Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác phân tích tài chính khách hàng trong

Một phần của tài liệu Công tác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động cho vay tại NH TMCP sài gòn thương tín chi nhánh long biên – thực trạng và giải pháp 038 (Trang 30)

7. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

1.3.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác phân tích tài chính khách hàng trong

trong hoạt động cho vay của NHTM

a. Thông tin tài chính:

Để phân tích một doanh nghiệp, các thông tin tài chính là những thứ không thể thiếu, phản ánh một cách trực quan nhất tình hình tài chính của doanh nghiệp đó. Các thông tin tài chính bao gồm những thông tin kế hoạch và thực tế về các khoản thu, chi, tài sản hiện hữu, khoản phải thu... của doanh nghiệp. Những thông tin này thường được lấy từ Báo cáo tài chính, Báo cáo thường niên, Báo cáo kế toán quản trị, Báo cáo của Hội đồng quản trị. và các văn bản khác có liên quan. Ngoài ra, thông tin tài chính có thể được thu thập từ các hóa đơn, chứng từ và các tài liệu kế toán chi tiết khác.

b. Thông tin phi tài chính:

Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp luôn bị tác động bởi nhiều nhân tố, không chỉ bên trong mà cả bên ngoài doanh nghiệp. Do đó, khi phân tích tổng thể tình hình tài chính của doanh nghiệp, ngoài những số liệu tài chính trực quan, người ta còn phải xem xét đến các thông tin phi tài chính như thông tin về doanh nghiệp, thông tin về ngành hoạt động của doanh nghiệp, thông tin về môi trường kinh doanh, thông tin kinh tế, chính trị... Thông tin phi tài chính được chia làm ba nhóm chính, bao gồm:

• Các thông tin chung:

Là những thông tin liên quan đến môi trường kinh tế, chính trị, luật pháp như: sự tăng trưởng hay suy thoái kinh tế, các vấn đề kinh tế hiện hữu có thể ảnh hưởng đến toàn bộ các doanh nghiệp đang hoạt động như khủng hoảng kinh tế, lạm phát..., sự can thiệp của Nhà nước vào hoạt động kinh tế như các chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ, chính sách về thuế, các điều luật nhằm thúc đẩy hay kìm hãm một ngành nghề kinh doanh, các quy định về giá cả hàng hóa.

• Các thông tin theo ngành kinh tế:

Khi nghiên cứu những thông tin này, các nhà phân tích sẽ đặt sự phát triển của doanh nghiệp vào trong mối liên hệ với hoạt động chung của toàn ngành kinh doanh, từ đó thấy được đặc điểm kinh doanh của ngành có liên quan đến: sản phẩm, công nghệ, áp lực cạnh tranh.

• Các thông tin về doanh nghiệp:

Là các thông tin liên quan đến cơ cấu tổ chức, lĩnh vực hoạt động, mục tiêu và chiến lược, sản phẩm và định hướng chính sách hoạt động của doanh nghiệp. Đây là những thông tin đem đến cho nhà phân tích cái nhìn tổng quát nhất về một doanh nghiệp, từ đó dựa trên các thông tin tài chính và phi tài chính khác để đưa ra những nhận định về năng lực hoạt động và khả năng trả nợ của doanh nghiệp đó.

c. Các nhân tố liên quan đến nội bộ ngân hàng: • Cán bộ phân tích:

Trong quá trình phân tích tài chính doanh nghiệp thì cán bộ cho vay đóng một vai trò hết sức quan trọng, họ là người trực tiếp tạo ra sản phẩm phân tích tài chính. Trước hết, họ là người trực tiếp thu thập các nguồn thông tin về doanh nghiệp, tiếp xúc với người đại diện của doanh nghiệp và cũng là người trực tiếp tham gia vào quá trình phân tích. Do đó, chất lượng của đội ngũ chuyên viên KHDN là yếu tố quyết định đến chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp nói riêng và chất lượng tín dụng nói chung. Cán bộ phân tích đủ, có trình độ chuyên môn cao, có đạo đức nghề nghiệp, có tinh thần trách nhiệm sẽ nâng cao được hiệu quả phân tích. Nếu số lượng cán bộ phân tích ít không đáp ứng được khối lượng công việc, hay trình độ chuyên môn của cán bộ thấp đều ảnh hướng tới hiệu quả phân tích tài chính doanh nghiệp. Và đặc biệt, trong kinh doanh ngân hàng thì các

ngân hàng luôn đối mặt với rủi ro đạo đức của các cán bộ làm việc trong môi trường ngân hàng. Đội ngũ cán bộ tha hóa, chạy theo đồng tiền, cấu kết với khách hàng sẽ gây ra những tổn thất lớn cho ngân hàng nếu không được phát hiện và xử lý.

• Trình độ ứng dụng khoa học kĩ thuật trong phân tích tài chính:

Việc khai thác thông tin từ những nguồn sẵn có, việc thu thập và xử lý thông tin đòi hỏi phải có một hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tốt nhằm rút ngắn thời gian, nâng cao độ chính xác, tăng độ tin cậy của nguồn thông tin. Một cơ sở vật chất, các phương tiện phục vụ cho công tác phân tích nghèo nàn, cách tính toán chỉ tiêu chủ yếu dựa vào tính toán thông thường trên máy tính, chưa có những mô hình hàm chạy đánh giá hiệu quả hoạt động tài chính của doanh nghiệp cũng là một trong những yếu tố tác động lớn đến chất lượng của kết quả phân tích tài chính doanh nghiệp tại Chi nhánh.

• Chi phí cho quá trình phân tích:

Các khoản chi được tính là chi phí hợp lí cho các hoạt động phân tích tài chính hiện nay đang còn rất eo hẹp, hạn chế CVKH tiếp xúc với doanh nghiệp cũng như tìm kiếm các nguồn thông tin ngoài liên quan đến ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp đề nghị vay vốn. Việc hỗ trợ kinh phí cho CVKH trong công tác tìm kiếm, thu thập nguồn thông tin hiệu quả và có phương pháp phân tích tốt nhất là rất cần thiết, bởi điều này ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả phân tích tài chính doanh nghiệp của Ngân hàng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Cho vay là hoạt động vô cùng quan trọng, đóng vai trò chủ lực trong việc tạo nên lợi nhuận cho các NHTM. Vì vậy, công tác phân tích tài chính KHDN trong hoạt động cho vay của ngân hàng luôn cần được chú trọng. Ở chương này, khóa luận đã hệ thống hóa và làm rõ những nội dung cơ bản về hoạt động cho vay của NHTM và công tác PTTC KHDN trong hoạt động cho vay từ khái niệm, vai trò, cho đến phương pháp, nội dung phân tích, những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động PTTC KHDN. Tùy thuộc vào mỗi ngân hàng khác nhau mà sẽ có những quy trình, quy định riêng về công tác PTTC nhưng nhìn chung chương 1 sẽ là cơ sở lý thuyết cơ bản để NHTM áp dụng thực tiễn vào hoạt động cho vay. Tóm lại, công tác PTTC KHDN là một khâu rất quan trọng trong quá trình cấp khoản vay cho KHDN, nó ảnh hưởng trực tiếp đến độ hợp lý, đúng đắn của quyết định cấp khoản vay. Thực hiện tốt công tác này sẽ góp phần hạn chế rủi ro trong việc cấp khoản vay, đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng ổn định, tạo động lực phát triển.

Để cụ thể hóa những nội dung về PTTC KHDN trong hoạt động cho vay đã đề cập trong chương 1, chương 2 sẽ đi sâu vào thực trạng hoạt động PTTC KHDN tại NHTMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Long Biên trong những năm gần đây.

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN - CHI NHÁNH LONG BIÊN 2.1. Tổng quan về ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín - Chi nhánh Long Biên

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng TMCP Sài Gòn ThươngTín (Sacombank) Tín (Sacombank)

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) được thành lập vào năm 1991, trên cơ sở hợp nhất Ngân hàng phát triển kinh tế Gò Vấp và 03 hợp tác xã tín dụng Lữ Gia - Tân Bình - Thành Công, với vốn điều lệ là 3 tỷ Việt Nam đồng.

Trong quá trình 30 năm hình thành và phát triển, Sacombank đến đầu năm 2021 đã phát triển theo mô hình ngân hàng bán lẻ, có mạng lưới hoạt động tại 52 tỉnh thành tại Việt Nam và mở rộng sang các nước Đông Dương bao gồm gồm 566 điểm giao dịch, trong đó có 109 chi nhánh, 443 Phòng giao dịch, 05 điểm giao dịch tại Lào, 09 điểm giao dịch tại Campuchia.

Tại thời điểm 31/12/2020, với mức vốn điều lệ 18.852 tỷ đồng, Sacombank được biết đến là một trong những ngân hàng TMCP hàng đầu tại Việt Nam về vốn điều lệ, về mạng lưới hoạt động và về tốc độ tăng trưởng trong HĐKD. Giai đoạn 2021, định hướng chính của Sacombank là đẩy mạnh quá trình tái cơ cấu sát nhập, đẩy mạnh chuyển đổi số, tăng cường quản trị rủi ro và nâng cao quy mô, năng suất hiệu quả hoạt động.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức của ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - Chi nhánhLong Biên Long Biên

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín - Chi nhánh Long Biên được thành lập ngày 18/07/2006 - tọa lạc tại trụ sở số 484 Nguyễn Văn Cừ, phường Gia Thụy, quận Long Biên, Hà Nội.

Sacombank Long Biên đã trở thành Ngân hàng tương đối lớn trên địa bàn Quận Long Biên, gồm 01 Chi nhánh và 04 phòng giao dịch: PGD Yên Viên, PGD Gia Lâm, PGD Ngô Gia Tự, PGD Thạch Bàn và 04 phòng nghiệp vụ: phòng tín

Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 2019/2018 2020/2019 Số tuyệt đối Số tương đối Số tuyệt đối Số tương đối Huy động vốn theo kỳ hạn 3.705.000 3.750.000 3.772.000 45.000 1,21% 22.000 0,59% Cho vay khách hàng 1.533.000 1.857.000 1.876.000 324.000 21,14% 19.000 1,02%

Thu thuần lãi 80.869 83.800 84.300 2.931 3,62% 500 0,59%

dụng cá nhân, phòng tín dụng doanh nghiệp, phòng kiểm soát rủi ro, phòng kế toán và quỹ.

Đối với một khoản vay của KHDN, ban giám đốc, phòng doanh nghiệp và phòng kiểm soát rủi ro đóng góp vai trò quan trọng trong việc đánh giá khoản vay. Trong đó, phòng doanh nghiệp và 4 phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh chịu trách nhiệm phân tích tình hình tài chính KHDN, đánh giá tính hiệu quả và tính pháp lý của khoản vay, phòng kiểm soát rủi ro là phòng ban chuyên trách kiểm soát lại tính đầy đủ và chính xác của hồ sơ cung cấp. Ban Giám đốc là những người thẩm định hồ sơ và đưa ra phê duyệt cuối cùng đối với doanh nghiệp vay vốn.

Hình 2.1: Sơ đồ bộ máy quản lý của Sacombank Long Biên

Nguồn: Sacombank

24

Bảng 2.1: Kết quả HĐKD của Sacombank Long Biên trong giai đoạn 2018 - 2020

Thu dịch vụ +

khác 19.774 21.000 21.550 1.226 6,2% 550 2,61% Chi hoạt động 35.821 36.800 36.950 979 2,7% 150 0,41% Lợi nhuận trước

DPRR 64.822 68.000 68.900 3.178 4,9% 900 1,31% Tỷ lệ nợ quá

hạn 1% 1% 1,3% 0 0% 0,3 30%

Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 2019/2018 2020/2019 Số tuyệt đối Số tương đối Số tuyệt đối Số tương đối THEO THỜI GIAN 1.533.000 1.857.00 0 1.876.000 324.000 21,14% 19.000 1,02% Ngắn hạn 968.000 1.250.000 1.170.000 282.000 29,13% -80.000 -6,4% Trung dài hạn 565.000 607.000 706.000 42.000 7,43% 99.000 16,31% THEO LOẠI TIỀN 1.533.000 1.857.00 0 1.876.000 324.000 21,14% 19.000 1,02% VNĐ 1.510.000 1.771.00 0 1.724.000 261.000 17,28% -47.000 -2,65% USD (ngàn USD) 1.031 3.700 6.535 2.669 258,87% 2.835 76,62%

(Nguồn: Báo cáo tài chính chi nhánh các năm 2018 - 2020)

Hoạt động kinh doanh của chi nhánh tăng trưởng đều trong giai đoạn 2018 -

2020, các chỉ số tài chính được đều ở mức ổn định. Cho dù năm 2020 ngành ngân hàng nói chung và chi nhánh nói riêng đều gặp khó khăn do nhiều lần bùng phát dịch bệnh Covid - 19, Sacombank Long Biên vẫn đạt được nhiều thành tựu trong kết quả hoạt động kinh doanh.

Trong năm 2020, Sacombank Long Biên đạt kết quả huy động vốn là 3.772.000 triệu đồng và dư nợ vay đạt 1.857.000 triệu đồng, tăng nhẹ so với cùng kỳ năm 2019 là 19.000 triệu đồng. Thế mạnh của chi nhánh là tập trung vào hoạt động cho vay đối với ngành bán lẻ. Chi nhánh hiện tại đang đẩy mạnh khai thác lĩnh vực thanh toán quốc tế vì mảng này mang lại nguồn thu nhập khá lớn từ hai hoạt

25

động dịch vụ chính là phát hành LC và bảo lãnh. Lợi nhuận trước dự phòng rủi ro của chi nhánh đạt 68.900 triệu đồng, tăng nhẹ so với cùng kì các năm 2018, 2019 lần lượt là 64.822 và 68.000 triệu đồng, cho thấy HĐKD của chi nhánh có những bước phát triển bền vững. Tình trạng nợ quá hạn của chi nhánh của chi nhánh luôn mức rất thấp (luôn dưới 1,5%). Tình hình nợ xấu luôn được bảo đảm do chi nhánh luôn chủ động xây dựng phương án, kế hoạch xử lý nợ xấu, có các giải pháp ngăn chặn nợ xấu phát sinh; rà soát việc phân loại nợ, vì vậy tỷ lệ nợ xấu luôn ở mức dưới 0,5%.

Bảng 2.2: Cơ cấu dư nợ cho vay khách hàng của Sacombank Long Biên trong giai đoạn 2018 - 2020

Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020

Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%)

Khách hàng cá nhân 733.515 39,5% 864.836 46,1%

Khách hàng SME 1.123.485 60,5% 1.011.164 53,9%

Tổng dư nợ 1,857,000 100% 1,876,000 100%

(Nguồn: BCTC chi nhánh các năm 2018 - 2020)

26

Dư nợ cho vay tại chi nhánh tăng mạnh 324,000 triệu đồng trong giai đoạn 2018 - 2019 tuy nhiên chỉ tăng nhẹ trong giai đoạn 2019 - 2020 do hậu quả của việc giãn cách xã hội do dịch Covid - 19. Cho vay trung dài hạn cũng tăng mạnh 99,000 triệu đồng trong năm 2020 để hỗ trợ người dân và DN có nhu cầu vay vốn trở lại sản xuất kinh doanh sau khi tình hình dịch bệnh thuyên giảm.

Bảng 2.3: Cơ cấu dư nợ cho vay theo nhóm khách hàng của Sacombank Long Biên trong giai đoạn 2019 - 2020

Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020

Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%)

DN thức ăn chăn nuôi 79.543 908 66.231 8,55%

DN viễn thông 146.390 18,03 200.413 22,82% DN xây lắp 290.196 22,83 191.109 20,9% DN thiết bị điện tử 364.121 28,41 410.533 33,60% DN vận tải 151.895 13,52 62.490 6,18% Cho vay mục đích khác 91.340 8,13 80.388 7,95% Tổng cộng 1.123.485 100.00 1.011.164 100.00%

(Nguồn: Báo cáo tài chính chi nhánh các năm 2019 - 2020)

Dựa vào biểu đồ trên có thể thấy dư nợ cho vay tại Sacombank Long Biên tập trung vào 02 nhóm khách hàng là KHCN và doanh nghiệp nhỏ và vừa. Điều này hoàn toàn phù hợp với định hướng kinh doanh mà Ban lãnh đạo Sacombank đã đưa ra cho các chi nhánh, đó là tập trung vào hoạt động bán lẻ. Điểm mạnh của Sacombank là các sản phẩm cho vay tập trung vào phân khúc khách hàng cá nhân và DN nhỏ và vừa. Đối với mảng khách hàng DN lớn sẽ do khối Ngân hàng bán buôn phụ trách.

27

Bảng 2.4: Cơ cấu dư nợ cho vay khách hàng SME theo nhóm ngành nghề của Sacombank Long Biên trong giai đoạn 2019 - 2020

(Nguồn: Phòng KHDN Sacombank Long Biên)

Dựa vào bảng số liệu trên, Sacombank Long Biên tập trung phát triển cho vay KHDN đối với một số ngành nghề trọng điểm bao gồm: DN viễn thông, DN xây lắp, DN thiết bị điện tử. Đặc biệt khách hàng DN viễn thông và DN thiết bị điện tử tăng trưởng tương đối mạnh lần lượt là 4,79% và 5,19%. Nhận thấy được tầm quan trọng và tăng trưởng của ngành công nghiệp điện tử và hạ tầng viễn thông trong bối cảnh toàn cầu hóa, Sacombank CN Long Biên đã đẩy mạnh việc cho vay vốn đối với những DN thuộc lĩnh vực trên.

Nhìn chung, những doanh nghiệp vay vốn tại ngân hàng có lĩnh vực hoạt động khá đa dạng, tuy nhiên định hướng trong thời gian tới của Sacombank CN Long Biên là tập trung cho vay vốn đối với những ngành nghề phát triển mạnh như công nghệ và viễn thông nhằm đảm bảo an toàn vốn cho vay trước những biến động lớn của nền kinh tế.

Kết luận chung: Nhìn chung, HĐKD và cho vay vốn của Sacombank Long Biên đang hoạt động tốt, hoạt động cho vay luôn tăng trưởng, tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ xấu luôn ở mức thấp cho thấy sự an toàn đối với những khoản vay vốn tại ngân hàng. Nhờ quá trình phân tích tài chính DN đã giúp ngân hàng nắm rõ được thông tin tình hình kinh doanh và tài chính của DN giúp giảm thiểu tối đa các

Tổng số đểm xếp hạng Phân loại nợ Đánh giá doanh nghiệp

Từ Đến

> 90 ≤ 100 AAA Đủ tiêu chuẩn Xuất sắc

trường hợp nợ quá hạn và nợ xấu. Nhiều lĩnh vực có nhiều khả năng phát triển trong tương lai đang được chi nhánh tập trung cho vay, trong khi các lĩnh vực bị tác động mạnh bởi những biến động của thị trường đang có xu hướng được chi nhánh giảm tỉ

Một phần của tài liệu Công tác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động cho vay tại NH TMCP sài gòn thương tín chi nhánh long biên – thực trạng và giải pháp 038 (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(81 trang)
w