo kết quả thu được từ mô hình FEM phía trên, trong 11 nhân tố có 5 nhân tố tác động cùng chiều đến ROA đó là: SIZE - quy mô tổng tài sản, CA - tỷ lệ an toàn vốn - rủi ro thank khoản, NIM - thu nhập lãi thuần, DIA- thu nhập ngoài lãi, LPCLR- dự phòng khoản cho vay.
Quy mô doanh nghiệp đại diện bởi biến SIZE, tương quan cavới ROA. Quy mô của doanh nghiệp càng lớn thì càng thu hút các nhà đầu tư cao hơn do sự uy tín, kinh nghiệm cũng như năng lực hoạt động và khẳ năng cạnh tranh, vị thế trên thị trường. Kết quả này đã được Ali và Sami (2018), chỉ ra rằng nếu sự quản lý quy mô cuả DN càng được thắt chạt và có quy củ thì sẽ tạp ra hiểu quả cải thiện doanh thu từ những chi phí cốt lõi nhất của công ty
Biến CA tác động cùng chiều đến ROA, vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản càng lớn thì đại diện cho khả năng thanh toán càng tốt của NHTM. Đối với chỉ tiêu ROA, việc nâng cao tỷ lệ VCSH giúp tăng khả năng chịu đựng tổn thất phát sinh từ các rủi ro trong hoạt động kinh doanh, đặc biệt là rủi ro tín dụng, từ đó có thể thúc đâỷ tăng trưởng tín dụng. Kết quả này được Molyneaux (1993), chỉ ra rằng khi tỷ lệ VCSH được nâg cao sẽ làm cho DN được xếp hạng tín nhiệm tăng, và điều này giúp NHTM giảm được chi phí vốn.
Biến NIM - Thu nhập lãi cận biên (NIM) tác động dương với mức ý nghĩa 5% đến ROA NHTM. Khi NIM tăng tức biên lợi nhuận từ lãi thu được từ các sản phẩm truyền thống như tín dụng và huy động tăng, sẽ giúp NHTM tăng lợi nhuận, qua đó ủng hộ quan điểm thông thường, và tương đồng với kết quả của Khan và Hanif (2018).
Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi trên tổng tài sản (DIA) cũng tác động dương tới ROA, tương đồng với các kết quả của Hiền và Dũng (2018); DeYoung và Rise (2003). Tác động của NIM và DIA là 2 nhân tố có tươnh quan dương cao nhất tới khả năng sinh lời của NHTM ở ROA.
Biến LPCLR - Tỷ lệ chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tác động dương đến ROA. Điều này được hiểu là khi chất lượng tín dụng tăng sẽ tác động tích cực đến khả năng sinh lời của các NHTM.
Tỷ lệ vốn cổ đông trên tổng tài sản "CA + Tỷ lệ cho vay trên tiền gửi
LDR ^N
Biên lãi ròng NIM +
Thu nhập ngoài lãi DIA +
Dự phòng rủi ro cho vay LPCLR +
Chi phí hoạt động OEAR ^N
Tốc độ tăng trưởng cung tiền M2 MSG ^N
Tốc độ tăng trưởng GDP GDPG ^N
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ CÁC KHUYẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT
Chương 5 đã trình bày các ma trận tương quan, các kết quả kiểm định đã cho thấy sự phù hợp của mô hình. Từ đó, tác giả nêu chi tiết kết quả phân tích hồi quy cho thấy các yếu tố tác động đến khả năng sinh lời của ngân hàng, chiều hướng và mức độ tác động của các yếu tố này. Chương này sẽ tóm tắt lại các kết quả nghiên cứu, sau đó nêu ra một số giải pháp góp phần nâng cao khả năng sinh lời của ngân hàng, cuối cùng trình bày hạn chế và giới thiệu hướng nghiên cứu tiếp theo.
6.1 Ket luận
NHTM trên TTCK Việt Nam hiện nay đang là một trong số những ngành nhận được sự quan tâm lớn của các nhà đầu tư lơn nhỏ trong và ngoài nước. Việc nghiên cứu và phát triển ngành NHTM cũng là một vấn đề đáng lưu , vì ngành NHTM cũng đang chiếm tỷ trọng khá cao trên TTCK và thu hút nhiều nguồn vốn của các NĐT nhỏ lẻ và tổ chức.
Khóa luận nghiên cứu dựa trên 24 NHTM đang được niêm yết trên cả 2 sàn chứng khoán là HNX và HOSE, trong khoảng thời gian 5 năm từ năm 2016 đến 2020. Kết quả chỉ ra rằng, các nhân tố nội sinh có tác động dương đến khả năng sinh lời đó là: quy mô TTS (Size), Tỷ lệ vốn chủ trên TTS (CA), Thu nhập lãi cận biên (NIM), Thu nhập ngoài lãi (DIA), Tỷ lệ chi phí dự phòng rủi ro (LPCLR).
Về quy mô, các ngân hàng có quy mô lớn có lợi thế hơn, thu được lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA), các ngân hàng có quy mô lớn đạt được nhiều lợi thế hơn trong cạnh tranh như sản phẩm và thương hiệu tạo nên từ tâm lý của người dân vẫn tin tưởng vào những NH lớn. Ngoài ra các NH có quy mô lớn và lâu đời, cũng là điểm mạnh để thức đẩy tăng trưởng KNSL của NHTM. Kết quả này tương tự như các nghiên cứu trước đây của tác giả Short (1979) tuyên bố quy mô có một ảnh hưởng tích cực lên lợi nhuận thông qua việc giảm chi phí huy động vốn cho các ngân hàng lớn và Goddard và ctg (2004) hỗ trợ các đề xuất rằng tăng quy mô của một ngân hàng có ảnh hưởng tích cực đến lợi nhuận thông qua chi phí vốn.
Tỷ lệ vốn chủ sở hữu của ngân hàng càng lớn thì lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) và thu nhập lãi ròng cận biên (NIM) càng cao. Các ngân hàng trong những năm gần đây đang chịu một áp lực rất lớn từ nhiều phía buộc phải tăng mức vốn để đảm bảo tăng trưởng và giảm rủi ro cho những người gửi tiền. Kết quả này thống
nhất với các mô hình hồi quy về quy mô cũng như hình thức sở hữu của ngân hàng, các ngân hàng đã nắm được nhu cầu đầu ra và có chiến lược huy động với mức độ hợp lý nên khi nguồn huy động tăng làm tăng khả năng sinh lời của ngân hàng. Đối với hầu hết các ngân hàng, khoản mục cho vay chiếm quá nửa giá trị tổng tài sản và là nguồn thu chính của các ngân hàng. Phát triển các khoản cho vay làm tăng thu nhập từ lãi, thành phần tài sản tác động một ít đến thu nhập lãi ròng cận biên (NIM) của các ngân hàng trong mô hình tổng 37 ngân hàng. Tương tự như trong mô hình, các khoản cho vay làm tăng thu nhập lãi ròng trong hầu hết các ngân hàng bao gồm các ngân hàng quy mô nhỏ, quy mô lớn.
Thu nhập ngoài lãi được kết luận là có tác động dương đến khả năng sinh lời của NHTM. Khoản thu này bao gồm: hoa hồng, phí dịch vụ, phí bảo lãnh, thu nhập thuần từ kinh doanh chứng khoán đầu tư và ngoại tệ. Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi trên tổng tài sản thể hiện sự đa dạng hóa của NH trong hoạt động phi truyền thống, kết qủa này tương đồng với kết quả của Sufian, 200 một sự gia tăng thu nhập ngoài lãi dẫn tới gia tăng lợi nhuận cho NH.
Theo kết quả mô hình các NH quy mô lớn, DPRRTD tác động dương đến ROA. Tác động này cho thấy các ngân hàng có quy mô lớn chấp nhận gia tăng rủi ro để tăng KNSL cho các cổ đông của mình thông qua việc cung cấp mức lãi suất cho vay cao hơn đối với các khoản vay có rủi ro lớn tạo ra lợi nhuận cao hơn. Kết quả này tương đồng với kết quả nghiên cứu của Pasiouras và ctg (2006) cho thấy tác động của dự phòng rủi ro tín dụng là tích cực và đáng kể trên khả năng sinh lời, cho thấy nguy cơ cao dẫn đến lợi nhuận cao hơn cho các ngân hàng ở Anh (và do đó hỗ trợ cho giả thuyết “risk- return”).
6.2 Kiến nghị
Từ các yếu tố tác động dương như SIZE, CA, NIM, DIA, LPCLR, để nâng cao khả năng sinh lời của ngân hàng, tác giả đề xuất 4 nhóm giải pháp hỗ trợ như sau:
(1) Tăng quy mô và nâng cao uy tín ngân hàng:
Ngành NH là một trong những ngành trọng điểm của nền kinh tế. Việc các ngân hàng mở rộng quy mô, chi nhánh, đa dạng hóa lĩnh vực hoạt động sẽ cho thấy tình hình kinh doanh khả quan, từ đó các NHTM sẽ nhận được những tín hiệu tốt từ
nhà đầu tư, và khách hàng. Việc mở rộng quy mô sẽ làm cho ngân hàng chiếm thị phần nhiều hơn, có vị thế trên thị trường từ đó có thể giúp cho ngân hàng tạo dựng được niềm tin, duy trì sự ổn định và phát triển được số lượng khách hàng. Điều này dẫn đến doanh thu lẫn lợi nhuận của ngân hàng sẽ tăng cao hơn.
(2) Tăng thu nhập lãi và ngoài lãi
- Minh bạch về thông tin tài chính và quản trị doanh nghiệp từ đó thu hút được nhiều khách hàng và nguồn vốn nhàn rỗi của các NĐT. Từ đó, NHTM tăng được nguồn tiền từ việc huy động vốn và tăng khả năng cho vay đối với các doanh nghiệp lớn tùy thuộc vào định hướng của các NH
- Ngân hàng có thể gia tăng nguồn vốn huy động từ những nguồn vốn vãng lai. Ngoài ra, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, chú trọng đào tạo đội ngũ nhân viên năng động, kỹ năng giao tiếp tốt, phong cách phục vụ thân thiện, nắm bắt nhanh chóng và kịp thời mong đợi của khách hàng đối với sản phẩm của ngân hàng từ đó tạo cho khách hàng sự thỏa mãn, tăng niềm tin và duy trì mối quan hệ lâu dài của khách hàng đối với ngân hàng.
- Tiếp cận các khách hàng hiện hữu, có chế độ chăm sóc riêng, nhằm giữ vững các mối quan hệ đối vói các khách hàng lớn, từ đó thu nhập các nguồn thông tin đối tác là các bên đầu ra và đầu vào của KH hiện hữu, tăng khả năng bán và chào thêm các dịch vụ với KH mới. Từ đó, tăng thu từ dịch vụ
- Rà soát các khoản cho vay và quy trình thẩm định cho vay, không nên cho vay quá mức đối với các khách hàng có khả năng tài chính thấp mang lại nợ xấu ngân hàng, cần có chế tài xử phạt đối với các KH nợ quá hạn.
(3) Đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ
- Các NHTM cần thiết kế mỗi sản phẩm phù hợp với mỗi khách hàng khác nhau, và cũng cần thiết kế các chương trình chính sách khuyến mại chung thúc đẩy khối bán
- Cần đẩy mạnh chiến lược maketing, để quảng bá và khiến nhiều KH biểt đến các sản phẩm, dịch vụ và các chương trình khuyến mại của NHTM hơn, ví dụ:
+ Đa dạng và hoàn thiện sản phẩm (Product): Mức sống và đòi hỏi của khách hàng ngày càng cao, cạnh tranh giữa các NH ngày càng gay gắt do đó đa dạng hóa sản phẩm không đơn thuần là tạo ra nhiều loại sản phẩm mà sản phẩm còn phải có
đặc tính riêng tạo ấn tượng và thỏa mãn nhu cầu khách hàng. Ví dụ: tăng cường nghiên cứu thị trường, thăm dò, khảo sát ý kiến của khách hàng, liên kết với các hãng xe, siêu thị, cửa hàng,.... mà khách hàng quan tâm nhiều nhất để phát triển thêm những sản phẩm phù hợp bắt kịp nhu cầu của khách hàng.
+ Quảng cáo, tiếp thị sản phẩm (Promotion): tăng cường quảng cáo hình ảnh NH thông qua phương tiện đại chúng, chương trình từ thiện, chương trình học bổng khuyến học cho học sinh, sinh viên,...Ngoài ra NH cũng nên tạo lòng tin cho khách hàng vì họ có thể giới thiệu chính NH đang sử dụng cho người thân, bạn bè.
+ Mạng lưới hoạt động (Place): Xây dựng mạng lưới chi nhánh và phòng giao dịch rộng khắp thuận lợi cho khách hàng và NH: Vì mạng lưới NH ở các đô thị lớn thường dày đặc nên tính cạnh tranh cao còn những vùng nông thôn, trường đại học, ký túc xá, bệnh viện thì chưa nhiều nên chưa khai thác hết khách hàng tiềm năng.
- Giá của sản phẩm, dịch vụ (Price): Cần cân đối mức giá, phí của sản phẩm, dịch vụ hợp lý với mặt bằng chung của ngành để tránh làm mất lòng tin của khách hàng, giữ vững thị phần của ngân hàng. Thực tế một số ngân hàng từ thu phí chuyển sang miễn phí các dịch vụ như phát hành thẻ mới, chuyển tiền trong cùng hệ thống, rút tiền nội mạng tại máy làm tăng đáng kể lượng khách hàng như sinh viên, nội trợ. Đây là cũng là một hình thức khuyến khích người dân hiên nay thanh toán không sử dụng tiền mặt.
(4) Tăng tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản để làm gia tăng khả năng chịu rủi ro của NHTM, làm giảm tình trạng NHTM có tình trạng vốn mỏng. Khi tăng VCSH của NHTM cũng nhằm tăng khả năng chịu rủi ro, từ đó giúp tăng KNSL của NHTM, và đây cũng là bước để tạo tiền đề tăng trưởng cho các năm sau. Để tăng được tỷ lể vốn chủ sở hữu có thể thông qua vịệc phát hành thêm cổ phiếu, huy động vốn trên sàn quốc tế ....
6.3Hạn chế của nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các
ngân hàng thương mại được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2016-2020” n ghiên cứu chỉ gồm 18 NHTM trên tổng 326 doanh nghiệp của tất cả ngành đang được niêm yết chính thức trên sàn chứng khoán . Bài nghiên cứu
cũng này chỉ chọn giai đoạn nghiên cứu 5 năm từ 2016- 2020, vì tại thời điểm nghiên cứu chưa có kết quả của 2021. Thêm vào đó, khả năng sinh lời của các doanh nghiệp luôn là một số thay đổi theo thời gian và cũng chịu ảnh hưởnh bởi nhiều các yếu tố nội sinh và ngoại sinh khác nhau nên có thể kết quả đưa ra sẽ chưa thực sự chính xác về vấn đề nghiên cứu. Ngoài ra nghiên cứu cũng chỉ chú trọng vào những ngâ hàng trong nước, chưa có yếu tố ảnh hưởng của các NH nước ngoài.
Thêm vào đó, các nhân tố tác tác giả đưa ra chỉ tập trung vào một số biến đặc trưng riêng và 3 chỉ số vĩ mô cơ bản nhất, chưa thêm được các nhân tố vĩ mô rộng hơn để có cái nhìn toàn diện hơn
6.4Hướng nghiên cứu tiếp theo
Vì đề tài vẫn còn hạn chế, tác giả đưa ra một vfi tham khẩo cho những hướng nghiên cứu tiếp theo
- Bổ dung thêm các NH có nguồn vốn nước ngoài bên cạnh các NHTM trong nước. Điều này có thể xảy ra một so sánh về KNSL giữa các loại NH. Tuy nhiên như vậy sẽ khiến thời gian nghiên cứu dài hơn và sẽ khó khăn hơn trong khâu thu nhập dữ liệ
- Đưa vào mô hình nhiều biến nội bộ hơn, những biến có tác động đặc biệt từng yếu tố, ngoài ra cũng có thể xem xét đưa thêm các yếu tố vĩ mô khác có thể kể đến tỷ giá hối đoái, và lãi suất.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Aburime (2009), Determinants of Bank Profitability: Company Level Evidence from Nigeria, Online at Science Direct.
2. Abreu, M. and V. Mendes (2000). “Commercial Bank Interest Margins and Profitability: Evidence for Some EU Countries” presented on the 50th International Altantic Economic Conference.
3. Alper and Anbar (2011), Bank Specific, Macroeconomic Determinants of Commercial Bank Profitability: Empirical Evidence from Turkey.
4. Andreas Dietrich (2011), Determinants of bank profitability before and during the crisis: Evidence from Switzerland, Journal of International Financial Markets, Institutions and Money.
5. Andreas Dietrich, Gbarielle Wanzenried (2014), The determinants of commercial banking profitability in low-, middle-, and high-income countries, The Quarterly review of economics and finance.
6. Angela Roman (2013), An Empirical Analysis Of The Determinants Of Bank Profitability In Romania.
7. Arun and Turner (2004), Corporate Governance of Banks in Developing Economics: concepts and issues.
8. Athanasoglou (2006) Bank Specific, Industry - Specific and Macroeconomic Determinants of Bank Profitability
9. Banking profitability and Performance Management (2011) Online at
www.pwc.com .
10. Bennaceur, S. (2003), “The Determinants of the Tunisian Banking Industry Profitability: Panel Evidence”. Universite Libre de Tunis Working Papers
11. Bennaceur, S., Goaied M. (2008) “The Determinants of Commercial Bank Interest Margin and Profitability: Evidence from Tunisia”. Frontiers in Finance and Economics, Vol. 5 No. 1, pp. 106 - 130
12. Berger, A., Hanweck, D., Humphrey, D., (1987). “Competitive viability in banking: Scale, scope, and product mix economies”. Journal of Monetary Economics 20 (3), pp. 501-520.
13. Daft (2008), The leadership experience, 4ed. United State of America: South - Western.
15. European Central Bank (2011), Beyond ROE, How to measure Bank Performace.
16. Farrell (1957), The measurement of productive Efficiency, Journal of the Royal Statistical Society.
17. Halil Emre (2012), Determinants Of Bank Profitability: An Investigation On Turkish Banking Sector.
18. Hassan (2002), Determinants of Islamic Banking Profitability, Online at