Giải pháp nhằm hạn chế nợxấu tại NHTMCP Á Châu

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu tại NHTMCP á châu 025 (Trang 81 - 83)

- Đa dạng hóa danh mục tín dụng

Trong bài nghiên cứu đã chỉ ra rằng nợ xấu có mối tương quan cùng chiều với quy mô ngân hàng. Tuy nhiên, là ngân hàng có quy mô tài sản lớn trong ngành, ACB cần thận trọng với quyết định cho vay, không nên cho vay tập trung một hay một vài đối tượng, mà nên đa dạng hóa danh mục cho vay nhằm phân tán rủi ro tín dụng một cách chủ động.

+ Đa dạng hóa đối tượng khách hàng: Đối với ngân hàng ACB cần đẩy mạnh tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, thay vì chỉ tập trung vào khách hàng cá nhân. Khách hàng doanh nghiệp là đối tượng rất tiềm năng của ngân hàng trong tương lai. Bên cạnh đó ngân hàng luôn đảm bảo tỷ lệ cho vay nhất định đối với khách hàng dựa vào tổng số vốn mà khách hàng để tránh sự RRTD bất ngờ từ khách hàng đó.

+ Đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh kinh tế, để tránh sự cạnh tranh của các ngân hàng khác cũng như tránh được rủi ro do khi có sự thay đổi của chính sách Nhà nước về cơ cấu cho vay đối ngành nghề kinh doanh.

+ Đa dạng hóa kỳ hạn cho vay, luôn đảm bảo tỷ lệ cân bằng nhất định cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn, tránh những rủi ro do lãi suất của thị trường. ACB cần đẩy mạnh hơn nữa cho vay ngắn hạn, vì những khoản vay có tính thanh khoản tốt và ít gây ra tình trạng nợ xấu cho Ngân hàng.

+ Duy trì tỷ lệ cho vay hợp lý giữa đồng Việt Nam và đồng ngoại tệ nhằm vẫn đáp ứng được nhu cầu vay vốn của khách hàng và tránh được RRTD trong trường hợp tỷ giá hối đoái thay đổi

- Nâng cao nguồn vốn tự có của Ngân hàng

Nguồn vốn tự có của ngân hàng được ví như “tấm đệm” để nâng đỡ khi xảy ra vấn đề thiếu hụt thanh khoản tạm thời, phòng ngừa RRTD. Các ngân hàng TMCP tại Việt Nam nói chung và ngân hàng ACB nói riêng đang chịu áp lực lớn về vốn ngày càng tăng để đảm bảo các chỉ số an toàn vận hành. Có thể thấy, việc tăng vốn là một yếu tố cần thiết để cải thiện khả năng cạnh tranh trong bối cảnh thị trường tài chính hiện nay. Ở các nước phát triển, hiệp ước Basel IV đã được ra mắt và sử dụng. Tuy nhiên, tại Việt Nam, tiêu chuẩn Basel III đang được áp dụng. Một trong những tiêu chí được đề cập trong tiêu chuẩn Basel III là tỷ lệ an toàn vốn (CAR). Do đó, để đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, ngân hàng cần phải đồng thời tăng vốn chủ sở hữu và tăng vốn huy động.

- Trích lập tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng hợp lý

Theo Thông tư 01/2020/TT-NHNN ban hành ngày 13/3/2020 và Thông tư 03/2021/TT-NHNN ban hành ngày 02/4/2021 đã quy định về việc cơ cấu lại thời gian trả nợ, miễn giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 và việc trích lập dự phòng rủi ro đối với khách hàng đã được cơ cấu lại nợ. Việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng cần đảm bảo theo đúng quy định của bản thân Ngân hàng và của các văn bản pháp luât. Trong bài nghiên cứu, tỷ lệ nợ xấu có quan hệ cùng chiều với tỷ lệ dự phòng rủi ro đồng nghĩa với việc dư nợ các khoản nợ xấu tăng cao dẫn đến trích lập dự phòng tăng. Điều này dẫn đến Ngân hàng sẽ phải tốn nhiều chi phí trong việc trích lập dự phòng.

- Nâng cao chất lượng hệ thống thông tin tín dụng

+ Thông tin khách hàng cần được cập nhập chính xác, thường xuyên và kịp thời giúp cho việc cấp tín dụng chính xác và phù hợp, phòng ngừa RRTD cũng như hạn chế tỷ lệ nợ xấu. Trước và trong khi cho vay, nhân viên tín dụng vẫn phải thường xuyên kiểm tra các thông tin thực tế tình hình sử dụng vốn vay cũng như khả năng tài chính của khách hàng để kịp thời phát hiện những rủi ro.

+ Nâng cao hệ thống xếp hạng tín dụng

Bài nghiên cứu đã chỉ ra trong cơ cấu nợ xấu tại Ngân hàng Á Châu, tỷ lệ nợ nhóm 5 chiếm tỷ trọng lớn, Ngân hàng cần phải nâng cao hơn nữa chất lượng quản trị rủi ro tín dụng, rà soát thường xuyên và kiểm soát chặt chẽ các nhóm nợ nhằm tránh trường hợp nhảy nhóm nợ đến nợ nhóm 5- Nợ có khả năng mất vốn, gây nhiều tổn thất cho Ngân hàng.

Ngoài việc đánh giá dựa trên thang chấm điểm, xếp hạng các chỉ số tài chính (kết quả HĐKD, khả năng thanh khoản, ...) cần kết hợp với các yếu tố phi tài chính (trình độ quản lý, khả năng thích ứng với thay đổi của thị trường, tư chất của người quản lý, ..) nằm lượng hóa RRTD cho Ngân hàng. Cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa con người và công nghệ trong việc xếp hạng tín dụng nhằm quản trị rủi ro một cách tốt hơn cũng như giảm thiểu được tỷ lệ nợ xấu.

- Nâng cao năng lực cán bộ tín dụng

Cán bộ tín dụng là những người trực tiếp kiểm tra, giám sát tình hình thực tế của khách hàng vì thế nâng cao năng lực cán bộ tín dụng là điều cần thiết. Ngân hàng cần thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo, nâng cao trình độ cũng như nghiệp vụ tín dụng cho cán bộ. Ngân hàng cần thường xuyên kiểm tra để tìm ra những chỗ yếu và kịp thời có những hướng giải quyết phù hợp giúp rèn luyện nâng cao năng lực nghiệp vụ, giảm thiểu sai sót.

Nâng cao tư chất đạo đức cho cán bộ tín dụng cũng là một trong những biện pháp cần thiết hiện nay. Ngân hàng ACB cần chú trọng đến việc xây dựng quy định trách nhiệm với cán bộ tín dụng với các khoản vay. Ngân hàng cần thường xuyên kiểm soát nội bộ để nhanh chóng phát hiện những vi phạm và có biện pháp xử lý kịp thời và phù hợp.

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu tại NHTMCP á châu 025 (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w