Định hướng của Chính phủ trong quản lý nợxấu

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu tại NHTMCP á châu 025 (Trang 80 - 81)

Theo Nghị quyết số 01/NQ - CP ban hành ngày 01/01/2021 của Chính phủ và chỉ thị số 01/CT-NHNN về tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của ngành Ngân hàng năm 2021 (ban hành ngày 07/01/2021) yêu cầu NHNN:

- Điều hành linh hoạt, chủ động chính sách tiền tệ và các chính sách vĩ mô được. Điều hành tín dụng hợp lý, tăng trưởng tín dụng gắn liền với nâng cao chất lượng tín dụng. Kiểm soát tín dụng các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như bất động sản, BOT, BT giao thông.

- Tổng kết Đề án Cơ cấu nợ xấu tại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 - 2020 ban hành kèm theo Quyết định số 1058/QĐ - TTg ngày 19/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ (Đề án 1058). Theo đó xây dựng Đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021 - 2025. Cơ cấu lại các TCTD, đặc biệt là các tổ chức tín dụng yếu kém. Tích cực triển khai các biện pháp xử lý nợ xấu, kiểm soát và hạn chế nợ xấu mới phát sinh.

- Tăng cường làm việc trực tiếp với TCTD để chỉ đạo công tác quản lý và xử lý nợ xấu. Chỉ đạo TCTD tăng cường quản lý chất lượng tín dụng với mục tiêu đưa tỷ lệ nợ xấu ngoại bảng về mức an toàn (dưới 3%). Giám sát chặt chẽ tình hình hoạt động của các TCTD, tình hình nợ nhóm 2, nợ xấu và các khoản nợ có tiềm ẩn nguy cơ thành nợ xấu để kịp thời có những biện pháp ngăn chặn kịp thời.

- Nâng cao chất lượng nguồn lực về vốn, nhân sự và cơ sở vật chất, thúc đẩy VAMC dựa trên quy định của Pháp luật tiến hành đẩy mạnh hoạt động mua bán nợ Theo đó, VAMC bắt đầu triển khai Chiến lược phát triển VAMC đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, cụ thể:

+ Đẩy mạnh hiệu quả công tác mua nợ thị trường theo đề án NHNN đã phê duyệt. Tiếp tục mua nợ xấu bằng trái phiếu đặc biệt đối với các TCTD có tỷ lệ nợ xấu trên 3%. Tích cực thực hiện các chức năng bao gồm hoạt động bảo

lãnh, đầu tư tài chính, góp vốn, ... cùng các biện pháp quản lý rủi ro, đảm bảo khách quan, minh bạch, tuân thủ quy định của pháp luật.

+ Thực hiện quyết liệt các giải pháp theo Nghị quyết số 42/2017/QH14 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu tại các TCTD. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan địa phương để kịp thời tháo gỡ vướng mắc, khó khăn về mặt pháp lý liên quan đến xử lý nợ xấu.

+ Tăng cường phối hợp với các TCTD trong việc thu hồi nợ, cơ cấu lại nợ, bán và xử lý tài sản đảm bảo đối với các khoản nợ xấu đã mua. Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia mua bán nợ.

+ Định hướng xây dựng thị trường mua, bán nợ xấu tập trung tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu tại NHTMCP á châu 025 (Trang 80 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w