Các yếu tố bên ngoài tác động đến khả năng sinh lời của ngân

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các NH thương mại được niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam giai đoạn 2016 2020 020 (Trang 34 - 37)

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.3 Các nhân tố tác động đến khả năng sinh lời của NHTM

2.3.2 Các yếu tố bên ngoài tác động đến khả năng sinh lời của ngân

Molyneux và Thornton (1992) thấy rằng các biến chi phí ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của ngân hàng châu Âu tích cực. Họ đề xuất rằng lợi nhuận cao thu được của các ngân hàng có thể thích hợp trong các hình thức tiền lương cao hơn và chi phí tiền lương cao. Phát hiện của họ ủng hộ giả thuyết tiền lương hiệu quả, phát biểu rằng năng suất của nhân viên tăng lên với tỷ lệ tiền lương. Mối quan hệ tích cực và có ý nghĩa giữa lợi nhuận và chi phí cũng được quan sát ở Tunisia (Bennaceur, 2003). Những người ủng hộ lập luận rằng các ngân hàng này có thể chuyển các chi phí của họ cho người gửi tiền và khách hàng vay về lãi suất tiền gửi thấp hơn và hoặc lãi suất cho vay cao hơn. Do đó, các ngân hàng hỗ trợ chi phí vận hành cao hoạt động với biên độ rộng lớn để bù đắp chi phí trung gian cao.

2.3.2 Các yếu tố bên ngoài tác động đến khả năng sinh lời của ngânhàng: hàng:

Yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến lợi nhuận các ngân hàng thương mại là yếu tố gián tiếp, nằm ngoài sự kiểm soát của quản lý ngân hàng, nhưng có tác động đến khả năng sinh lời của ngân hàng. Yếu tố bên ngoài bao gồm các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô và các chỉ tiêu cấu trúc thị trường tài chính. Trong đó biến kinh tế vĩ mô là một thành phần chính trong các nghiên cứu. Các yếu tố vĩ mô quan trọng đã được nghiên cứu phổ biến nhất là mức cung tiền, lạm phát và tăng trưởng kinh tế GDP.

2.3.2.1 Tốc độ tăng trưởng cung tiền (M2):

Cung tiền (money supply) bao gồm tất cả các loại hình tiền tệ được phát hành và các công cụ thanh khoản khác trong nền kinh tế của một quốc gia, được đo lường vào một thời điểm nhất định. Như vậy, nguồn cung tiền bao gồm cả tiền mặt, tiền xu được lưu thông trong nền kinh tế, cùng với tiền gửi ngân hàng, séc, và nhiều loại giấy tờ có thể dễ dàng quy đổi ra tiền mặt khác. Cung tiền có thể được kiểm soát bởi Ngân hàng Trung ương nhờ công cụ chính sách tiền tệ.

M0: Bao gồm toàn bộ tiền mặt hay tiền xu được phát hành bởi chính NHTW và được lưu thông trong quốc gia hoặc vùng lãnh thổ mà nó trực thuộc. Một điều cần lưu ý là lượng tiền mặt được gửi trong các hệ thống ngân hàng không phải là tiền mặt lưu thông trong nền kinh tế, vì vậy không được tính vào M0. Chính vì M0

có thể rất dễ dàng thay đổi chỉ bằng cách gửi tiền hoặc rút tiền mặt khỏi ngân hàng, nó hiếm khi được sử dụng để tính toán cung tiền.

M1 (Tiền tệ thanh toán - Transactions Money): Bao gồm toàn bộ lượng tiền mặt được lưu thông cộng thêm tiền gửi không kỳ hạn, tài khoản thanh toán, tài khoản vãng lai, séc. Đặc điểm chung của các loại hình trên là chúng hoàn toàn có thể sử dụng dễ dàng để thanh toán, và rất dễ dàng để quy đổi thành tiền mặt.

M2 (Tiền tệ mở rộng - Broad Money): Bao gồm M1 cùng với các khoản tiền gửi có kỳ hạn tại ngân hàng trong các tài khoản tiết kiệm hay tài khoản thị trường tiền tệ (money market account), chứng chỉ tiền gửi (CD - certificate of deposit), và một số loại hình gần tiền mặt khác. Các loại hình trên có tính thanh khoản cao tuy nhiên không bằng M1, bởi như các tài khoản tiết kiệm, bạn chỉ có thể rút hoặc nộp tiền vào một số thời điểm nhất định.

2.3.2.2 Tăng trưởng GDP ( GDP Growth).

Một trong những nhân tố quan trọng trong phân tích vĩ mô là phân tích mối quan hệ giữa chu kỳ kinh doanh và KNSL của ngân hàng. Với tốc độ tăng trưởng GDP được sử dụng như đại lượng đo lường chu kỳ kinh doanh trong ngân hàng, đồng thời kiểm soát sự thay đổi KNSL vì sự khác nhau trong chu kỳ kinh doanh sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu cho vay và tiền gửi. Một sự cao hơn hay thấp hơn của tốc độ tăng trưởng cho thấy cơ hội kinh doanh thuận lợi hay không thuận lợi mà tại đó NH có thể đạt được KNSL cao hơn hay thấp hơn. Bởi vì, tăng trưởng trong kinh tế của một nước là tín hiệu cho thấy nhu cầu vay của khách hàng gia tăng, với một sự gia tăng hoạt động cho vay ngân hàng sẽ tạo ra được nhiều lợi nhuận hơn và ngược lại (Tomola Marshal Obamuyi, 2013). Athanasoglou (2006), Alper và Anbar (2011) mong đợi một mối tương quan dương giữa tốc độ tăng trưởng và KNSL.

2.3.2.3 Lạm phát (Inflation)

Tỷ lệ lạm phát là một nhân tố vĩ mô quan trọng khác ảnh hưởng đến KNSL của NHTM. Lạm phát là một tỷ lệ của sự gia tăng trong chỉ số giá và được đo lường bằng tốc độ tăng trưởng hàng năm của chỉ số giá. Tác động của lạm phát đến KNSL của NH tùy thuộc vào khả năng dự đoán trước lạm phát. Trong trường hợp lạm phát có dự báo trước, NH có thể điều chỉnh lãi suất cho vay sao cho tạo mức doanh thu cao hơn chi phí làm tăng KNSL. Mặt khác, khi tỷ lệ lạm phát không được dự báo

trước thì NH sẽ phản ứng chậm trong việc điều chỉnh lãi suất cho vay, điều này dẫn tới sự gia tăng chi phí nhanh hơn doanh thu và tác động âm đến KNSL của NHTM (Kosmidou, 2008). Rất nhiều tác giả khác cũng có nhận định tương tự như trên điển hình có (Halil Emre, 2012).

2.4 Tổng kết chương

Nội dung chương này trình bày các lý thuyết cơ bản xung quanh vấn đề nghiên cứu. Đầu tiên, trình bày sơ lược về khái niệm ngân hàng, lợi nhuận và các chỉ tiêu đo lường khả năng sinh lời. Tiếp theo, đề tài trình bày các yếu tố tác động đến khả năng sinh lời của ngân hàng được nghiên cứu phổ biến trước đây tại các nước khác nhau trên thế giới như tỷ lệ vốn chủ sở hữu, quy mô ngân hàng, tỷ lệ tiền gửi, tỷ lệ dư nợ, chi phí hoạt động, dự phòng rủi ro tín dụng, sở hữu ngân hàng, tăng trưởng kinh tế và lạm phát. Đây là phần cơ sở đề tài xác định các biến đưa vào mô hình nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các NH thương mại được niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam giai đoạn 2016 2020 020 (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(76 trang)
w