Hoàn thiện phương pháp phân tích báo cáo tài chính vàcác chỉ số phân

Một phần của tài liệu Công tác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động cho vay tại NH TMCP sài gòn thương tín chi nhánh long biên – thực trạng và giải pháp 038 (Trang 69 - 71)

7. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

3.2.2. Hoàn thiện phương pháp phân tích báo cáo tài chính vàcác chỉ số phân

Electronics Vina, ta có thể thấy dòng tiền trong các năm 2018, 2019 của DN khá tốt, khả năng thanh toán các khoản nợ vay của DN cao. Bên cạnh đó, lượng tiền mặt trong DN có xu hướng tăng, vì vậy tình hình HĐKD và tài chính rất tốt, do đó DN đáp ứng đủ điều kiện vay vốn từ ngân hàng.

3.2.2. Hoàn thiện phương pháp phân tích báo cáo tài chính và các chỉ số phântích tích

Sử dụng mô hình “Z-Score” để đánh giá và nhận xét kết quả xếp hạng tín dụng và ước lượng xác suất vỡ nợ đối với DN vay vốn. Điều này giúp cho ngân hàng đánh giá được khoản vay cũng như các chính sách liên quan đến các khoản tín dụng, từ đó làm cơ sở cho việc trích lập dự phòng sau này. Mô hình “Z-Score” do

Giáo sư Edward I.Altman phát minh, được sử dụng tại nhiều ngân hàng trên thế giới và giúp các ngân hàng này kiểm tra được mức độ an toàn của khoản vay. Các mô hình ngân hàng có thể sử dụng bao gồm:

• Mô hình dành cho DN đã cổ phần hóa và thuộc nhóm ngành sản xuất: Z = 1,2 X1 + 1,4 X2 + 3,3 X3 + 0,6 X4 + 1,0 X5

Nếu Z > 2,99: DN hoạt động tốt, nguy cơ phá sản tương đối thấp. Nếu 1,8 < Z < 2,99: DN hoạt động bình thường, có nguy cơ phá sản. Nếu Z < 1,8: DN hoạt động kém, nguy cơ phá sản cao.

• Mô hình dành cho DN chưa cổ phần hóa và thuộc nhóm ngành sản xuất: Z’ = 0,717 X1 + 0,84 X2 + 3,107 X3 + 0,42 X4 + 0,998 X5

Nếu Z’ > 2,9: DN hoạt động tốt, nguy cơ phá sản tương đối thấp. Nếu 1,23< Z’ <2,9: DN hoạt động bình thường, có nguy cơ phá sản. Nếu Z’ < 1,23: DN hoạt động kém, nguy cơ phá sản cao.

• Mô hình dành cho các DN thuộc nhóm ngành khác:

Vì mô hình này được dùng ở tất cả các ngành nghề nên để tránh sai số quá lớn, biến X5 sẽ bị loại khỏi mô hình. Mô hình sau khi được điều chỉnh:

Z’’ = 6,56 X1 + 3,26 X2 + 6,72 X3 + 1,05 X4

Nếu Z’’ > 2,6: DN hoạt động tốt, nguy cơ phá sản tương đối thấp. Nếu 1,2 < Z’’ < 2,6: DN hoạt động bình thường, có nguy cơ phá sản. Nếu Z <1,1: DN hoạt động kém, nguy cơ phá sản cao.

Trong đó:

X1 = Tỷ số giữa Vốn Lưu Động với Tổng Tài Sản X2 = Tỷ số giữa Lợi Nhuận Giữ Lại với Tổng Tài Sản

X3 = Tỷ số giữa Lợi Nhuận Trước Lãi Vay và Thuế với Tổng Tài sản

X4 = Tỷ số giữa Giá Trị Thị Trường của Vốn Chủ Sỡ Hữu với Giá trị sổ sách của Tổng Nợ

X5= Tỷ số giữa Doanh Số với Tổng Tài Sản

Tùy vào từng đối tượng khách hàng, CVKH có thể áp dụng mô hình khác nhau để đánh giá nguy cơ phá sản của từng doanh nghiệp và đánh giá định mức cho vay phù hợp.

Một phần của tài liệu Công tác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động cho vay tại NH TMCP sài gòn thương tín chi nhánh long biên – thực trạng và giải pháp 038 (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(81 trang)
w