Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu tại NHTMCP á châu 025 (Trang 72)

Tác giả tiến hành sử dụng chỉ số phóng đại phương sai VIF (Variance Inflation Factor) để kiểm định giả thiết không bị hiện tượng đa cộng tuyến. “Đa cộng tuyến là hiện tượng các biến độc lập trong mô hình tương quan tuyến tính với nhau” (Kumari, 2008). Hiện tượng đa cộng tuyến sẽ gây ra sự sai lệch trong dự báo và gây khó khăn trong việc phân tích tác động riêng từng phần của một biến.

Hệ số VIF lớn hơn 10 sẽ gây ra vấn đề đa cộng tuyến nghiêm trọng (Hair và cộng sự, 1995). Có thể thấy tất cả các hệ số VIF của các biến trong mô hình đều <10, vì vậy có thể khẳng định mô hình không có hiện tượng đa cộng tuyến.

3.4.2. Kiểm định phương sai thay đổi

Tác giả sử dụng kiểm định White để kiểm định giả thuyết phương sai của sai số không đổi, giả thuyết H0: Không có hiện tượng phương sai thay đổi

Bảng 3.5. Kiểm định White

White's test for Ho: homoskedasticity

against Ha: unrestricted heteroskedasticity

chi2(31) = 30.27 Prob > chi2 = 0.3021

(Nguồn: Kết xuất từ phần mềm Stata)

Với mức ý nghĩa 1%, kiểm định White cho kết quả Prob= 0,3021 >1% nên chấp nhận giả thuyết H0: Không có hiện tượng phương sai thay đổi trong mô hình.

2.5. Phân tích mô hình hồi quy

Bảng 3.6. Ket quả hồi quy mô hình OLS

Bien Hệ số Sai số chuẩn Giá trị P> \z\

NPL

ROA -.0006234 .0041751 0.883

ETA .5968588 .2218995 0.013

SIZE -.00213 .000682 0.004

GDP -.2135166 .0812636 0.014

CPI .2556686 .0807172 0.004

(Nguồn: Kết xuất từ phần mềm Stata)

Với mô hình tuyến tính với mức ý nghĩa 0.0000 < 0.1, ta có thể biểu diễn thông qua phương trình sau:

N P L t= -0,049 + 0,59E TA t- 0.0020SIZ E t+ 3 . 3 1 L L R t- 0,21 G D P t +0,25 CP

It +

Ut

Đánh giá mô hình hồi quy

Giá trị thống kê F = 15.07 đảm bảo được độ tin cậy của mô hình (Prob> F =0.0000) Với R2R2 hiệu chỉnh ( R2 squared) lần lượt là 78,34% và 73,14% > 50% mô hình tốt, cho thấy mô hình hồi quy tuyến tính đa biến phù hợp với tập dữ liệu.

Bảng 3.7. Kết quả kiểm định sự phù hợp

dự phòng RRTD (LLR), tăng trưởng kinh tế (GDP) và tỷ lệ lạm phát (CPI). Trong đó biến độc lập S I Z Et và GD Pt có tác động cùng chiều đến N P Lt. Biến độc lâp E TAt, L L Rt và C P I t có tác động ngược chiều lên N P Lt.

Tỷ lệ sinh lời trên vốn chủ sở hữu có quan hệ cùng chiều với nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Á Châu với ý nghĩa thống kê 5% đồng nghĩa với với việc Ngân hàng có tỷ lệ sinh lời trên vốn chủ sở hữu cao thì sẽ có tỷ lệ nợ xấu cao. Điều này trái với kỳ vọng ban đầu của tác giả. Nguyên nhân là do theo Thông tư 13/2012/TT- NHNN và Thông tư 36/2014/TT - NHNN, tỷ lệ an toàn vốn tự có trên tổng tài sản phải đảm bảo tối thiểu 9%. Bên cạnh đó, NHTMCP Á Châu là một trong những ngân hàng đầu tiên thí điểm Basel 2, nên Ngân hàng cần phải tăng vốn tự có để đảm bảo đúng theo quy định. Điều này dẫn đến quy mô cho vay tại Ngân hàng sẽ tăng. Tuy nhiên, khi thị trường bước vào giai đoạn bão hòa của tăng trưởng tín dụng nóng, Ngân hàng cần đảm bảo tăng trưởng tín dụng vì vậy Ngân hàng đã lựa chọn các khách hàng có độ an toàn thấp hơn, khả năng trả nợ của nhóm khách hàng này cũng thấp hơn và nợ xấu gia tăng là tất yếu.

Quy mô ngân hàng có mối quan hệ ngược chiều với nợ xấu Ngân hàng TMCP Á Châu. Điều này trùng với kỳ vọng ban đầu của tác giả. Với mức ý nghĩa 1%, khi quy mô ngân hàng tăng 1% thì tương ứng nợ xấu sẽ giảm 0,002%. Hệ số này phản ánh quy mô ngân hàng càng lớn thì sẽ có tỷ lệ nợ xấu thấp. Điều này là do trong giai đoạn 2018 - 2020, ACB đã đa dạng hóa danh mục cho vay tại Ngân hàng. Cụ thể thay vì tập trung cho vay đối tượng cá nhân như giai đoạn trước, Ngân hàng đã đẩy mạnh tăng trưởng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ (với mức tăng trưởng trung bình đạt 12%).

Dự phòng RRTD có mối quan hệ cùng chiều với nợ xấu Ngân hàng TMCP Á Châu. Kết quả này trùng với kỳ vọng ban đầu của tác giả, và kết quả của các nghiên cứu trước đó. Với mức ý nghĩa thống kê 5%, mối quan hệ thuận chiều cho thấy khi ngân hàng trích lập dự phòng cao thì tỷ lệ nợ xấu cao. Nguyên nhân là do, trong giai đoạn dịch Covid -19, tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn, việc sản xuất kinh doanh và thu nhập của khách hàng bị giảm sút, dẫn đến suy giảm khả năng trả nợ cho Ngân hàng, tỷ lệ nợ các nhóm 3,4,5 tăng cao dẫn đến Ngân hàng

phải tăng dự phòng RRTD. Bên cạnh đó việc áp dụng Thông tư 01/2020/TT-NHNN của NHNN về việc cơ cấu lại thời gian trả nợ, miễn giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, có thể khiến các món nợ mặc dù chưa được ghi nhận là “xấu” nhưng có nguy cơ là nợ xấu trong tương lai. Chính vì vậy, Ngân hàng cần có sự chuẩn bị bằng việc trích lập dự phòng RRTD hợp lý.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ ngược chiều với nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Á Châu. Với mức ý nghĩa 5%, khi GDP tăng lên 1% thì nợ xấu tại ngân hàng Á Châu sẽ giảm 0,21%. Kết quả này trùng với kỳ vọng ban đầu của tác giả và cũng là kết quả của các nghiên cứu trước (Rajan và Dhal, 2003; Khemraj và Pasha,2009). Điều này có nghĩa là khi nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng thì tỷ lệ nợ xấu tại Ngân hàng sẽ giảm. Khi nền kinh tế tăng trưởng tốt, khách hàng vay vốn tại Ngân hàng sẽ thuận lợi trong việc sản xuất, kinh doanh, tăng thu nhập, từ đó khả năng trả nợ cho Ngân hàng cũng sẽ tăng, vì thế tỷ lệ nợ xấu giảm.

Lạm phát có mối quan hệ cùng chiều với nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Á Châu. Với mức ý nghĩa thống kê 1%, nếu tỷ lệ lạm phát tăng 1% thì nợ xấu tăng 0,25%. Điều này trùng với kỳ vọng ban đầu của tác giả. Lạm phát tăng sẽ làm giảm thu nhập của khách hàng. Tại ACB đối với các khoản vay trung và dài hạn với lãi suất cho vay thả nổi, khi lạm phát tăng, Ngân hàng sẽ điều chỉnh lãi suất cho vay tăng lên để đảm bảo lãi suất thực, từ đó làm giảm khả năng trả nợ của khách hàng, dẫn đến nợ xấu tăng cao.

2.6. Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Á Châu

2.6.1. Kết quả đạt được

Ngân hàng Á Châu đã phần nào theo dõi và kiểm soát được các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu nhằm hạn chế nợ xấu. Trong đó, đối với nhân tố tỷ lệ sinh lời trên vốn chủ sở hữu Ngân hàng đã luôn đảm bảo chỉ số an toàn vốn CAR theo đúng quy định của NHNN, nhân tố quy mô ngân hàng được kiểm soát bằng việc đa dạng hóa hơn danh mục cho vay, và luôn chú trọng tăng tỷ lệ dự phòng RRTD. Bên cạnh đó, các nhân tố như tỷ lệ nợ xấu năm trước, tăng trưởng tín dụng cũng được Ngân hàng kiểm soát khá tốt.

2.6.2. Hạn chế và nguyên nhân

Tuy nhiên, đối với một số nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu, Ngân hàng cần chú trọng hơn trong việc kiểm soát nhằm hạn chế nợ xấu trong thời gian tới

Đối với nhân tố ứng dụng công nghệ, Ngân hàng trong những năm vừa qua đã đẩy mạnh đầu tư cho công nghệ để tiến gần hơn với cuộc cách mạng fintech, trong đó là đầu tư công nghệ cho việc xây dựng hệ thống thông tin tín dụng trong việc quản lý rủi ro tín dụng. Tuy nhiên việc đầu tư công nghệ tại Ngân hàng vẫn chưa thực sự đủ và bên cạnh đó trong năm 2020 vừa qua do ảnh hưởng của dịch Covid - 19 Ngân hàng phải cắt giảm chi phí đầu tư cho công nghệ nhằm kiểm soát tổng chi phí của Ngân hàng. Đây là điểm mà Ngân hàng cần lưu ý vì việc sử dụng công nghệ thông tin trong thông tin tín dụng là việc rất cần thiết nhằm hỗ trợ cán bộ tín dụng cũng như các nhà quản trị trong việc giám sát và hạn chế nợ xấu.

Bên cạnh đó, một số nhân tố vĩ mô nằm ngoài tầm kiểm soát của Ngân hàng. Trong đó nhân tố tỷ lệ thất nghiệp là một nhân tố của ảnh hưởng khá lớn đến Ngân hàng. Là một ngân hàng bán lẻ hàng đầu với tỷ lệ tín dụng cá nhân chiếm tỷ trọng chủ yếu. Đặc biệt là trong tình hình dịch Covid - 19 năm qua, tỷ lệ thất nghiệp tại Việt Nam gia tăng, ảnh hưởng xấu đến thu nhập của người lao động, giảm khả năng trả nợ đối với Ngân hàng, dẫn đến tỷ lệ nợ xấu tại Ngân hàng tăng cao trong năm 2020. Ngân hàng cần phải chủ động những phương án tốt nhất nhằm thích ứng được những thay đổi của nền kinh tế mà vẫn hạn chế được nợ xấu, tăng HQHĐ.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Tác giả đã sử dụng phương pháp ước lượng bình quân nhỏ nhất để chạy mô hình hồi quy tuyến tính. Ket quả cho thấy các biến vĩ mô và vi mô đều tác động đến tỷ lệ nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Á Châu. Trong đó tỷ lệ sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ETA), tỷ lệ dự phòng RRTD (LLR), và tỷ lệ lạm phát (CPI) có mối tương quan ngược chiều với nợ xấu. Quy mô Ngân hàng (SIZE), tăng trưởng kinh tế (GDP) có mỗi tương quan cùng chiều. Như vậy các nhân tố tác động và mức độ tác động đến nợ xấu tại Ngân hàng ACB đã được làm rõ. Trong chương tiếp theo, tác giả sẽ dựa vào kết quả nghiên cứu để đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm giúp Ngân Hàng ACB hạn chế tỷ lệ nợ xấu trong những năm tiếp theo.

CHƯƠNG 4. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU

4.1. Định hướng của Chính phủ trong quản lý nợ xấu

Theo Nghị quyết số 01/NQ - CP ban hành ngày 01/01/2021 của Chính phủ và chỉ thị số 01/CT-NHNN về tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của ngành Ngân hàng năm 2021 (ban hành ngày 07/01/2021) yêu cầu NHNN:

- Điều hành linh hoạt, chủ động chính sách tiền tệ và các chính sách vĩ mô được. Điều hành tín dụng hợp lý, tăng trưởng tín dụng gắn liền với nâng cao chất lượng tín dụng. Kiểm soát tín dụng các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như bất động sản, BOT, BT giao thông.

- Tổng kết Đề án Cơ cấu nợ xấu tại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 - 2020 ban hành kèm theo Quyết định số 1058/QĐ - TTg ngày 19/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ (Đề án 1058). Theo đó xây dựng Đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021 - 2025. Cơ cấu lại các TCTD, đặc biệt là các tổ chức tín dụng yếu kém. Tích cực triển khai các biện pháp xử lý nợ xấu, kiểm soát và hạn chế nợ xấu mới phát sinh.

- Tăng cường làm việc trực tiếp với TCTD để chỉ đạo công tác quản lý và xử lý nợ xấu. Chỉ đạo TCTD tăng cường quản lý chất lượng tín dụng với mục tiêu đưa tỷ lệ nợ xấu ngoại bảng về mức an toàn (dưới 3%). Giám sát chặt chẽ tình hình hoạt động của các TCTD, tình hình nợ nhóm 2, nợ xấu và các khoản nợ có tiềm ẩn nguy cơ thành nợ xấu để kịp thời có những biện pháp ngăn chặn kịp thời.

- Nâng cao chất lượng nguồn lực về vốn, nhân sự và cơ sở vật chất, thúc đẩy VAMC dựa trên quy định của Pháp luật tiến hành đẩy mạnh hoạt động mua bán nợ Theo đó, VAMC bắt đầu triển khai Chiến lược phát triển VAMC đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, cụ thể:

+ Đẩy mạnh hiệu quả công tác mua nợ thị trường theo đề án NHNN đã phê duyệt. Tiếp tục mua nợ xấu bằng trái phiếu đặc biệt đối với các TCTD có tỷ lệ nợ xấu trên 3%. Tích cực thực hiện các chức năng bao gồm hoạt động bảo

lãnh, đầu tư tài chính, góp vốn, ... cùng các biện pháp quản lý rủi ro, đảm bảo khách quan, minh bạch, tuân thủ quy định của pháp luật.

+ Thực hiện quyết liệt các giải pháp theo Nghị quyết số 42/2017/QH14 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu tại các TCTD. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan địa phương để kịp thời tháo gỡ vướng mắc, khó khăn về mặt pháp lý liên quan đến xử lý nợ xấu.

+ Tăng cường phối hợp với các TCTD trong việc thu hồi nợ, cơ cấu lại nợ, bán và xử lý tài sản đảm bảo đối với các khoản nợ xấu đã mua. Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia mua bán nợ.

+ Định hướng xây dựng thị trường mua, bán nợ xấu tập trung tại Việt Nam.

4.2. Giải pháp nhằm hạn chế nợ xấu tại NHTMCP Á Châu- Đa dạng hóa danh mục tín dụng - Đa dạng hóa danh mục tín dụng

Trong bài nghiên cứu đã chỉ ra rằng nợ xấu có mối tương quan cùng chiều với quy mô ngân hàng. Tuy nhiên, là ngân hàng có quy mô tài sản lớn trong ngành, ACB cần thận trọng với quyết định cho vay, không nên cho vay tập trung một hay một vài đối tượng, mà nên đa dạng hóa danh mục cho vay nhằm phân tán rủi ro tín dụng một cách chủ động.

+ Đa dạng hóa đối tượng khách hàng: Đối với ngân hàng ACB cần đẩy mạnh tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, thay vì chỉ tập trung vào khách hàng cá nhân. Khách hàng doanh nghiệp là đối tượng rất tiềm năng của ngân hàng trong tương lai. Bên cạnh đó ngân hàng luôn đảm bảo tỷ lệ cho vay nhất định đối với khách hàng dựa vào tổng số vốn mà khách hàng để tránh sự RRTD bất ngờ từ khách hàng đó.

+ Đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh kinh tế, để tránh sự cạnh tranh của các ngân hàng khác cũng như tránh được rủi ro do khi có sự thay đổi của chính sách Nhà nước về cơ cấu cho vay đối ngành nghề kinh doanh.

+ Đa dạng hóa kỳ hạn cho vay, luôn đảm bảo tỷ lệ cân bằng nhất định cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn, tránh những rủi ro do lãi suất của thị trường. ACB cần đẩy mạnh hơn nữa cho vay ngắn hạn, vì những khoản vay có tính thanh khoản tốt và ít gây ra tình trạng nợ xấu cho Ngân hàng.

+ Duy trì tỷ lệ cho vay hợp lý giữa đồng Việt Nam và đồng ngoại tệ nhằm vẫn đáp ứng được nhu cầu vay vốn của khách hàng và tránh được RRTD trong trường hợp tỷ giá hối đoái thay đổi

- Nâng cao nguồn vốn tự có của Ngân hàng

Nguồn vốn tự có của ngân hàng được ví như “tấm đệm” để nâng đỡ khi xảy ra vấn đề thiếu hụt thanh khoản tạm thời, phòng ngừa RRTD. Các ngân hàng TMCP tại Việt Nam nói chung và ngân hàng ACB nói riêng đang chịu áp lực lớn về vốn ngày càng tăng để đảm bảo các chỉ số an toàn vận hành. Có thể thấy, việc tăng vốn là một yếu tố cần thiết để cải thiện khả năng cạnh tranh trong bối cảnh thị trường tài chính hiện nay. Ở các nước phát triển, hiệp ước Basel IV đã được ra mắt và sử dụng. Tuy nhiên, tại Việt Nam, tiêu chuẩn Basel III đang được áp dụng. Một trong những tiêu chí được đề cập trong tiêu chuẩn Basel III là tỷ lệ an toàn vốn (CAR). Do đó, để đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, ngân hàng cần phải đồng thời tăng vốn chủ sở hữu và tăng vốn huy động.

- Trích lập tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng hợp lý

Theo Thông tư 01/2020/TT-NHNN ban hành ngày 13/3/2020 và Thông tư 03/2021/TT-NHNN ban hành ngày 02/4/2021 đã quy định về việc cơ cấu lại thời gian trả nợ, miễn giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 và việc trích lập dự phòng rủi ro đối với khách hàng đã được cơ cấu lại nợ. Việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng cần đảm bảo theo đúng quy định

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu tại NHTMCP á châu 025 (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w