Nợ xấu không chỉ bị tác động bởi các yếu tố đặc thù của ngân hàng mà còn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố kinh tế vĩ mô. Lý thuyết gia tốc tài chính được đề cập trong các nghiên cứu của Bernanke và Gertler (1989), Bernanke và Gilchrist (1999) cùng Kiyotaki và Moore (1997) là khung lý thuyết nổi bật nhất về mối liên kết giữa nền kinh tế vĩ mô và RRTD. Lý thuyết này giải thích RRTD và mối quan hệ của nó với những biến động mang tính chu kỳ trong nền kinh tế. Trong khi nền kinh tế tăng trưởng, tỷ lệ nợ xấu có xu hướng giảm do giá trị tài sản ròng của người đi vay tăng sẽ giúp cải thiện khả năng trả nợ của họ. Do đó, người cho vay sẽ ít gặp rủi ro hơn đối với khách hàng có giá trị tài sản ròng cao. Ngược lại, khi nền kinh tế xấu đi, tỷ lệ nợ xấu có xu hướng tăng do giá trị tài sản ròng của người đi vay giảm. Điều này là do sự suy giảm về giá trị TSBĐ, nên người cho vay thận trọng hơn, và do đó, tăng trưởng tín dụng có xu hướng giảm.
1.2.2.1. Tăng trưởng kinh tế
Mối quan hệ giữa GDP và nợ xấu ngân hàng được xem xét trong điều kiện cụ thể của nền kinh tế, Louzis et al. (2011) giải thích rằng khi khủng hoảng kinh tế xảy ra, tình hình tài chính của các công ty, doanh nghiệp kinh tế hộ gia đình, cá nhân khó khăn nên tỷ lệ nợ xấu ngày càng tăng. Ngược lại, khi nền kinh tế tăng trưởng mạnh, tỷ lệ nợ xấu giảm do thu nhập được cải thiện. Salas và Saurina (2002) cho thấy tác động tiêu cực của tăng trưởng GDP đối với nợ xấu và từ đó nhận thấy sự ảnh hưởng nhanh chóng của các yếu tố kinh tế vĩ mô đến khả năng cho vay của các TCTD. Khemraj và Pasha (2009) đã sử dụng dữ liệu bảng và mô hình FEM để thực hiện nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến nợ xấu của Guyana các NHTM từ năm 1994 đến 2004. Hai tác giả cũng đưa ra kết quả tương tự như các nghiên cứu trước đây, GDP tăng trưởng có mối quan hệ ngược chiều với các khoản nợ xấu.
1.2.2.2. Lạm phát
Lạm phát sẽ có ảnh hưởng đáng kể đến khả năng thanh toán lãi vay và trả nợ của các khách hàng vay của ngân hàng thông qua nhiều kênh khác nhau, và do đó tác động của lạm phát đến nợ xấu có thể là cùng chiều hoặc ngược chiều (Fofack, 2005; Pasha và Khemraj, 2009; Nkusu, 2011). Các nghiên cứu giải thích mối quan
hệ này như là lạm phát cao có thể làm cải thiện năng lực trả nợ của các khách hàng bởi việc làm giảm giá trị thực của các khoản vay khi lãi suất cho vay là cố định (các ngân hàng không thể điều chỉnh lãi suất nhưng lạm phát lại thay đổi suất sinh lợi thực của khoản vay này). Tuy nhiên, lạm phát cũng có thể làm giảm năng lực trả nợ của các khách hàng bởi việc làm giảm thu nhập thực của các khách hàng. Hơn thế nữa, khi lãi suất cho vay là thả nổi, thì lạm phát sẽ làm giảm năng lực trả nợ của khách hàng khi các ngân hàng điều chỉnh lãi suất cho vay nhằm duy trì lãi suất thực áp dụng cho các khách hàng, kết quả là sẽ làm gia tăng tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng. Do đó, mối quan hệ giữa lạm phát và nợ xấu có thể là cùng chiều hoặc ngược chiều.
1.2.2.3. Tỷ lệ thất nghiệp
Tỷ lệ thất nghiệp có tác động trực tiếp đến mảng tín dụng cá nhân của các NHTM. Dễ dàng để nhận ra khi tỷ lệ thất nghiệp tăng có nghĩa là số người thất nghiệp tăng lên, ít việc làm hơn dẫn đến thu nhập của người lao động giảm. Điều này ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay tại các NHTM, dẫn đến khả năng RRTD và rủi ro cao về nợ xấu, đặc biệt là cho vay tiêu dùng. Theo Louzis và cộng sự (2011) thực hiện nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến nợ xấu của hệ thống ngân hàng Hy Lạp thông qua 9 ngân hàng lớn nhất của Hy Lạp trong đầu quý 3 năm 2003 đến quý 3 năm 2009. Nghiên cứu chỉ ra tác động của các yếu tố vĩ mô và hoạt động ngân hàng đặc điểm về nợ xấu. Từ việc nghiên cứu dữ liệu được thu thập bằng phương pháp ước lượng GMM, tác giả đã chỉ ra rằng tốc độ tăng trưởng GDP có tương quan ngược chiều với tỷ lệ nợ xấu, trong khi tỷ lệ thất nghiệp và lãi suất thực có mối tương quan cùng chiều với tỷ lệ nợ xấu.
1.2.2.4. Lãi suất thực cho vay
Lãi suất có tác động trực tiếp đến khoản lãi phải trả của khách hàng đi vay. Có thể nhận thấy lãi suất tăng, khách hàng sẽ gặp khó khăn trong việc trả nợ cho Ngân hàng và ngược lại nếu lãi suất giảm, các khoản nợ sẽ được hoàn trả dễ dàng hơn, dẫn đến tỷ lệ nợ xấu cũng thấp hơn. Các tác động của lãi suất cho vay lên nợ xấu đã được chứng minh trong nhiều nghiên cứu. Theo Bofondi và Ropele (2011) lãi suất có tác động cùng chiều với nợ xấu, do đó, nợ xấu sẽ tăng do tiền lãi phải trả
Nhân tố Tác động cùng chiều với
nợ xấu (+) Tác động ngược chiềuvới nợ xấu (-)
Nhân tố vi mô
Tỷ lệ nợ xấu năm trước Klein (2013), Nguyễn Thị Hồng Vinh (2015), Phạm Thị Trang (2018)
Tăng trưởng tín dụng Keeton (1999), Salas và Saurina (2002), Messai và Jouini (2013), Nguyễn Thị Hồng Vinh (2015) Le (2006), PGS.TS Tô Ngọc Hưng và cộng sự (2013).
Tỷ lệ lợi nhuận trên tài
sản Hu và cộng sự (2014), Jimenez và Saurina (2006), Nikolaidou và Vogiazas Louzis (2010), Mesai và Jouuini (2013) Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản Shrieves và Dahl (1991) Makri và cộng sự (2014), Nguyễn Thị Hồng Vinh (2015).
Quy mô ngân hàng
Misra và Dhal (2010), Tô Ngọc Hưng và cộng sự (2013), Nguyễn Thị Hồng
Salas và Sarina (2002), Hu và cộng sự (2004), Ekanayake và Azeez
tăng. Việc tăng lãi suất cũng làm ảnh hưởng đến khả năng trả nợ, đặc biệt là các khoản vay có lãi suất thả nổi (Louzis, Vouldis và Metaxas, 2010). Các nghiên cứu của Jimenez và Saurina (2005) cũng cho kết quả lãi suất cao làm nợ xấu gia tăng.
Dưới đây là bảng tổng hợp các nhân tố vi mô và nhân tố vĩ mô ảnh hưởng đến nợ xấu
Vinh (2015). (2015)
Dự phòng rủi ro tín dụng Misra và Dhal (2010) Makri et al. (2014) Ứng dụng công nghệ
Golden &ctg (1993), Auronen (2003), Harper (2011)
Nhân tố vĩ mô
Tăng trưởng kinh tế
Louzis et al. (2011), Salas và Saurina (2002), Khemraj và Pasha (2009) Lạm phát
Fofack (2005), Nguyễn Thị Như Quỳnh, Lê Đình Luân, lê Thị Phương Mai (2018), Nguyễn Thị Trang (2018) Khemraj (2009), Nkusu (2011) Tỷ lệ thất nghiệp Louzis và cộng sự (2011), Makri và cộng sự (2014), Rehma (2017). Lãi suất Jimenez và Saurina (2005), Bofondi và Ropele (2011), Nguyễn Thị Hồng Vinh (2015)