7. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
2.3.2.1. Những hạn chế còn tồn tại
Thứ nhất, quy trình phân tích còn mang tính chủ quan do việc phân tích một DN do 01 chuyên viên đảm nhận. Điều này có thể dẫn đến những sai sót trong quá trình thẩm định cho vay đối với KHDN.
Thứ hai, trình độ của các CVKH chưa có sự đồng đều, cũng như hiểu biết và kinh nghiệm về phân tích một số công ty đa ngành còn hạn chế. Vị trí CVKH thường xuyên biến động qua từng năm dẫn đến khả năng nắm bắt thông tin về những khách hàng cũ gặp nhiều vướng mắc. Tình trạng CVKH chỉnh sửa thông tin để tạo thuận lợi nhất trong quá trình vay vốn của doanh nghiệp vẫn còn, điều này làm ảnh hưởng kết quả thẩm định và có thể mang lại những rủi ro trong tương lai cho ngân hàng.
Thứ ba, đối với các hồ sơ vay vốn, ngân hàng mới sử dụng đến BCĐKT và BCKQHĐKD trong việc phân tích khả năng tài chính mà chưa phân tích BCLCTT của khách hàng. Trong khi BCLCTT có ảnh hưởng quan trọng giúp CVKH xem xét dòng tiền và khả năng thanh toán tiền vay của DN.
Thứ tư, hạn chế trong việc phân tích và so sánh vị trí DN cùng ngành. Việc so sánh các DN cùng ngành với nhau gặp phải nhiều hạn chế do BCTC của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ít được công bố niêm yết trên các trang thông tin chính thống và trang thông tin của doanh nghiệp, đa phần các DN niêm yết thông tin là các doanh nghiệp lớn. Trong khi đối tượng khách hàng chính của ngân hàng là những doanh nghiệp SME, do đó việc so sánh DN có nhu cầu vay vốn với những doanh nghiệp khác trong ngành cùng quy mô còn gặp nhiều khó khăn.
Thứ năm, bước tái thẩm định do các cấp kiểm soát bị lược bỏ trong quá trình phân tích BCTC khách hàng doanh nghiệp tại chi nhánh. Chỉ có các hồ sơ vay vốn của các DN lớn mới được trình lên khu vực và được cấp tín dụng khu vực tái thẩm định đánh giá lại, trong khi các hồ sơ vay vốn nhỏ chỉ được thẩm định chính bởi CVKH nên tính khách quan chưa cao. Điều này dẫn đến rủi ro cho ngân hàng, đặc biệt khi mà đội ngũ CVKH của Sacombank Long Biên còn non trẻ và còn thiếu kinh nghiệm.