Kiến nghị đối với bộ Tài chính

Một phần của tài liệu Công tác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động cho vay tại NH TMCP sài gòn thương tín chi nhánh long biên – thực trạng và giải pháp 038 (Trang 76 - 81)

7. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

3.3.4. Kiến nghị đối với bộ Tài chính

Thứ nhất, bộ Tài chính nên xây dựng một cơ quan chuyên trách chuyên phân tích và xếp hạng tín nhiệm đối với các doanh nghiệp tại Việt Nam. Điều này giúp đơn giản hóa thủ tục cho các NHTM, giúp NHTM tiết kiệm được nhiều thời gian và chi phí. Ngoài ra, việc này sẽ giúp Bộ Tài chính đánh giá, và giám sát được các DN đang hoạt động trên cả nước, từ đó đảm bảo nghĩa vụ nộp thuế của các DN.

Thứ hai, bộ cần đưa ra những chính sách đảm bảo chất lượng thông tin mà các DN cung cấp. Để đảm bảo an toàn cho các NHTM cung cấp vốn, bộ Tài chính cần bổ sung các quy định để tăng độ chính xác của các thông tin trên BCTC.

Thứ ba, bộ cần xây dựng bộ chỉ tiêu trung bình đối với mỗi ngành nghề để làm cơ sở cho công tác phân tích, đánh giá tài chính DN tại các NHTM. Đặc biệt, bộ cần yêu cầu hệ thống các NHTM tại Việt Nam áp dụng bộ chỉ tiêu trên trong quá trình phân tích để có thể tạo sự thống nhất giữa các CN trong cùng một hệ thống ngân hàng và toàn bộ hệ thống ngân hàng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trong chương 3, khóa luận đã đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác phân tích BCTC doanh nghiệp tại NHTMCP Sài Gòn - Thương Tín nhằm khắc phục những hạn chế thiếu sót đã nêu ở chương 2. Các giải pháp đưa ra nhằm giúp chi nhánh có thể thực hiện hiệu quả hơn hoạt động phân tích BCTC trong quá trình cho vay KHDN bao gồm: hoàn thiện nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp, hoàn thiện phương pháp phân tích BCTC và các chỉ số phân tích, đầu tư vào phát triển nhân sự, ứng dụng công nghệ trong phân tích BCTCDN, thành lập một nhóm phân tích BCTC đối với doanh nghiệp vay vốn và định kỳ phân tích tài chính doanh nghiệp một cách thường xuyên, thành lập phòng ban tái thẩm định tại chi nhánh.

Đồng thời khóa luận cũng đưa ra một số kiến nghị dành cho ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín, doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn, NHNN Việt Nam và Bộ Tài chính để nâng cao hiệu quả công tác phân tích BCTCDN trong quá trình cho vay để đạt kết quả tốt nhất.

KẾT LUẬN CHUNG

Trong xu thế phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, các doanh nghiệp hình thành ngày càng nhiều, với sự đa dạng phong phú về các ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh. Nhu cầu về vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu dùng của các DN ngày càng lớn, do đó các dịch vụ cho vay tài chính dành cho KHDN cũng tăng trưởng mạnh trong những năm gần đây. Cho vay được xem là hoạt động chính của ngân hàng vì nó đem lại lợi nhuận rất lớn và chiếm tỉ trọng chủ yếu đối với doanh thu của ngân hàng. Do đó, các ngân hàng liên tục chạy đua để mang đến những sản phẩm cho vay với các mức lãi suất hợp lý và nhiều ưu đãi để thu hút DN có nhu cầu vay vốn. Tuy nhiên, hoạt động cho vay luôn tiềm ẩn những rủi ro cho ngân hàng, và khi rủi ro này càng cao thì càng ảnh hưởng đến nguồn vốn và sự ổn định trong hoạt động kinh doanh của toàn bộ hệ thống ngân hàng. Do đó, công tác cho vay của ngân hàng cần phải được thực hiện một cách an toàn, hiệu quả và đảm bảo khả năng cạnh tranh trên thị trường. Đặc biệt, công tác phân tích tài chính KHDN cần phải được chú trọng tại mọi thời điểm, vì nó đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc xét cấp khoản vay cho khách hàng và phòng ngừa rủi ro cho ngành ngân hàng.

Hoạt động cho vay tại Sacombank Long Biên được đánh giá khá tốt, tuy nhiên công tác phân tích tài chính KHDN vẫn chưa thực sự được thực sự quan tâm. Xuất phát từ mong muốn giúp nâng cao công tác phân tích TCDN có nhu cầu vay vốn tại chi nhánh, khóa luận đã hệ thống những lý luận cơ bản về phân tích tài chính, các bước trong quy trình phân tích tài chính đối với doanh nghiệp. Đây là cơ sở để đánh giá thực trạng công tác phân tích BCTCDN có nhu cầu vay vốn tại ngân hàng. Từ đó, đánh giá những thành công và hạn chế trong quá trình phân tích tài chính KHDN trong hoạt động cho vay của ngân hàng. Trên cơ sở đó khóa luận đã đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác phân tích TCDN nhằm đảm bảo công tác cho vay vốn đối với doanh nghiệp tại Sacombank đạt hiệu quả cao và giảm thiểu rủi ro.

Tuy nhiên với thời gian nghiên cứu còn hạn chế, kinh nghiệm chưa nhiều, khóa luận không tránh khỏi những hạn chế. Em rất mong nhận được những góp ý,

chỉ bảo thêm của thầy cô và bạn bè đồng nghiệp để khóa luận thêm hoàn thiện và nâng cao hiểu biết của bản thân về vấn đề.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Anh

1. Charles H. Gibson (2013), Financial Reporting Analysis - Using Financial

Accounting Information, 13th Edition, South - Western Cengage Learning, Natorp Boulevard, Mason, USA.

2. Edward I. Altman (1968), “Financial Ratios, Discriminant Analysist And The Prediction Of Corporate Bankruptcy”, The Journal of Finance, 23 (4), 589 - 609.

3. M.Sunil Manohar Subbaiah, , K.Indira, CJayasudha và P.Aswini (2017) , “The role of ratio analysis in financial statement”, International Journal of Science Technology and Management, 6 (01), 461 - 468.

Tiếng Việt

1. Bộ Tài Chính (2003), Quyết định số 234/2003/QĐ-BTC ban hành và công bố sáu (06) chuẩn mực kế toán Việt Nam (đợt 3), ban hành ngày 30 tháng 12 năm 2003.

2. Bộ Tài Chính (2004), Thông tư số 64/2004/TT-BTC hướng dẫn thực hiện một số điều của nghị định số 105/2004/NĐ-CP ngày 30/3/2004 của Chính phủ về kiểm toán độc lập, ban hành ngày 29 tháng 6 năm 2004.

3. Công ty TNHH M&C Electronics Vina, Giới thiệu về công ty.

4. Đào Hưng (2021), Tăng trưởng tín dụng 2020 tăng vọt lên mức 12,13%, truy cập lần cuối ngày 30 tháng 4 năm 2021, từ <https://vneconomy.vn/tang-truong-tin-

dung-2020-tang-vot-len-muc-1213.htm>.

5. GS.TS. Ngô Thế Chi & PGS.TS. Nguyễn Trọng Cơ (2008), Giáo trình phân tích tài chính doanh nghiệp, Học viện Tài chính, Hà Nội.

6. Hoàng Anh Sơn (2016), “Hoàn thiện công tác phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp vay vốn tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - Chi nhánh Daklak”, luận văn thạc sĩ Kế toán, Đại Học Đà Nằng.

7. Hoàng Thị Thu Hiền (2020), “Phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động cho vay tại ngân hàng TMCP Quân Đội - Chi nhánh Tây Hồ”, khóa luận tốt nghiệp, Học viện Ngân hàng.

8. Lê Văn Cương (2015), Phân tích tài chính khách hàng trong hoạt động cho vay tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương VN - Chi nhánh Việt Trì”, luận văn thạc sĩ Tài chính ngân hàng, Đại học Quốc gia Hà Nội.

9. Nguyễn Thu Huyền (2018), “Hoàn thiện công tác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa”, khóa luận tốt nghiệp, Học viện Ngân hàng.

10. Nguyễn Thu Thủy (2019), “Hoàn thiện công tác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu - phòng giao dịch Trần Duy Hưng”, khóa luận tốt nghiệp, Học viện Ngân hàng.

11. Phan Thị Thanh Lâm (2012), “Vận dụng mô hình Z-Score trong xếp hạng tín dụng khách hàng tại NHTMCP Ngoại Thương - Chi nhánh Quảng Nam”, luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Đại học Đà Nằng.

12. Sacombank (2021), Báo cáo thường niên 2020.

13. Trần Minh Lợi (2020), “Giải pháp nâng cao hiệu quả phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần tiên phong chi nhánh thanh xuân”, khóa luận tốt nghiệp, Học viện Ngân hàng.

14. TS. Lê Thị Xuân (2011), Giáo trình phân tích tài chính doanh nghiệp, Học viện Ngân hàng, Hà Nội.

63 64

Một phần của tài liệu Công tác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động cho vay tại NH TMCP sài gòn thương tín chi nhánh long biên – thực trạng và giải pháp 038 (Trang 76 - 81)

w