Hậu quả của nợxấu

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu tại NHTMCP á châu 025 (Trang 28)

Ngân hàng là định chế tài chính có mối quan hệ mật thiết đến sự phát triển kinh tế của một quốc gia, chính vì thế nợ xấu không chỉ tác động đến HQHĐ của ngân hàng mà còn ảnh hưởng đến cả một nền kinh tế.

1.1.3.1. Đối với ngân hàng

- Giảm hiệu quả sử dụng vốn: Nợ xấu phát sinh đồng nghĩa với một phần vốn của ngân hàng bị tồn đọng, mất đi cơ hội kinh doanh khác có thể đem lại lợi nhuận cho ngân hàng. Nợ xấu làm giảm vòng quay vốn của ngân hàng hay nói cách khác nợ xấu phát sinh đã làm giảm doanh số cho vay của ngân từ đó làm giảm hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng

- Giảm lợi nhuận: Thu nhập chính của các ngân hàng hiện nay là đến từ hoạt động tín dụng, trong khi đó nguồn huy động vốn vẫn phải trả chi phí, thậm chí có những khoản huy động phải phí rất cao. Bên cạnh đó, việc nợ xấu tăng cao, ngân hàng phải tốn nhiều chi phí cho việc trích lập dự phòng. Do vậy, khoản vay không thu hồi được dẫn đến một bộ phận tài sản không sử dụng được làm giảm lợi nhuận của ngân hàng.

- Giảm khả năng thanh toán của ngân hàng: Tỷ lệ nợ xấu tăng nhanh dẫn đến làm thay đổi kế hoạch cũng như nguồn thanh toán các khoản tiền vay đến hạn của ngân hàng, nếu tỷ lệ nợ xấu quá cao có thể dẫn đến làm mất khả năng thanh toán của ngân hàng. Sự mất cân đối giữa việc thu hồi các khoản nợ và các khoản huy động vốn còn có thể dẫn đến giảm khả năng thanh khoản của ngân hàng

- Giảm uy tín của ngân hàng: Ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu quá cao đồng nghĩa với chất lượng của ngân hàng nằm ở mức thấp. Khách hàng không còn tin tưởng khả năng thanh toán của ngân hàng nữa, dẫn đến việc làm giảm đáng kể các dịch vụ của ngân hàng. Điều này gây khó khăn trong việc phát triển HQHĐ của ngân hàng cùng với đó là giảm khả năng cạnh tranh đối với các ngân hàng khác.

- Nguy cơ phá sản: Đây là ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của nợ xấu đối với hoạt động của một ngân hàng. Nếu các ngân hàng không sớm phát hiện và xử lý nợ xấu quyết liệt sẽ dẫn đến những hậu quả đã liệt kê ở trên và cuối cùng là sự phá sản của ngân hàng.

1.1.3.2. Đối với nền kinh tế

- Tỷ lệ lạm phát tăng nhanh: Nợ xấu ở mức độ cao dẫn đến hiện tượng khan hiếm vốn giả. Một số lượng vốn bị “đóng băng” trong các khoản nợ xấu dẫn đến tiền trong lưu thông bị giảm sút gây sức ép lên cung tiền và hậu quả là lạm phát tăng cao.

- Sản xuất đình trệ: Nợ xấu ảnh hưởng đến việc lưu thông tín dụng, một số lượng vốn không đến được với những nơi cần để phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, dẫn đến sản xuất trì trệ, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển kinh tế.

- Khủng hoảng hệ thống tài chính, khủng hoảng kinh tế: Hoạt động ngân hàng là hoạt động có tính dây truyền. Tỷ lệ nợ xấu cao nếu không có biện pháp xử lý kịp thời sẽ dẫn đến thua lỗ cho ngân hàng. Hoạt động huy động vốn và cho vay, đầu tư bị thu hẹp ảnh hưởng tiêu cực đến sự tăng trưởng của nền kinh tế. Thực tế đã ghi nhận rất nhiều cuộc khủng hoảng kinh tế gây ra có tác nhân là tỷ lệ nợ xấu quá cao.

Đo lường và đánh giá nợ xấu là nội dung quan trọng trong việc phân tích hiệu quả HĐKD và tính an toàn của NHTM. Một số chỉ tiêu đo lường nợ xấu bao gồm:

1.1.4.1. Tỷ lệ nợ quá hạn

Nợ quá hạn là chỉ tiêu phản ánh các khoản nợ quá hạn mà khách hàng không trả được cho ngân hàng mà không có nguyên nhân chính đáng thì ngân hàng sẽ chuyển từ tài khoản cho vay sang tài khoản quản lý khác gọi là nợ quá hạn. Nợ quá hạn là chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng của ngân hàng. Tỉ lệ nợ quá hạn cao chứng tỏ chất lượng tín dụng của ngân hàng thấp và ngược lại.

Nợquấhạn

Tỷ lệ nợ quá hạn = —-—■—— x100Tong dư nợ

1.1.4.2. Tỷ lệ nợ xấu (NPL)

Đây là chỉ tiêu phản ánh chung giá trị tuyệt đối của toàn bộ khoản nợ xấu của ngân hàng, chỉ tiêu này cho biết quy mô các khoản nợ xấu mà ngân hàng phải đối mặt

.λ X Tổngsốnợxấu __

Tỷ lệ nợ xâu = 7 _ j---x100

j ’ ' Tổng dư nợ

Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là để đánh giá chất lượng hoạt động cho vay của ngân hàng. Nhìn chung, tỷ lệ nợ xấu càng cao thì chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng càng kém và ngược lại.

1.1.4.3. Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ cho vay

. . ... ... Dự phòng RRTD được trích lập Tỷ lệ dự phòng RRTD = — ---“ ,— ---— x100

y ■ Tổng dư nợ

Dự phòng RRTD là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất xảy ra khi khách hàng không thực hiện nghĩa vụ tín dụng theo cam kết. Các khoản nợ có rủi ro càng cao, thì dự phòng RRTD càng lớn và ngược lại.

1.1.4.4. Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng trên các khoản nợ xấu

... , . . , A DựphòngRRTD _

Tỷ lệ dự phòng trên các khoản nợ xâu = —-7-—,---— x100 Cackhoannqxau

Tỷ lệ này phản ánh quỹ dự phòng rủi ro có khả năng bù đắp bao nhiêu cho các khoản nợ xấu khi chúng chuyển thành các khoản nợ mất vốn. Neu tỷ lệ này càng cao thì khả năng quỹ dự phòng rủi ro bù đắp các tổn thất có thể xảy ra trong quá trình kinh doanh của ngân hàng càng lớn và ngược lại.

1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu

Dựa trên kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả tại Việt Nam cũng như quốc tế, tỷ lệ nợ xấu chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố khác nhau

1.2.1. Nhân tố vi mô

1.2.1.1. Tỷ lệ nợ xấu năm trước

Nợ xấu phát sinh từ sự yếu kém trong quá trình phân tích tín dụng và quá trình thu hồi nợ hiện có, nguồn dự phòng không tương xứng với tài sản bị tịch thu, phá sản hay gặp khó khăn trong việc thi hành quyết định của tòa án (Jalan, 2001). Theo Klein (2013) nợ xấu trong quá khứ cao thể hiện khả năng quản trị rủi ro cho vay của Ngân hàng kém và sẽ tác động đến tỷ lệ nợ xấu hiện tại.

1.2.1.2. Tăng trưởng tín dụng

Tăng trưởng tín dụng nhanh thường đi kèm với chất lượng tín dụng thấp do các điều kiện cho vay được nới lỏng. Sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường cho vay khiến các ngân hàng phải chạy đua để tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng tín dụng cao thường dẫn đến nền kinh tế khủng hoảng, các ngân hàng có nguy cơ bị nợ xấu. Keeton (1999) đã nghiên cứu tác động của tăng trưởng tín dụng đối với quá hạn nợ ở Hoa Kỳ từ năm 1982 đến năm 1996. Nghiên cứu cho thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa tăng trưởng tín dụng và nợ xấu, tăng trưởng tín dụng đi kèm với tiêu chuẩn tín dụng thấp hơn, dẫn đến làm tăng nợ xấu ở một số bang ở Hoa Kỳ. Cùng kết quả đó, Salas và Saurina (2002), thông qua một nghiên cứu về nợ xấu của các ngân hàng Tây Ban Nha từ năm 1985 - 1997, cho thấy rằng tăng trưởng tín dụng có liên quan đáng kể đến kết quả kinh doanh kém hiệu quả các khoản cho vay.

Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Le (2006), tăng trưởng tín dụng ở mức hiệu quả và có kiểm soát, tỷ lệ nợ xấu vẫn có thể được giảm thiểu, kết quả này trùng với kết quả của PGS.TS Tô Ngọc Hưng và cộng sự (2013).

1.2.1.3. Tỷ lệ lợi nhuận trên tài sản

Tác giả sử dụng ROA làm chỉ số thể hiện lợi nhuận của ngân hàng vì chỉ số này thể hiện khả năng để tạo ra lợi nhuận ngân hàng trên tổng nguồn vốn. Bên cạnh đó, dựa trên ROA, có thể so sánh HQHĐ của các ngân hàng có cùng mức độ rủi ro, vì chỉ số này loại bỏ sự khác biệt về chính sách thuế cũng như đòn bẩy tài chính mà ngân hàng đang sử dụng (Kupiec & Lee, 2012), cũng như nghiên cứu của Messai và Jouini (2013).

1.2.1.4. Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản

Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản cho thấy mức độ an toàn của một ngân hàng. Tỷ lệ này thấp chứng tỏ ngân hàng sử dụng đòn bẩy tài chính cao, tiềm ẩn nhiều rủi ro và có thể làm cho ngân hàng lợi nhuận thấp hơn khi chi phí cho vay cao. Nguyễn Thị Hồng Vinh (2015) sử dụng ba mô hình ước lượng: FEM, GMM và GMM có hệ thống để nghiên cứu đề tài: Các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu tại các NHTM giai đoạn 2007- 2014. Theo hệ thống GMM, kết quả cho thấy vốn chủ sở hữu có tác động ngược chiều đến tỷ lệ nợ xấu. bên trong ngược lại, Shrieves và Dahl (1991) thông qua nghiên cứu thực nghiệm gần 1800 ngân hàng ở Mỹ từ Năm 1984 đến 1986, hai tác giả kết luận rằng tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản có mối quan hệ cùng chiều với nợ xấu. Mối tương quan trên được giải thích là do các ngân hàng chịu sự kiểm soát của chính phủ về tỷ lệ vốn và mức độ rủi ro cho phép, vì vậy thông thường vốn càng cao thì rủi ro cho phép càng lớn.

1.2.1.5. Quy mô ngân hàng

Tổng tài sản sẽ thể hiện quy mô của ngân hàng đó. Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, khi quy mô NHTM tăng thì ngân hàng phải tăng vốn chủ sở hữu. Do đó, tổng tài sản tăng lên sẽ làm tăng khả năng cấp tín dụng của các NHTM. Mặt khác, các NHTM có quy mô lớn sẽ có một quy trình tín dụng và khách hàng thường là những doanh nghiệp lớn, có uy tín và ổn định nên việc quản lý tài sản nợ này thường tốt hơn các NHTM nhỏ. Như vậy, quy mô của một NHTM có thể tích cực hoặc tiêu cực ảnh hưởng đến tỷ lệ nợ xấu, tùy thuộc vào việc lựa chọn cơ cấu tài sản và khả năng quản lý tài sản của ngân hàng. Theo giả thuyết 'hiệu ứng quy mô', Salas và Saurina (2002) cho rằng các ngân hàng quy mô lớn cho phép nhiều hơn cơ hội đa

dạng hóa, tác giả cung cấp bằng chứng thực nghiệm cho thấy quy mô ngân hàng càng lớn thì tỷ lệ nợ xấu lớn hơn. Trái ngược với giả thuyết trên, giả thuyết "quá lớn để phá sản" mà ngân hàng chấp nhận rủi ro quá mức bằng cách tăng cường sử dụng vốn cho vay nên nợ xấu càng nhiều. Thông qua thực nghiệm bằng chứng về 27 ngân hàng ở Ản Độ từ năm 1996 đến năm 2008, Misra và Dhal (2010) đã chỉ ra rằng quy mô ngân hàng có tác động tích cực đến nợ xấu. Mối quan hệ tương tự này cũng được giải thích là do các ngân hàng nhỏ quản lý chặt chẽ hơn dẫn đến việc phê duyệt khoản vay tốt hơn và quản lý khoản vay tốt hơn, dẫn đến tỷ lệ nợ xấu thấp hơn.

1.2.1.6. Dự phòng rủi ro tín dụng

Để đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng của các NHTM, các chuẩn mực kế toán quốc tế quy định các chỉ tiêu đo lường cụ thể sau: (i) Đo lường khả năng thanh khoản theo tỷ lệ vốn vay / vốn huy động; (ii) Đo lường mức độ an toàn vốn theo vốn chủ sở hữu / tổng tài sản có trọng số rủi ro (CAR) và (iii) Đo lường khả năng bù đắp tổn thất cho vay: Tỷ lệ dự phòng rủi ro trên tổng dự nợ. Khi NHTM phát sinh nợ xấu, để đảm bảo an toàn, ngân hàng phải tăng chi phí liên quan đến quản lý nợ xấu trong khi hạch toán rủi ro tài sản. Điều này làm cho tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro trên tổng dư nợ tăng khi nợ xấu tăng. Messai và Jouini (2013) đã chỉ ra rằng các khoản nợ xấu (NPL) có tác động tích cực đến việc dự phòng RRTD. Tuy nhiên ngược lại, qua nghiên cứu thực nghiệm về các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu của 17 Các nước Châu Âu giai đoạn 2000-2008, Makri et al. (2014) cho thấy dự phòng RRTD có tác động tiêu cực đến nợ xấu.

1.2.1.7. Ứng dụng công nghệ

Những thành tựu công nghệ của cuộc cách mạng 4.0 đem lại rất nhiều cơ hội lớn cho ngành Ngân hàng tại Việt Nam hiện nay. Cụ thể đối với việc quản lý rủi ro tín dụng. Việc xây dựng hệ thống thông tin tín dụng cụ thể, chính xác trong nội bộ Ngân hàng sẽ giúp cán bộ tín dụng cũng như các nhà quản trị dễ dàng hơn trong việc phòng ngừa, kiểm soát và hạn chế nợ xấu có thể xảy ra. Các bài nghiên cứu trước đây của Auroren (2003) đã chỉ ra rằng bất cân xứng thông tin sẽ khiến Ngân hàng khó phân biệt những khoản vay xấu, từ đó dẫn đến nợ xấu.

1.2.2. Nhân tố vĩ mô

Nợ xấu không chỉ bị tác động bởi các yếu tố đặc thù của ngân hàng mà còn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố kinh tế vĩ mô. Lý thuyết gia tốc tài chính được đề cập trong các nghiên cứu của Bernanke và Gertler (1989), Bernanke và Gilchrist (1999) cùng Kiyotaki và Moore (1997) là khung lý thuyết nổi bật nhất về mối liên kết giữa nền kinh tế vĩ mô và RRTD. Lý thuyết này giải thích RRTD và mối quan hệ của nó với những biến động mang tính chu kỳ trong nền kinh tế. Trong khi nền kinh tế tăng trưởng, tỷ lệ nợ xấu có xu hướng giảm do giá trị tài sản ròng của người đi vay tăng sẽ giúp cải thiện khả năng trả nợ của họ. Do đó, người cho vay sẽ ít gặp rủi ro hơn đối với khách hàng có giá trị tài sản ròng cao. Ngược lại, khi nền kinh tế xấu đi, tỷ lệ nợ xấu có xu hướng tăng do giá trị tài sản ròng của người đi vay giảm. Điều này là do sự suy giảm về giá trị TSBĐ, nên người cho vay thận trọng hơn, và do đó, tăng trưởng tín dụng có xu hướng giảm.

1.2.2.1. Tăng trưởng kinh tế

Mối quan hệ giữa GDP và nợ xấu ngân hàng được xem xét trong điều kiện cụ thể của nền kinh tế, Louzis et al. (2011) giải thích rằng khi khủng hoảng kinh tế xảy ra, tình hình tài chính của các công ty, doanh nghiệp kinh tế hộ gia đình, cá nhân khó khăn nên tỷ lệ nợ xấu ngày càng tăng. Ngược lại, khi nền kinh tế tăng trưởng mạnh, tỷ lệ nợ xấu giảm do thu nhập được cải thiện. Salas và Saurina (2002) cho thấy tác động tiêu cực của tăng trưởng GDP đối với nợ xấu và từ đó nhận thấy sự ảnh hưởng nhanh chóng của các yếu tố kinh tế vĩ mô đến khả năng cho vay của các TCTD. Khemraj và Pasha (2009) đã sử dụng dữ liệu bảng và mô hình FEM để thực hiện nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến nợ xấu của Guyana các NHTM từ năm 1994 đến 2004. Hai tác giả cũng đưa ra kết quả tương tự như các nghiên cứu trước đây, GDP tăng trưởng có mối quan hệ ngược chiều với các khoản nợ xấu.

1.2.2.2. Lạm phát

Lạm phát sẽ có ảnh hưởng đáng kể đến khả năng thanh toán lãi vay và trả nợ của các khách hàng vay của ngân hàng thông qua nhiều kênh khác nhau, và do đó tác động của lạm phát đến nợ xấu có thể là cùng chiều hoặc ngược chiều (Fofack, 2005; Pasha và Khemraj, 2009; Nkusu, 2011). Các nghiên cứu giải thích mối quan

hệ này như là lạm phát cao có thể làm cải thiện năng lực trả nợ của các khách hàng bởi việc làm giảm giá trị thực của các khoản vay khi lãi suất cho vay là cố định (các ngân hàng không thể điều chỉnh lãi suất nhưng lạm phát lại thay đổi suất sinh lợi thực của khoản vay này). Tuy nhiên, lạm phát cũng có thể làm giảm năng lực trả nợ của các khách hàng bởi việc làm giảm thu nhập thực của các khách hàng. Hơn thế nữa, khi lãi suất cho vay là thả nổi, thì lạm phát sẽ làm giảm năng lực trả nợ của khách hàng khi các ngân hàng điều chỉnh lãi suất cho vay nhằm duy trì lãi suất thực

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu tại NHTMCP á châu 025 (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w