Kinh nghiệm từ Ngânhàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu tại NHTMCP á châu 025 (Trang 38 - 39)

(Vietcombank)

- Bối cảnh: Giai đoạn những năm 2016 - 2020, trong bối cảnh việc cơ cấu lại nợ

NHNN năm 2012, các TCTD thực hiện cơ cấu lại nợ mà không phải chuyển nhóm nợ, theo đó một lượng lớn dư nợ đáng lẽ là nợ xấu nhưng lại được cơ cấu lại thời gian trả nợ. Bên cạnh đó, Công ty Quản lý tài sản Việt Nam (VAMC) hoạt động chưa thực sự có hiệu quả, số lượng nợ xấu giải quyết được còn ít. Nợ xấu của ngân hàng Vietcombank thời điểm đó lên tới 1,48% (cuối năm 2016). Với việc đưa tỷ lệ nợ xấu tại ngân hàng xuống còn 0,62% vào năm 2020 thấp nhất toàn ngành, bên cạnh việc quyết liệt xử lý nhanh nợ xấu, Vietcombank có những biện pháp hạn chế nợ xấu tăng trở lại, bao gồm:

Thứ nhất, Xây dựng mô hình quản lý RRTD tập trung. Xây dựng hệ thống phương thức quản lý và xử lý nợ xấu bao gồm hai nhóm: Nhóm biện pháp chủ động phòng ngừa và Nhóm biện pháp xử lý thu hồi nợ. Trong đó, việc phòng ngừa, hạn chế nợ xấu được quán triệt thường xuyên với việc nâng cao chất lượng thẩm định, thận trọng trong công tác chấm điểm và xếp hạng tín dụng và theo dõi chặt chẽ hoạt động kinh doanh của khách hàng.

Thứ hai, Xây dựng chiến lược quản lý rủi ro: trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro trong toàn hệ thống. Trong bối cảnh của dịch Covid - 19, việc hiện cơ cấu lại thời gian trả nợ, miễn giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 Theo Thông tư 01/2020/TT-NHNN ban hành ngày 13/3/2020 có thể khiến các khoản nợ có thể thành “xấu” trong tương lai. Tính đến quý I năm 2021, Vietcombank đã thực hiện trích lập dự phòng RRTD đạt 19.344 tỷ đồng. Tỷ lệ dự phòng bao nợ xấu nội bảng khoảng 377% (cao nhất trong hệ thống ngân hàng), nghĩa là cứ 100 đồng nợ xấu sẽ được bao phủ bởi 377 đồng dự phòng.

Thứ ba, Ngân hàng quyết liệt thực hiện tốt quy trình quản lý tín dụng: bao gồm các khâu thẩm định, kiểm tra trước và sau khi cho vay, ... việc thực hiện và quản lý nghiêm ngặt quy trình khiến Vietcombank sớm phát hiện và ngăn chặn hạn chế nợ xấu, từ đó xây dựng quy trình tín dụng hiệu quả nhất.

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu tại NHTMCP á châu 025 (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w