CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.3 Các nhân tố tác động đến khả năng sinh lời của NHTM
2.3.1 Các yếu tố nội bộ tác động đến khả năng sinh lời của ngân hàng
2.3.1.1 Quy mô ngân hàng ( Bank Size)
Trong hầu hết các lý thuyết về tài chính thì tài sản của NH được xem như là đại lượng để đo lường quy mô của NH. Quy mô tài sản càng lớn thì NH đạt được KNSL cao hơn do lợi thế về quy mô (sự cao hơn về số lượng sản phầm, đa dạng hình thức cho vay hơn những NH nhỏ giúp NH có thể giảm thiểu được rủi ro trong hoạt động kinh doanh và dễ dàng huy động tiền gửi với chi phí thấp từ khách hàng) quy mô như vậy gọi là quy mô kinh tế. Tuy nhiên khi vượt ra khỏi quy mô kinh tế thì quy mô lúc này sẽ ảnh hưởng bất lợi cho KNSL của NH vì nếu không có hiệu
quả trong quản trị nguồn nhân lực sẽ làm cho bộ máy cồng kềnh, quan liêu và phát sinh thêm nhiều chi phí khác liên quan đến quản trị dẫn tới tốn kém nhiều và (Andreas Dietrich, 2011). Quy mô của NH cũng được chứng minh là có tác động âm đến khả năng sinh lời của NH (Samy Ben Nacuer, 2003).
2.3.1.2 Quy mô vốn chủ sở hữu của ngân hàng (Capital)
Vốn chủ sở hữu là nguồn vốn riêng của ngân hàng, hình thành từ nguồn vốn góp của chủ sở hữu ngân hàng. Nguồn vốn này được gia tăng trong quá trình hoạt động thông qua đóng góp thêm của cổ đông hay phần lợi nhuận giữ lại .
VCSH là nguồn lực hoạt động trong giai đoạn mới đi vào hoạt động. Đồng thời đây cũng là nguồn vốn tương đối ổn định có thể sử dụng với kỳ hạn dài vì tính không phải hoàn trả trong quá trình kinh doanh giúp NH gia tăng KNSL. VCSH tuy chỉ chiếm một tỷ trọng tương đối nhỏ trong tổng nguồn vốn nhưng có những chức năng rất quan trọng đối với NH. Đầu tiên là chức năng bảo vệ, giúp NH bù đắp thiệt hại lớn có thể phát sinh trong quá trình kinh doanh nhằm hỗ trợ NH tránh khỏi phá sản và ổn định duy trì hoạt động, hoàn trả cho khách hàng khi NH đối mặt vói nguy cơ mất khả năng chi trả. VCSH dồi dào tạo niềm tin nơi khách hàng giúp thu hút tiền gửi của khách hàng. VCSH còn giúp các nhà quản lý xác định tỷ lệ an toàn từ đó điều chỉnh hoạt động của NH.
Athanasoglou (2006) cho rằng VCSH là nguồn vốn riêng của NH sẵn có để hỗ trợ kinh doanh như vậy vốn NH phản ứng như một mạng lưới an toàn trong trường hợp xấu nhất. Alper & Anbar (2011) cho rằng hệ số VCSH trên tổng tài sản là một trong những hệ số cơ bản của sức mạnh vốn. Với một tỷ lệ cao hơn của VCSH thì sẽ cần ít hơn nguồn vốn bên ngoài giúp gia tăng KNSL của ngân hàng. Bên cạnh đó VCSH cho thấy được khả năng hấp thụ thua lỗ và giải quyết rủi ro.
2.3.1.3 Dư nợ cho vay khách hàng (Loans)
Dư nợ cho vay là khoản tiền dựa vào đó NH có thể thu lãi để trả lãi cho các nguồn vốn huy động, phần chênh lệch còn lại là phần đóng góp vào lợi nhuận. Tại các NHTM Việt Nam thì dư nợ cho vay chiếm phần lớn trong tổng giá trị tài sản đồng thời cũng tạo ra phần lớn các khoản thu cho ngân hàng.
Chỉ tiêu dư nợ cho vay thường được thể hiện qua tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản. Trong đó dư nợ cho vay sẽ được biểu diễn bằng tổng dư nợ cho vay
khách hàng và tổng dư nợ cho vay TCTD. Tỷ lệ này xác định dư nợ cho vay chiếm bao nhiêu phần trăm trong tài sản NH. Trong một số nghiên cứu thực nghiệm, kết quả theo 2 chiều hướng: gia tăng tỷ lệ này tạo ra rủi ro cho danh mục cho vay dẫn tới giảm KNSL, ngược lại với mức gia tăng hợp lý danh mục cho vay sẽ làm tăng thu lãi làm cho KNSL tăng lên (Angela Roman, 2013). Kết quả của (Sufian, 2009) dư nợ cho vay tác động cùng chiều với tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản trung bình (ROA).
2.3.1.4 Thu nhập lãi ròng cận biên (NIM)
Thu nhập lãi ròng cận biên được xem như là thu nhập lãi ròng chia cho tổng tài sản có sinh lời. NIM là thước đo sự khác biệt giữa thu nhập lãi được tạo ra bởi các ngân hàng hoặc tổ chức tài chính khác và số tiền lãi trả cho người cho vay của họ (ví dụ như tiền gửi), liên quan đến số lượng tài sản của họ. Nó tương tự như tổng lợi nhuận của các công ty phi tài chính. NIM là một công thức đơn giản để đo mức sinh lợi chính của các ngân hàng trong các khoản cho vay. Do đó, NIM được bao gồm trong các nghiên cứu về khả năng sinh lời bởi vì nó xác định lợi nhuận từ các khoản cho vay của các ngân hàng. Berger (1995), Kosmidou và ctg (2005), Bennaceur và Goaied (2008) đã sử dụng sử dụng NIM như một chỉ số đo lường khả năng sinh lời của ngân hàng trong các nghiên cứu của họ. Vì vậy, tác giả lựa chọn NIM là một biến phụ thuộc trong nghiên cứu này để xem xét khả năng sinh lời của các ngân hàng.
2.3.1.5 Thu nhập ngoài lãi thuần
Thu nhập ngoài lãi là khoản thu từ hoạt động kinh doanh ngoại bảng và các khoản phí chung. Khoản thu này bao gồm: hoa hồng, phí dịch vụ, phí bảo lãnh, thu nhập thuần từ kinh doanh chứng khoán đầu tư và ngoại tệ. Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi trên tổng tài sản thể hiện sự đa dạng hóa của NH trong hoạt động phi truyền thống, một sự gia tăng tỷ lệ này dẫn tới gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng (Sufian, 2009). Ngòai ra, thu nhập lãi ròng cũng được đưa ra nhận định là không có ảnh hưởng đến KNSLcủa NH (Alper& Anbar, 2011).
2.3.1.6 Rủi ro tín dụng (Credit Risk)
Rủi ro tín dụng là khả năng tổn thất của NH khi một khách hàng hay một nhóm khách hàng vay không thực hiện hay không có khả năng thực hiện hoàn trả
đầy đủ cả vốn và lãi vay theo hợp đồng. Rủi ro tín dụng còn được hiểu là rủi ro mất khả năng chi trả và rủi ro sai hẹn đồng thời cũng là loại rủi ro liên quan đến chất lượng hoạt động của ngân hàng.
Trong nhiều nghiên cứu thực nghiệm, rủi ro tín dụng được đại diện bởi hệ số dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ. Hệ số này cao tượng trưng cho sự quản lý tín dụng không đầy đủ và chất lượng tín dụng thấp hơn (Halil Emre, 2012). Một sự thay đổi trong rủi ro tín dụng có thể phản ánh sự thay đổi trong của danh mục cho vay, điều này ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của ngân hàng (Sufian, 2009).
2.3.1.7 Chi phí hoạt động
Theo Peter Rose (2002) khoản mục chi phí hoạt động quan trọng nhất đối với hầu hết các ngân hàng là tiền lương và các chi phí nhân sự khác. Đây là khoản mục chi phí tăng nhanh trong những năm gần đây khi hệ thống ngân hàng cố gắng thu hút các sinh viên tốt nghiệp loại giỏi và lôi kéo những nhà quản lý hàng đầu có kinh nghiệm từ các đối thủ cạnh tranh. Ngoài ra, chi phí khấu hao, nhà cửa thiết bị ngân hàng cùng chi phí pháp lý và giấy tờ cần thiết khác cũng là bộ phận cấu thành chi phí hoạt động.
Tỷ lệ chi phí hoạt động của ngân hàng được xác định là chi phí vận hành trên tổng lợi nhuận tạo ra (chẳng hạn như các chi phí hành chính, lương nhân viên, chi phí sở hữu và các chi phí khác như vật tư văn phòng, không bao gồm các tổn thất do các khoản nợ xấu). Đây là chỉ số về hiệu quả quản lý chi phí, được sử dụng để đo lường tác động của khả năng kiểm soát chi phí đến lợi nhuận ngân hàng. Do đó, kết luận tỷ lệ chi phí trên lợi nhuận cao hơn có một tác động ngược chiều với khả năng sinh lời của ngân hàng (Dietrich và Wanzenried, 2009).
Thông thường, khi chi phí hoạt động giảm cải thiện hiệu quả dự kiến khả năng sinh lời cao hơn và ngược lại. Mối quan hệ ngược chiều giữa chi phí và lợi nhuận đã được chứng minh bởi nhiều nghiên cứu trước đây. Abreu và Mendes (2000) trong nghiên cứu của một số nước châu Âu kết luận rằng chi phí hoạt động có ảnh hưởng ngược chiều đến khả năng sinh lợi bất chấp những tác động tích cực của nó lên thu nhập lãi ròng.
Bên cạnh các giả thuyết và cả các nghiên cứu chứng minh chi phí hoạt động tác động ngược chiều đến lợi nhuận thì còn có một cơ sở lý thuyết ngược lại, tức là