Tổng quan chung về các NHT Mở Việt Nam

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các NH thương mại được niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam giai đoạn 2016 2020 020 (Trang 37 - 42)

CHƯƠNG 3 : THỰC TRẠNG CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI

3.1 Tổng quan chung về các NHT Mở Việt Nam

3.1.1 Tổng quan về các ngân hàng thương mại Việt Nam

NH thường được xem như là hệ tuần hoàn vốn của nền kinh tế của mỗi quốc gia, đặc biệt trong nền KT hiện nay, NH được coi là bộ phận quan trọng với hoạt động chủ yếu là thanh toán, tiền tệ và tín dụng tệ, trong đó thanh toán giữ vai trò thiết yếu. Mặc dù đây không phải là một hoạt động trực tiếp tạo ra của cải và vật chất cho nền kinh tế, nhưng với đặc điểm hoạt động đặc biệt ngành NH vẫn đóng một vai trò đặc biệt trong nền phát triển của kinh tế

3.1.1.1 Các giai đoạn phát triển của ngành NH:

Sự phát triển của ngành NH được chia ra làm 2 giai đoạn chính - Trước năm 1990:

Hệ thống NH VN là hệ thống 1 cấp và không có bất kì có sự phân biệt nào giữa 2 chức năng đó kinh doanh & quản lý. NHNN cùng lúc đóng 2 vai trò: vừa là NHTƯ , vừa là NHTM

- 5/1990:

Hai pháp lệnh NH được công bố (“Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam” và “Pháp lệnh Ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính”) đã chính thức thay đổi cơ chế hoạt động của hệ thống NHVN từ một cấp thành hai cấp. Đó cũng là lần đầu tiên mà, nhiệm vụ và mục tiêu hoạt động từng cấp về mặt luật pháp được phân biệt rạch ròi:

+ NHNN thực hiện nhiệm vụ quản lý về hoạt động kinh doanh tiền, TD, thanh toán ngoại hối và ngân hàng, đồng thời cũng thực thi nhiệm vụ của NHTƯ - là ngân hàng độc quyền phát hành tiền, là ngân hàng của các ngân hàng và là NH của NN; NHTƯ là cơ quan tổ chức việc điều hành các chính sách tiền tệ, đem nhiệm vụ làm ổn định giá trị đồng tiền làm kim chỉ nam và chi phối những chính sách điều hành cụ thể đối với hệ thống các NH cấp 2.

+ Cấp NH kinh doanh thuộc lĩnh vực lưu thông thanh toán, tiền tệ, ngoại hối, tín dụng, và các dịch vụ của NHTM trong nền kinh tế do các Định chế tài chính NH và phi NH thực hiện.

Năm 2020, nền KT cả thế giới chịu ảnh hưởng rất nghiêm trọng bởi đại dịch Covid-19, nhiều nền KT đã rơi vào những khủng hoảng kép về 2 lĩnh vực trọng điểm là y tế & kinh tế, nền KT thế giới rơi vào trạng thái suy thoái sâu, giảm xấp xỉ 4% (theo Ngân hàng Thế giới) và giảm 4,4% (theo Quỹ Tiền tệ quốc tế).

Mặc dù nền KT thế giới năm 2020 vấp phải những trở ngại do đại dịch, những Việt Nam vẫn hoàn thành thành công mục tiêu kép đó là phòng chống dịch bệnh hiệu quả và phục hồi kinh tế. Tăng trưởng KT Việt Nam năm 2020 được ghi nhận ở mức 2,91%, mặc dù đây là mức tăng trưởng thấp nhất được ghi nhận trong 10 năm qua nhưng đây cũng thành quả mà số ít các nước đạt kết quả tăng trưởng dương & kết quả 2.91% cũng thuộc nhóm có mức tăng trưởng cao nhất thế giới. Các nguồn cân đối của nền kinh tế về cơ bản đã được ổn định trong bối cảnh nền KT thế giới gặp nhiều biến động như là: xuất siêu đạt dấu mốc mới, xấp xỉ 19,1 tỷ USD, lạm phát trung bình được kiểm soát ở mức mục tiêu (3.23%), tỷ giá được kiểm soát ổn định, mặc dù nợ công và thâm hụt ngân sách NN có tăng cao tuy nhiên con số vẫn ở trong mức cho phép, đầu tư công là điểm đáng lưu ý khi vốn thực hiện được tăng mạnh, các công tác đối ngoại và hội nhập đã đạt được nhiều kết quả tích cực với các hiệp định thương mại được ký kết và có hiệu lực (như EVFTA, RCEP) và giữ vững vai trò là Chủ tịch ASEAN, Chủ tịch AIPA-41, Thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc... Trong bối cảnh đó, ngành Ngân hàng không chỉ làm tốt chức năng cung ứng, phân bổ vốn mà còn có một vai trò đặc biệt hơn - làm trụ đỡ, sát cánh bên doanh nghiệp, người dân cùng vượt qua thách thức, đóng góp vào kết quả chung của nền kinh tế. Qua đó, nhiều TCTD đã khẳng định được khả năng chống chịu rủi ro bên ngoài.

Năm 2021, là năm đầu tiên thực hiện “Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm” (2021 - 2030) và “Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm” (2021 - 2025), trong đó có ghi nhận nội dung đẩy mạnh việc cơ cấu nền KT, thay đổi mô hình tăng trưởng, yêu cầu toàn ngành NH nỗ lực, tập trung hơn để sẵn sàng mang lại một hình ảnh mới, bền vững và hiện đại hơn.

Năm 2020, trong bối cảnh cả nước tập trung chống dịch, ngành NH cũng đã ghi nhận được những điểm sáng nổi bật, ngành NH đã hoạt động ổn định và ghi nhận nhiều thành tựu: Thị trường được củng cố và thanh khoản cao, lãi suất liên NH

được giữ ở mức thấp và ổn định. Nhìn chung, mặt bằng LS tiền gửi tại các NH giảm từ 0,9 - 1,5% trong ngắn hạn và khoảng 0,6 - 1,5% trong khoảng thời gian trung dài hạn so với đầu năm, LS cho vay cũng được ghi nhận giảm nhanh, giảm khoảng 0,5 - 2% so với đầu năm.Về mặt tỷ giá, vẫn tiếp tục ổn định, giá trị VND được nâng cao và dự trữ ngoại hối tiếp tục được bổ sung, từ đó giúp bảo đảm an ninh tài chính tiền tệ.quốc gia và giữ mức xếp hạng tín nhiệm của VN ở mức tốt. Tổng vốn huy động (21/12/2020) tăng 12,87% (xấp xỉ 13,5%) trong điều kiện lãi suất giảm sâu. Tín dụng cũng tăng dần về thời điểm cuối năm, (28/12/2020,) dư nợ của tín dụng tăng 11,08% so với cùng cuối năm 2019. Các TCTD cũng hoạt động ổn định, nợ xấu tiềm ẩn tăng nhưng vẫn ở trong mức có thể kiểm soát, năng lực tài chính (nhất là vốn chủ sở hữu) được củng cố.

Điều hành chính sách tiền tệ thành công:

- Trong năm 2020, CSTT đã được NHNN nới lỏng thận trọng, phù hợp để đảm bảo cho tính thanh khoản và từ đó góp phần hỗ trợ phục hồi nền kinh tế trong bối cảnh dịch bệnh.

- 03 giải pháp chính là:

- 3 lần giảm lãi suất điều hành với tổng các mức giảm gần 1,5 - 2%, từ đó giảm giá vốn vay cho nền KT, DN và các TCTD, tuy nhiên, vẫn tuân theo mục đích kiểm soát được chất lượng TD và LP.

- Hỗ trợ tính thanh khoản của thị trường bằng cách kết hợp linh hoạt giữa 2 công cụ bơm tiền hoặc hút tiền từ thị trường mở

- Kiểm soát được mức cung tiền, điều hành CSTT kết hợp với CSTK nhằm kiểm soát được lạm phát và hỗ trợ nền KT.

Vai trò cốt lõi của nền kinh tế, đồng hành, hỗ trợ DN và người dân trong thời kì dịch bệnh:

- Do ảnh hưởng dịch Covid-19, NHNN đã gấp rút ban hành “Thông tư số 01/2020/TT-NHNN” (Thông tư 01) ngày 13/3/2020 cho phép “quy định về tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch Covid- 19”, “Chỉ thị số 02/CT-NHNN” ngày 31/3/2020 về “về các giải pháp cấp bách của ngành ngân hàng nhằm tăng cường phòng, chống và khắc phục khó khăn do tác

động của dịch bệnh covid-19”, “Thông tư số 04/2020/TT-NHNN” (31/3/2020) điều chỉnh giảm 50% phí giao dịch thanh toán qua hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng, “Thông tư số 08/2020/TT-NHNN” ngày 14/8/2020 quy định “tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của ngân hàng” có thể giãn tiến độ 1 năm áp dụng tcho vốn vay ngắn hạn và trung dài hạn, từ đó giúp các TCTD giảm chi phí vốn và giảm lãi suất cho vay.

Từ đó, các TCTD triển khai hàng loạt chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, người dân như: giảm lãi suất 0,5 - 1,5% đối với dư nợ hiện có, thiết kế các gói tín dụng lãi suất ưu đãi từ 1 - 2,5%, cơ cấu lại nợ hiện hành, mở rộng thời gian thanh toán nợ. Theo ước tính của Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV (4/2020), theo biện pháp hỗ trợ này, “Lợi nhuận ngành Ngân hàng năm 2021 sẽ khả quan hơn, có thể tăng trưởng khoảng 20-25% so với năm 2020”.

Thúc đẩy thành công chuyển đổi số ngành NH và TT không sử dụng tiền mặt (TTKSDTM)

Năm 2020, hoạt động chuyển đổi số của NH và TTKSDTM đạt được những bước tiến đáng nhớ. Theo khảo sát của NHNN (9/2020), “94% ngân hàng bước đầu triển khai hoặc xây dựng chiến lược chuyển đổi số; 59% ngân hàng đang triển khai chuyển đổi số”. Gần đây, Vietcombank đã cho ra mắt dịch vụ ngân hàng số “VCB Digibank”, BIDV triển khai “Chiến dịch chuyển đổi số”, cũng trong khoảng thời gian này VietinBank triển khai ứng dụng “ VietinBank iPay Mobile 5.1”, VPBank cho giới thiệu sản phẩm ngân hàng số Yolo. Từ đó, lượng tiền từ TTKSDTM tăng trưởng nhanh. Đến cuối tháng 10/2020, các giao dịch thanh toán qua ĐTDD tăng 123,9% về số lượng và 125,4% về chất lượng (giá trị thanh toán), thanh toán qua Internet tăng 8,3% về số lượng và 25,5% về giá trị giao dịch so với cùng kỳ năm 2019.

NH là một trong những ngành phục hồi nhanh sau dịch Covid-19, thể hiện khả năng chống chịu và thích ứng với thay đổi

Điều này được thể hiện rõ ràng nhất đó là sự tăng trưởng tín dụng dù vướng phải rất nhiều khó khăn nhưng cũng đã dần dần hồi phục dần từ tháng 7/2020 và có sự tăng mạnh trong những tháng cuối năm 2020.

Hình 1: Tăng trưởng tín dụng từng tháng và so với đầu năm của các TCTD năm 2020

Nguồn: Tạp chí ngân hàng

cấu tín dụng có sự điều chỉnh tích cực lĩnh vực tập trung là SXKD, lĩnh

vực ưu tiên, tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro được kiểm soát. Đến 21/12/2020, “tổng phương tiện thanh toán tăng 12,56% so với cuối năm 2019 (cùng thời điểm năm 2019 tăng 12,1%); huy động vốn của các tổ chức tín dụng tăng 12,87% (cùng thời điểm năm 2019 tăng 12,48%); tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế đạt 10,14% (cùng thời điểm năm 2019 tăng 12,14%)” theo “Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội quý iv và năm 2020”

TTCK ghi nhận sự chuyển sàn, niêm yết thành công của nhiều NH mới: - Năm 2020, 9 NH, gồm 3 ngân hàng niêm yết (LPB, VIB, MSB), 5 NH giao dịch trên UPCOM (ABB,BVB, SGB, NAB, PGB) và 1 NH (ACB) chuyển sàn từ HNX sang HOSE thành công. Hiện có 3 ngân hàng khác là SHB, OCB và SeABank đnag trong giai đoạn trình hồ sơ để niêm yết lên sàn HOSE. Các hành động chuyển sàn hoặc niêm yết cổ phiếu này đã đem lại lại 3 lợi ích to lớn cho các ngân hàng:

+ Thực hiện đúng mục tiêu, chỉ đạo của Chính phủ & NHNN tại “Chiến lược phát triển ngành”

+ Giá cổ phiếu của các NH tăng trưởng nhanh và mạnh so với khoảng thời gian đầu năm (VIB tăng mạnh 90%, ACB tăng xấp xỉ 60%, LPB tăng gần 70°∙o,...)

+ Mang lại cơ hội tăng vốn trong tương lai với mục đích được định giá cao hơn. Tuy vậy, đến khoảng cuối năm 2020, vẫn còn sót lại một vài NHTM cổ phần chưa đủ điều kiện để niêm yết trên TTCK Việt Nam.

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các NH thương mại được niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam giai đoạn 2016 2020 020 (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(76 trang)
w