7. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
2.3.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế
* Từ phía ngân hàng:
Thứ nhất, việc rà soát hoạt động của doanh nghiệp chưa được chú trọng, đặc biệt là sau khi doanh nghiệp được cấp khoản vay. CVKH thường bỏ qua quá trình thẩm định sau khi vay, điều này có thể dẫn đến những hành vi thực hiện trái với mục đích vay của DN. Chỉ khi có phương án tái cấp mới hoặc phát sinh những vấn đề về giao dịch liên quan thì quá trình này mới được chú ý đến.
Thứ hai, việc nâng cao chất lượng thông tin về DN từ các nguồn thông tin như báo chí chưa được chú trọng và chưa có tính thuyết phục cao. Những thông tin mà chi nhánh sử dụng để phân tích chủ yếu là do DN cung cấp mà chưa sử dụng và tìm hiểu những thông tin từ các ngân hàng khác và nguồn thông tin chính thống từ báo chí.
Thứ ba, quy trình tái thẩm định trong hoạt động cấp khoản vay tại NHTMCP Sacombank đã bị lược mất ở cấp chi nhánh. Quy trình này chỉ diễn ra với những bộ hồ sơ với hạn mức vay lớn và ở cấp khu vực. Những hồ sơ khi trình ký vẫn là hồ sơ bản cứng, dẫn đến việc tốn kém thời gian chuẩn bị hồ sơ và xử lý tài liệu trên hệ thống ngân hàng.
Thứ tư, chưa thành lập một nhóm các chuyên viên cùng nhau hỗ trợ phân tích một bộ hồ sơ doanh nghiệp. Hầu hết, việc phân tích một bộ hồ sơ vay vốn đều do một CVKH đơn lẻ giải quyết, dẫn đến những ý kiến còn mang tính chủ quan. Đặc biệt, khi có sự biến động về nguồn nhân lực, các cán bộ nhân viên mới chưa thể nắm bắt đủ thông tin về DN vay vốn.
* Từ phía khách hàng vay vốn:
Thứ nhất, BCTC tại năm mà DN vay vốn của ngân hàng có thể chưa được kiểm toán, dẫn đến việc doanh nghiệp có thể điều chỉnh BCTC năm tài chính đó một cách tinh vi để đạt được mục đích vay vốn.
Thứ hai, một số thông tin chính khái quát về DN chưa được niêm yết trên các trang thông tin chính thống hoặc trang web của doanh nghiệp, dẫn đến việc thông tin CVKH tiếp cận có thể có sự sai lệch so với thực tế.
* Nguyên nhân khác:
Trên thế giới có nhiều đơn vị độc lập chuyên phân tích và xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp như S&P Ratings, Standard and Poor’s, Moody, tuy nhiên tại Việt Nam vẫn chưa có một cơ quan nào có đủ khả năng để thực hiện công việc nêu trên. Trung tâm tra cứu thông tin tín dụng CIC của NHNN tuy hỗ trợ ngân hàng trong quá trình đánh giá khoản vay của doanh nghiệp, nhưng vẫn còn nhiều mặt hạn chế như: thông tin cũ (thường chậm khoảng nửa năm đến một năm), hệ thống thường gặp quá tải khi lượng truy cập lớn...
Kế hoạch
Huy động vốn từ nền kinh tế Tăng 15%
Cho vay khách hàng Tăng 25%
Tỷ lệ nợ quá hạn Dưới 1,5%
Tỷ lệ nợ xấu Dưới 0,5%
Thu thuần lãi 86.000 triệu đồng
Lợi nhuận trước DPRR 70.000 triệu đồng
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trải qua 15 năm thành lập, NHTMCP Sài Gòn Thương Tín - CN Long Biên đã đạt được nhiều thành tựu kinh doanh nổi bật, đóng góp vào sự phát triển chung của toàn hệ thống NHTMCP Sài Gòn Thương Tín. Sau khi phân tích khái quát về tình hình của chi nhánh, khóa luận đã đi sâu vào phân tích công tác phân tích BCTC trong quá trình thẩm định vay đối với khách hàng doanh nghiệp với hai nội dung chính. Thứ nhất, khái quát chung về công tác phân tích tài chính doanh nghiệp của ngân hàng Sacombank chi nhánh Long Biên. Thứ hai, khóa luận có nêu ra minh họa cụ thể về quy trình phân tích BCTC đối với Công ty TNHH M&C Electronics Vina trong giai đoạn 2018 - 2020. Trong quá trình tìm hiểu và phân tích, khóa luận đã nêu ra những kết quả đạt được và những hạn chế trong quá trình phân tích tài chính doanh nghiệp tại chi nhánh, đồng thời làm rõ những nguyên nhân dẫn tới những hạn chế trên. Trên cơ sở đó, khóa luận sẽ đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác phân tích tài chính đối với khách hàng doanh nghiệp trong chương 3.
47
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG CHO
VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN - CHI NHÁNH LONG BIÊN
3.1. Mục tiêu chính trong hoạt động cho vay tại ngân hàng TMCP Sài GònThương Tín - Chi nhánh Long Biên