Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed)

Một phần của tài liệu Cơ chế điều hành lãi suất của NH nhà nước việt nam giai đoạn 2011 2014 khoá luận tốt nghiệp 045 (Trang 26 - 29)

Tại Mỹ, Cục Dự Trữ Liên Bang Mỹ có vai trò là một NHTW. Đây là cơ quan được Quốc Hội Mỹ ủy quyền chịu trách nhiệm điều hành chính sách tiền tệ với mục tiêu tạo việc làm tối đa, ổn định giá cả và duy trì lãi suất dài hạn ở mức hợp lý. Mục tiêu ổn định giá cả trong dài hạn được xác định là duy trì một

tỷ lệ lạm phát 2%. Với mục tiêu trên, Fed thực hiện bốn nhiệm vụ cơ bản: điều hành chính sách tiền tệ, kiểm soát tính thanh khoản của hệ thống Ngân hàng thông qua chức năng là người cho vay cuối cùng, giám sát một số ngân hàng và công ty tài chính nhằm mục đích an toàn và ổn định cho hệ thống tài chính và cung cấp các dịch vụ thanh toán trong hệ thống cho các công ty tài chính và chính phủ.

Trước năm 1970, Cục dự trữ liên bang Mỹ điều hành chính sách tiền tệ thông qua các công cụ truyền thống, bao gồm mua bán trái phiếu chính phủ trên

thị trường mở, tái cấp vốn cho các ngân hàng thông qua kênh chiết khấu và quy

định dự trữ nhằm tác động lên tổng cung tiền trong nền kinh tế. Thông thường, Fed có ba các để mở rộng lượng cung tiền và tín dụng trong nền kinh tế, bao gồm nghiệp cụ thị trường mở, điều chỉnh dự trữ bắt buộc và lãi suất chiết khấu.

Tuy nhiên, kể từ thời kỳ lạm phát gia tăng năm 1970, Fed đã điều hành chính sách tiền tệ tập trung chủ yếu thông qua tác động tới chi phí của tiền tệ và tín dụng, lấy lãi suất là thước đo cho chi phí đó. Cụ thể, Cục dự trữ liên bang

các tổ chức tiền gửi. Thông thường đến cuối ngày làm việc, các tổ chức này phải dùy trì một lượng dự trữ cần thiết. Như vậy, sẽ có tổ chức thiếu hụt so với lượng dự trữ bắt buộc và có những tổ chức khác lại dự trữ dư thừa dẫn đến hình

thành thị trường riêng mua bán lại lượng dự trữ bắt buộc trên cơ sở tính lãi suất

qua đêm. Mức lãi suất qua đêm này được gọi là lãi suất quỹ liên bang và được Fed sử dụng như mức lãi suất mục tiêu trong điều hành chính sách tiền tệ. Trong

trường hợp áp dụng chính sách tiền tệ nới lỏng thì mức lãi suất này được điều chỉnh thấp xuống nhằm khuyến khíc các hoạt động đi vay, qua đoc kích thích tổng cầu trong nền kinh tế. Và để hỗ trợ cho mức lãi suất này thì Fed cần phải sẵn sang mua vào chứng khoán kho bạc Mỹ bất cứ lúc nào.

Trong điều hành chính sách lãi suất, ngoài lãi suất quỹ liên bang, Mỹ còn sử dụng lãi suất chiết khấu làm lãi suất điều hành. Lãi suất chiết khấu là lãi suất

các khoản vay mà Fed tính cho các NHTM cũng như các tổ chức nhận tiền gửi khác khi các tổ chức này đi vay từ công cụ cho vay của ngân hàng dự trữ liên bang địa phương.

Trong điều hành lãi suất, Mỹ dùng lãi suất quỹ liên bang làm lãi suất sàn vì đây là lãi suất Fed cho các trung gian tài chính vay tiền để bù đắp thiếu hụt dự trữ bắt buộc, số tiền đó tuy được hạch toán có vào tài khoản của trung gian tài chính đi vay nhưng các trung gian tài chính này không được phép rút ra ngay

cả khi phá sản, do vậy Fed không sợ bị mất số tiền đó, còn khi một trung gian tài chính đối tác vay liên ngân hàng, nó phải cát tiền từ tài khoản tiền gửi của mình chuyển vào tài khoản tiền gửi của đối tác tại Fed, lúc đó bên cho vay không còn thẩm quyền với số tiền đó nữa. Vì vậy rủi ro phải gánh chịu của tổ

như nghiệp vụ thị trường mở để tác động tới lãi suất liên ngân hàng và làm cho

lãi suất này chạy trong vùng từ lãi suất quỹ liên bang đến lãi suất chiết khấu. Hình 1.3: Diễn biến lãi suất quỹ dự trữ liên bang 2007-2015

Nguồn: tradingeconomics.com Được châm ngòi bởi khủng hoảng tín dụng bất động sản, từ cuối năm 2007

đến 2009, hệ thống tài chính ngân hàng Mỹ chứng kiến cuộc khủng hoảng với quy mô lớn chưa từng có. Bắt đầu từ việc bong bóng bất động sản lên đỉnh điểm

và vỡ năm 2005, thị trường tài chính Mỹ dần rơi vào khủng hoảng thanh khoản.

Đến quý 3 năm 2007, một số tổ chức tín dụng phải nộp đơn phá sản. Niềm tin nhà đầu tư vào hệ thống tài chính giảm sút nhanh chóng, giá cổ phiếu ngân hàng và các tổ chức tài chính giảm mạnh, người dân mất niềm tin và phản ứng tự vệ bằng cách nhanh chóng rút tiền tiết kiệm khỏi hệ thống ngân hàng làm cho hệ thống ngân hàng thiếu thanh khoản trầm trọng. Chính phủ Mỹ phải ban hành các chính sách tác động đến toàn bộ hệ thống tài chính nhằm hỗ trợ thanh

liên ngân hàng từ 5.25% xuống còn 2% và thậm chí xuống còn 0.25% vào tháng

12/2008. Đồng thời Fed mua lại trái phiếu chính phủ, hạ lãi suất chiết khấu và bơm tiền bằng cách cho các tổ chức tín dụng đấu giá các khoản vay ngắn hạn. Sau khi cắt giảm lãi suất xuống mức xấp xỉ 0% thì nền kinh tế Mỹ vẫn lâm vào

tình trạng trì trệ kéo dài và tỷ lệ thất nghiệp ở mức cao. Để hỗ trợ nền kinh tế sau khủng hoảng, Fed đã phải bơm tiền vào nền kinh tế thông qua các gói nới lỏng định lượng QE. Thông qua 3 gói QE được tung ra từ 12/2008 đến 10/2014,

Fed đã bơm 4.400 tỷ USD nhằm ổn định thị trường tài chính sau những tác động lớn do cuộc suy thoái 2007-2009 gây ra cho nền kinh tế Mỹ. Và đến nay, tình hình kinh tế Mỹ đã có dấu hiệu hồi phục khi tỷ lệ lạm phát dưới 2% theo mục tiêu, tỷ lệ thất nghiệp vào khoảng 5,8%, thấp nhất trong vòng 6 năm qua.

Một phần của tài liệu Cơ chế điều hành lãi suất của NH nhà nước việt nam giai đoạn 2011 2014 khoá luận tốt nghiệp 045 (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(100 trang)
w