Xuất với Chính phủ

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu tại NHTMCP á châu 025 (Trang 83 - 85)

Việc giữ mức tăng trưởng kinh tế ổn định sẽ tạo một môi trường tốt cho các doanh nghiệp hoạt động. Với mức tăng trưởng kinh tế ổn định đồng nghĩa với việc doanh nghiệp có thể mở rộng sản xuất, công việc kinh doanh cũng trở nên ổn định, tăng khả năng trả nợ Ngân hàng, từ đó giảm thiểu tỷ lệ nợ xấu. Chính phủ cần có những chính sách tiền tệ và những chính sách vĩ mô khác phù hợp nhằm làm ổn định và phát triển kinh tế, cụ thể:

Thứ nhất, chính phủ cần có những chính sách đầu tư tập trung hơn vào khu công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Hỗ trợ về vốn, tạo điều kiện chính sách có lợi nhất cho các doanh nghiệp hoạt động, đặc biệt là trong tình hình dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp. Tăng quy mô trong lĩnh vực xuất khẩu bằng cách ký kết các hiệp định thương mại, và ưu đãi về thuế suất với các thị trường tiềm năng như Châu Âu, Mỹ, Nhật, ...

Thứ hai, để ổn định xã hội, Chính phủ cần đẩy mạnh hơn nữa việc thực hiện các công tác an sinh xã hội, cải thiện đời sống cho nhaanh dân. Chủ động các biện pháp ứng phó với thiên tai dịch bệnh hiệu quả, cụ thể trên thực trạng là dịch Covid- 19. Sớm dự thảo những chính sách kinh tế khác nhau cho những kịch bản dịch bệnh khác nhau, tránh việc thụ động khi dịch bệnh qua đi.

Thứ ba, Chính phủ cần tạo điều hiện tốt nhất về pháp lý, thủ tục cho các doanh nghiệp Startup hình thành và phát triển, đồng thời giúp thu hút vốn nước ngoài nhiều hơn.

- Ôn định lạm phát ở mức dưới 3%

Trong kết quả của bài nghiên cứu, lạm phát có mối tương quan cùng chiều với nợ xấu đồng nghĩa với việc lạm phát có thể làm giảm năng lực trả nợ của các khách hàng bởi việc này sẽ làm giảm thu nhập thực của các khách hàng. Chính phủ cùng với NHNN cần ban hành và điều hành linh hoạt các chính sách tiền tệ nhằm ổn định lạm phát, bởi lạm phát ở mức ổn định hợp lý là điều kiện lý tưởng để thúc đẩy phát triển ổn định nền kinh tế, giảm tỷ lệ nợ xấu.

Trước hết, quản lý thị trường chặt chẽ là biện pháp cần thiết, thắt chặt hạn chế lượng cung tiền vào thị trường, tìm các biện phpas giảm chi ngân sách đồng thời tăng thu ngân sách, giảm bớt áp lực in tiền.

- Hoàn thiện khung pháp lý tối ưu cho công tác xử lý nợ xấu

Chính phủ cần tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý xoay quanh vấn đề xử lý nợ xấu trong các ngân hàng.

Tạo dựng cơ sở cần thiết cho xử lý nợ xấu tại các NHTM:

Một là, Chính phủ cần phối hợp với NHNN thúc đẩy hình thành một thị trường mua - bán nợ có sự tham gia của nhiều nhà đầu tư như các công ty tài chính, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài. Trong đó sàn giao dịch cũng phải đủ cơ sở hạ tầng và thông tin công khai minh bạch.

Hai là, Chính phủ cần cho phép các nhà đầu tư nước ngoài tăng sở hữu của mình tại các NHTM, đồng thời sử dụng một phần trong quỹ hỗ trợ doanh nghiệp nhà nước dùng cho việc tăng vốn các Ngân hàng thương mại nhà nước nhằm đáp ứng đủ vốn cho quá trình xử lý nợ xấu tại các NHTM.

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu tại NHTMCP á châu 025 (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w