Tổng quan công tác phân tích khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng

Một phần của tài liệu Công tác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động cho vay tại NH TMCP sài gòn thương tín chi nhánh long biên – thực trạng và giải pháp 038 (Trang 41 - 45)

7. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

2.2.1. Tổng quan công tác phân tích khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng

2.2.1. Tổng quan công tác phân tích khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàngTMCP Sài Gòn Thương Tín - Chi nhánh Long Biên TMCP Sài Gòn Thương Tín - Chi nhánh Long Biên

Căn cứ vào hồ sơ khách hàng cung cấp và thông tin thu thập được, chi nhánh tiến hành thực hiện phân tích và có nhận xét về 07 đặc điểm sau của khách hàng doanh nghiệp bao gồm: pháp lý khách hàng; quan hệ với các tổ chức tín dụng khác; tình hình hoạt động SXKD và tài chính của khách hàng; tính pháp lý, khả thi và hiệu quả của phương án sử dụng vốn; các biện pháp bảo đảm cấp tín dụng; thuận lợi, khó khăn, thách thức và các rủi ro của Sacombank khi thực hiện cấp tín dụng cho DN; xếp hạng tín dụng và đánh giá tác động tới môi trường xã hội.

Nguồn thông tin được ngân hàng dùng để phân tích BCTC bao gồm: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Thuyết minh BCTC và các tài liệu khác.

Phương pháp sử dụng để phân tích: NHTMCP Sacombank sử dụng phối hợp 03 biện pháp: phương pháp phân tích tỷ số, phương pháp tính tỷ trọng và phương pháp dự báo.

Quy trình phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay tại Sacombank Long Biên gồm 05 bước sau:

Bước 1: Thu thập báo cáo tài chính

Theo quy định của Sacombank, BCTC của doanh nghiệp khi vay vốn phải đáp ứng đủ ba điều kiện sau:

Thứ nhất, theo Nghị định 105/2004/NĐ - CP (Thông tư 64) báo cáo tài chính hàng năm của các doanh nghiệp và tổ chức vay vốn ngân hàng bắt buộc phải được doanh nghiệp kiểm toán kiểm toán theo quy định của pháp luật về luật tín dụng.

29

Thứ hai, hồ sơ tài chính của doanh nghiệp bắt buộc đầy đủ thông tin gồm: BCĐKT, BCKQHĐKD, BCLCTT, thuyết minh BCTC theo Quyết định số 234/2003/QĐ-BTC và tờ khai thuế VAT, đảm bảo có tối thiểu báo cáo của 02 hoặc 03 năm gần nhất.

Thứ ba, các số liệu trên BCTC của doanh nghiệp phải đảm bảo chính xác và phù hợp với số liệu tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Bước 2: xếp hạng tín dụng của khách hàng

Chuyên viên khách hàng nhập dữ liệu thông tin trên BCTC của doanh nghiệp lên phần mềm nội bộ CRS của Sacombank để phân loại và chấm điểm tín dụng. Mục đích của quá trình chấm điểm tín dụng là nhằm đánh giá một cách khái quát nhất về rủi ro của khoản vay, chất lượng của khoản vay, khả năng thanh toán của khách hàng vay vốn trong việc thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với ngân hàng một cách đúng hạn và đầy đủ. Các doanh nghiệp xếp hạng tốt từ A đến AAA mới đủ điều kiện vay vốn tại Sacombank và CVKH sẽ thực hiện lập tờ trình cho vay, đồng thời đánh giá phân tích BCTC doanh nghiệp trên tờ trình này.

> 80 ≤ 90 AA Đủ tiêu chuẩn Rất tốt

> 75 ≤ 80 A Đủ tiêu chuẩn Tốt

> 70 ≤ 75 BBB Cần chú ý Tương đối tốt

> 65 ≤ 70 BB Cần chú ý Trung bình

> 60 ≤ 65 B Cần chú ý Trung bình

> 56 ≤ 60 CCC Dưới tiêu chuẩn Dưới chuẩn

> 53 ≤ 56 CC Dưới tiêu chuẩn Khả năng không thu hồi cao

> 45 ≤ 53 C Nghi ngờ Khả năng không thu hồi rất cao > 20 ≤ 45 D Có khả năng mất vốn Khả năng mất vốn

(Nguồn: Phòng KHDN Sacombank Long Biên)

Bước 3: Phân tích kết quả HĐKD

Dựa trên BCTC của 03 năm gần nhất, Sacombank Chi nhánh Long Biên sẽ phân tích kết quả HĐKD của DN dựa trên các khoản mục: Doanh thu thuần, giá vốn hàng bán, lợi nhuận gộp, chi phí quản lý, chi phí bán hàng, lợi nhuận trước thuế, các chỉ số tài chính như ROA (tỷ số giữa lợi nhuận và tổng tài sản), ROE (tỷ số giữa lợi nhuận và vốn chủ sở hữu). Sacombank CN Long Biên sẽ phân tích chủ yếu 05 vấn đề sau:

Thứ nhất, xác định được hiệu quả HĐKD của doanh nghiệp thể hiện qua lợi nhuận từ việc sản xuất kinh doanh của DN trên BCTC 3 năm gần nhất. Theo như quy định của Sacombank, những DN có khoản lỗ lũy kế trong 02 năm gần nhất sẽ không được ngân hàng cấp khoản vay. Dựa vào việc đánh giá lợi nhuận trên BCTC đã được kiểm toán của DN, ngân hàng sẽ xác định và loại bỏ được những khoản vay không đảm bảo, gây thiệt hại trong tương lai.

Thứ hai, CVKH sẽ phân tích quy mô doanh nghiệp vay vốn. Việc xác định quy mô DN phụ thuộc vào các yếu tố bao gồm: nguồn vốn, tài sản, doanh thu và lợi nhuận, số lượng công nhân viên, kinh nghiệm của chủ đầu tư... Sau khi đánh giá, phân tích các yếu tố nêu trên, CVKH sẽ so sánh DN vay vốn với các DN khác cùng ngành trên địa bàn, trong vùng hoặc trên cả nước, từ đó đánh giá hiệu quả tài chính của DN.

Thứ ba, dựa vào các thông tin được đề cập trên BCTC 3 năm gần nhất, CVKH thực hiện phân tích theo chiều dọc và phân tích theo chiều ngang. Phân tích theo chiều ngang giúp CVKH đánh giá sự phát triển của DN theo thời gian, sau đó so sánh tốc độ tăng trưởng của DN đối với đối thủ cạnh tranh cùng ngành. Phân tích theo chiều dọc giúp CVKH nhận biết được cơ cấu tỉ trọng của từng khoản mục trên báo cáo tài chính. Từ đó có đánh giá tổng quan về tác động của những yếu tố khách quan trên thị trường hay những yếu tố chủ quan như môi trường doanh nghiệp tới sự tồn tại và phát triển của DN.

Thứ tư, nghiên cứu về chính sách và giải pháp kinh doanh của doanh nghiệp đối với tình hình hiện tại và trong tương lai. Sacombank sẽ nghiên cứu về mức độ khả thi, khả năng sinh lời và những vướng mắc, khó khăn của dự án kinh doanh, từ đó đưa ra phán quyết cấp khoản vay phù hợp.

TT Khoản mục Diễn dải

Γ

^ Tên khách hàng Công ty TNHH M&C Electronics Vina 2 Vốn điều lệ 135.200.000.000 đồng

Thứ năm, xác định triển vọng phát triển, những chính sách và những dự án trong tương lai của DN. Nắm rõ các kế hoạch, chính sách sản xuất kinh doanh của DN giúp ngân hàng đề xuất những tư vấn chuyên sâu hơn và quy trình xử lý nghiệp vụ nhanh hơn, giúp doanh nghiệp và ngân hàng cùng phát triển trong tương lai.

Bước 4: Phân tích tình hình tài chính

Ba phương pháp chính được CVKH tại phòng KHDN của Sacombank Long Biên sử dụng để phân tích tình hình tài chính của DN là: phương pháp so sánh, phương pháp phân tích tỷ lệ và phương pháp đối chiếu.

Phương pháp so sánh được CVKH áp dụng chủ yếu trong quá trình phân tích BCTCDN. CVKH so sánh ngang các chỉ tiêu tài chính trong 3 năm gần nhất và lấy năm T-1 làm gốc, sau đó đánh giá biến động số liệu giữa năm T-1 với T-2 và năm T với năm T-1.

Ngoài ra, CVKH còn so sánh dọc tỉ trọng của các chỉ tiêu trong BCKQHĐKD so với doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Nhờ phương pháp này mà ngân hàng sẽ nắm rõ được những thông tin khái quát liên quan đến DN.

Phương pháp liên hệ, đối chiếu giúp đánh giá tính cân đối và hợp lý của các chỉ tiêu tài chính HĐKD của công ty. Việc thu thập đầy đủ các yếu tố bên trong DN và mối quan hệ về kinh tế của DN với các bên liên quan giúp cho CVKH đánh giá được sự phù hợp của BCTC mà doanh nghiệp cung cấp.

Với việc áp dụng ba phương pháp trên đã giúp CVKH có thể xử lý hồ sơ một cách đầy đủ và thuận tiện. Tuy nhiên, những phương pháp này chưa so sánh được tình hình tài chính của doanh nghiệp đối với những DN tương tự trong ngành.

Bước 5: Đưa ra kết luận đánh giá về doanh nghiệp

Thông qua việc chấm điểm xếp hạng tín dụng, phân tích HĐKD và tài chính của DN, chi nhánh sẽ đưa ra phán quyết cấp khoản vay cho DN. Một doanh nghiệp đủ điều kiện vay vốn phải đảm bảo đáp ứng đủ 03 yếu tố như: tình hình tài chính cân đối, lành mạnh, doanh thu và lợi nhuận đảm bảo khả năng trả nợ trong thời hạn cam kết, phương án vay vốn phải khả thi hiệu quả và phù hợp với quy định của pháp luật và dựa theo các quy định của doanh nghiệp và của Sacombank.

32

2.2.2. Ví dụ cụ thể về việc phân tích báo cáo tài chính KHDN trong hoạt độngcho vay của ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - Chi nhánh Long Biên

Một phần của tài liệu Công tác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động cho vay tại NH TMCP sài gòn thương tín chi nhánh long biên – thực trạng và giải pháp 038 (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(81 trang)
w