Giai đoạn 2011-3/2012

Một phần của tài liệu Cơ chế điều hành lãi suất của NH nhà nước việt nam giai đoạn 2011 2014 khoá luận tốt nghiệp 045 (Trang 47 - 56)

2.3.1.1. Bối cảnh kinh tế xã hội

doanh nghiệp Việt Nam theo đó cũng phải tự chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình thay cho sự trông chờ vào những chính sách của Nhà

nước. Năm 2010, tăng trưởng kinh tế đạt 6,78%, vượt chỉ tiêu kế hoạch đặt ra là 6,5% cho thấy Việt Nam đã bước đầu vượt qua được suy thoái do tác động của khủng hoảng tài chính 2008. Tuy nhiên tỷ lệ lạm phát năm 2010 đã lên đến

2 chữ số (dự kiến chỉ là 7%) đã làm cho những nỗ lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mất đi nhiều ý nghĩa.

Năm 2011 bất ổn kinh tế vĩ mô và biến động phức tạp của thị trường tài chính toàn cầu tiếp tục gây khó khăn cho quá trình phục hồi kinh tế thế giới. Kinh tế trong nước phải đối mặt với những vấn đề nan giải như lạm phát, nhập siêu ở mức cao, tình trạng đô la hóa trong nền kinh tế, một số bộ phận của khu vực tài chính (thị trường bất động sản, chứng khoán,...) diễn biến còn phức tạp.

Để tháo gỡ dần các khó khăn đó, đồng thời góp phần thực hiện thành công Nghị

quyết số 51/2010/QH12 của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngay từ đầu năm 2011, Chính phủ chỉ đạo sát sao các Bộ, Ngành chức năng trong nền kinh tế, đặc biệt là ngành ngân hàng tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội. Vào ngày 24/02/2011, Chính phủ ban hành Nghị quyết 11/NQ-CP đặt mục tiêu kiềm chế lạm phát ở dưới 7% ổn định, giảm dần lãi suất thị trường, kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng dưới 20% và điều chỉnh cơ cấu tín dụng theo hướng tập trung vốn cho sản xuất, giảm

tỷ trọng dư nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất xuống 16%.

2.3.1.2. Lãi suất chiết khấu, tái chiết khấu

Mục tiêu ưu tiên hàng đầu của chính sách tiền tệ trong giai đoạn này là kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội theo Nghị

Hình 2.2: Diễn biến lãi suất TCK, lãi suất TCV (2011 - 3/2012) Đơn vị: % 25 0 ʌ Λ Λ K.N Λ κS Λ κS κK Λ ʌ h,N Λ √v Λ √p √p √p AfP √p √p √p √p √p ʃ √s ηΓ ọT t>Γ <Γ <ồ> ≠ <ồ> ʃ ʃ ʃ √s ⅛>

⅜ Lãi suất TCK > Lãi suất TCV > Lãi suất cho vay bình quân

Nguồn: NHNN Qua diễn biến lãi suất điều hành và lãi suất cho vay bình quân cho thấy, trong giai đoạn này, lãi suất trên thị trường đã tăng cao ngay từ đầu năm nhưng đến cuối quý 1/2011, NHNN mới bắt đầu điều chỉnh lãi sất tái chiết khấu và lãi suất tái cấp vốn. Sau các đợt điều chỉnh lãi suất trong nửa đầu năm 2011 thì lãi suất thị trường bị đẩy lên cao, lãi suất cho vay bình quân đạt mức cao nhất là 20%/năm vào tháng 11/2011. Lãi suất cho vay bị đẩy lên cao là do tác động của lạm phát tăng cao, thanh khoản của các TCTD thiếu hụt, gây sức ép lên lãi suất liên ngân hàng, làm tăng chi phí vốn đầu vào. Ngoài ra, còn có các nguyên nhân: do kinh tế của các nước lớn trên thế giới rơi vào suy thoái tác động đến sản xuất và tiêu dùng trong nước; tăng trưởng kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn, mất cân đối giữa sản xuất, tiêu dùng và hàng tồn kho; giá chứng khoán và bất động sản giảm nhanh, nợ nần dây dưa giữa các doanh nghiệp lớn,...

Hình 2.3: Lãi suất liên ngân hàng và lãi suất điều hành của NHNN 2008-2013 Đơn vị: % MJ V-I l Nguồn: NHNN Quan sát biến động lãi suất trên thị trường có thể thấy lãi suất liên ngân tăng mạnh và duy trì ở mức cao trong năm 2011 phản ánh chính xác động thái theo đuổi CSTT thắt chặt của NHNN, nhiều ngân hàng gặp vấn đề về thanh khoản và huy động vốn trên thị trường.

Biến động trên được lý giải ở cơ chế lãi suất huy động và các mối liên hệ giữa các dòng vốn trong hệ thống trong giai đoạn này. Cụ thể, khi lãi suất huy động được cào bằng tối đa 14%/năm như quy định, có thể một số ngân hàng nhỏ gặp khó khăn trong huy động, lượng giấy tờ có giá hạn chế để có thể cầm cố, tái chiết khấu nên buộc phải vay trên liên ngân hàng với lãi suất cao. Ngược lại, với những ngân hàng lớn, khi huy động vốn từ dân cư thuận lợi hơn, có lượng giấy tờ có giá lớn có thể tái chiết khấu với lãi suất chỉ 13%/năm, đem những nguồn vốn đó cho vay lãi suất cao trên liên ngân hàng để hưởng chênh lệch. Đây cũng là một hướng kinh doanh được phản ánh trước đây, khi thị trường có hiện tượng ngân hàng đầu tư vào trái phiếu, dùng trái phiếu cầm cố, tái chiết khấu tại Ngân hàng Nhà nước với lãi suất thấp và cho vay lãi suất cao

trên liên ngân hàng thu lợi cả hai đầu. Ngoài ra, sau khi tăng lãi suất TCV lên 15% và lãi suất bù trừ trong thanh toán qua đêm LNH lên 16%, NHNN thể hiện chủ trương sẽ không hỗ trợ vốn giá rẻ cho các NHTM quản lý thanh khoản yếu kém như trước đây mà sẽ áp lãi suất phạt với các NH này. Các NH thanh khoản kém (thường là các NH nhỏ) sẽ phải tìm đến kênh hỗ trợ khác là thị trường LNH. Cầu vốn qua đó tăng lên, tạo áp lực khiến lãi suất tăng.

Trong điều hành chính sách lãi suất, lãi suất tái chiết khấu và lãi suất tái cấp vốn đóng vai trò hình thành khung lãi suất hướng dẫn lãi suất liên ngân hàng. Tuy nhiên, trong giai đoạn 2011-3/2012, lãi suất liên ngân hàng luôn ở trên lãi suất tái cấp vốn. Như vậy, mặc dù lãi suất liên ngân hàng đã có phản ứng với những động thái thắt chặt hay nới lỏng tiền tệ của NHNN nhưng mối liên hệ giữa lãi suất chỉ đạo (lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu) với lãi suất liên ngân hàng còn lỏng lẻo, hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ chưa cao.

2.3.1.3. Trần lãi suất h uy động

Từ năm 2002, NHNN điều hành lãi suất thông qua cơ chế lãi suất thỏa thuận trên cơ sở giải quyết tốt nhất mối quan hệ cung cầu vốn tín dụng giữa ngân hàng và khách hàng. Tuy nhiên, từ năm 2011, trong bối cảnh lạm phát tăng cao, để ngăn chặn cuộc đua lãi suất huy động bắt nguồn từ các NHTM cổ phần nhỏ, từ đó tăng lãi suất cho vay gây khó khăn cho hoạt động của các doanh nghiệp, NHNN đã quay lại điều hành lãi suất huy động vốn theo trần lãi suất. Đầu năm 2011, NHNN đã ban hành thông tư 02/2011/TT -NHNN quy định mức lãi suất huy động tối đa bằng đồng Việt Nam là 14%/năm. Với mức trần lãi suất huy động là 14% nhưng tỷ lệ lạm phát trong quý II, quý III năm 2011 so với cùng kỳ trước lên đến 19.37% và 22.53% đã làm cho lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay thực âm. Điều này có nghĩa rằng việc gửi tiền vào ngân hàng lúc này là không có lãi và người dân sẽ tìm nguồn đầu tư khác là vàng và ngoại tệ (chủ yếu là đô la Mỹ). Cùng với việc thiếu hụt thanh khoản, các doanh nghiệp gặp

Đối tượng Ngắn hạn Trung, dài hạn

VND: - Phổ biến: 16,5-17 18-19

khó khăn trong sản xuất kinh doanh và muốn vay vốn với mọi giá đã khiến cho

cuộc chạy đua lãi suất diễn ra, bắt đầu từ các NHTM nhỏ. Trong thời gian này các ngân hàng thương mại đã “phá rào” lãi suất cả VND lẫn USD, huy động vốn với mức lãi suất bình quân khoảng 17-18%/năm, lãi suất cho vay VND bình quân thực tế khoảng 18.74%, trong đó lãi suất cho vay lĩnh vực phi sản xuất đã lên đến 25%, lãi suất huy động USD ở mức 3-3.5%/năm, cao hơn mức quy định là 2%.

Hình 2.4: Diễn biến lãi suất cho vay, lãi suất huy động và trần lãi suất tiền gửi VND năm 2011

Lãi suất cho vay Lãi suất tiền gửi Trần lãi suất huy động

25 10 5 0 XT JT JT JT JT JT JT JT Jp JT JT √> ηΓ ⅛ ⅝r <Γ∖ AV ⅛>x ⅛>x ʃ ʃ

Nguồn: NHNN Việt Nam Qua diễn biến lãi suất thị trường trong khoảng giữa năm 2011 đã cho thấy hiệu quả của quy định trần lãi suất tiền gửi là không cao, NHNN đã không kiểm soát được lãi suất kinh doanh của các ngân hàng trong khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 10/2011. Điều này đã gây thêm khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc tiếp cận vốn. Để khắc phục tình trạng này, ngay sau cuộc họp toàn ngành ngày 7/9/2011 của NHNN, với chỉ thị rõ ràng từ Thống đốc NHNN yêu cầu các TCTD thực hiện nghiêm cơ chế và mức trần lãi suất huy động và

USD hiện nay và kèm theo thông điệp quyết liệt giám sát và chế tài xử lý mạnh đối với các trường hợp vi phạm, các ngân hàng đã lần lượt áp dùng trần lãi suất huy động và giảm lãi suất cho vay xuống 17-19%/năm. Ngày 12/10/2011, Hiệp hội các Ngân hàng VN tổ chức họp hội viên, 23 đơn vị cùng ký cam kết thực hiên nghiêm trần lãi suất tiền gửi VND theo thông tư 30: TG KKH và kỳ hạn < 1 tháng là 6%, trên 1 tháng là 14%. Đồng thời mức lãi suất chỉ tính theo phương thức trả lãi cuối kỳ, mọi phương thức trả lãi khác đều quy đổi theo phương thức trả lãi cuối kỳ. Như vậy việc quản lý lãi suất thị trường bằng công cụ trực tiếp không thể đem lại kết quả ngay tức thời mà nó vẫn có độ trễ trong khoảng 5 tháng. Tuy nhiên nếu NHNN có các chế tài xử lý nghiêm các TCTD không tuẩn thủ theo quy định thì có lẽ công cụ lãi suất trực tiếp này sẽ có hiệu quả sớm hơn và giúp lãi suất thị trường được ổn định như trong khoảng thời gian cuối năm 2011 và đầu năm 2012.

Việc cào bằng lãi suất huy động 14% cũng gây ảnh hưởng đến nguồn tiền huy động của các ngân hàng thương mại, đặc biệt là các ngân hàng thương mại nhỏ. Khi đó nguồn vốn trên thị trường 1 chủ yếu đổ về các ngân hàng thương mại lớn và nó dẫn đến khó khăn trong thanh khoản của các ngân hàng.

Nếu như lãi suất tái cấp vốn và lãi suất tái chiết khấu trong giai đoạn này không đem lại hiệu quả trong việc dẫn dắt lãi suất liên ngân hàng thì chính sách trần lãi suất đã tỏ ra hiệu quả hơn trong việc ổn định mặt bằng lãi suất trên thị trường 1.

Bảng 2.1: Lãi suất cho vay phổ biến của TCTD đối với khách hàng trong quý I/2012

thông thường - Nông nghiệp, nông - Phổ biến: 14,5-16 - Thấp nhất: 13,5 17-18 USD 6,0-6,5 6,5-7,5 NHTM cổ phần VND: - Sản xuất kinh doanh thông thường - Nông nghiệp, nông - Phổ biến: 18- 19 - Thấp nhất: 16,5 - Phổ biến: 16,5-19 19-20 18-20 USD 6,0-7,5 7,5-9,0

Hình 2.5: Tăng trưởng GDP, tỷ lệ tăng CPI và diễn biến cặp lãi suất điều hành (Q1-2011 đến Q1-2012)

Đơn vị: %

Tăng trưởng GDP ™ Tỷ lệ tăng CPI so với cùng kỳ

---Lãi suất TCK ---Lãi suất TCV

Trong giai đoạn 2011-3/2012, chính sách tiền tệ được thực hiện theo hướng thắt chặt ngay từ đầu năm theo Nghị quyết 11 của chính phủ đã góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội. Do độ trễ của chính sách nên hiệu quả của các công cụ nên đến quý 4 năm 2011 tỷ lệ tăng CPI so với cùng kỳ mới bắt đầu giảm. Do vậy, lạm phát cả năm 2011 vẫn ở mức cao 18,64% và không thực hiện được mục tiêu Quốc hội đề ra ban đầu là 7%. Lạm phát tăng cao có nguyên nhân từ việc giá lương thực tăng vọt và ảnh hưởng từ tác động tăng trưởng tín dụng nhanh trong năm 2010, cũng như có tác động chậm của những lần điều chỉnh tỷ giá. Nhóm mặt hàng có tốc độ tăng giá cao nhất trong cơ cấu CPI của Việt Nam là nhóm hàng thực phẩm, tăng 40%, được xem là mức tăng cao nhất trong các nước Đông Nam Á.

Năm 2011, việc thắt chặt chính sách tài chính và tiền tệ nhằm ổn định nền kinh tế đã làm chậm đà tăng trưởng GDP. Mức tăng trưởng GDP cả năm 2011 chỉ đạt 6,24%%, thấp hơn nhiều so với mục tiêu ban đầu là 7-7,5%. Sang đến quý 1/2012, mức tăng trưởng còn có xu hướng thấp hơn các quý trong năm 2011.

Lượng tiền cung ứng cũng được điều hành chặt chẽ từ đầu năm 2011, góp phần kiểm soát tăng trưởng tín dụng và tổng phương tiện thanh toán ở mức thấp. Tín dụng cả năm 2011 chỉ tăng 14% (giảm mạnh so với mức 32,4% của năm 2010). Tuy nhiên, theo định hướng các chính sách tín dụng, dòng vốn ngân hàng đã được định hướng tốt hơn. Nếu như tốc độ tăng trưởng tín dụng nói cung chỉ đạt 14%, thì vốn cho sản xuất kinh doanh tăng 15%, vốn cho nông nghiệp nông thôn tăng tới 24%, tăng trưởng tín dụng xuất khẩu lên tới 58%. Trong khi đó, vốn cho chứng khoán và bất động sản lại giảm mạnh.

Trong giai đoạn này, nghiệp vụ thị trường mở được điều hành linh hoạt, bám sát diễn biến cung cầu vốn trên thị trường chủ yếu với mục tiêu hỗ trợ thanh khoản ngắn hạn cho các TCTD, góp phần ổn định thị trường tiền tệ, ổn định lãi suất và ổn định tỷ giá. Trong năm 2011, NHNN chủ yếu chào mua kỳ

hạn ngắn 7-14 ngày với mức lãi suất tương ứng với các lãi suất điều hành khác để kiểm soát chặt chẽ tiền tệ. Tính đến 31/12/2011, tổng phương tiện thanh toán chỉ tăng 12,07%.

Hình 2.6: Tăng trưởng tín dụng và cung tiền M2 của Việt Nam

Nguồn: ndh.vn Nhìn chung, trong giai đoạn 2011-3/2012, NHNN đã điều hành lãi suất linh hoạt, phù hợp diễn biến thị trường và bước đầu đã có hiệu quả trong việc kiềm chế lạm phát tăng mạnh, ổn định kinh tế vĩ mô, cải thiện tính thanh khoản cho hệ thống. Công cụ lãi suất đã được điều hành kết hợp với nghiệp vụ thị trường mở và công cụ tỷ lệ dự trữ bắt buộc để đạt được mục tiêu của CSTT. Chính sách trần lãi suất tỏ ra không có hiệu lực và khó kiểm soát trong 10 tháng đầu năm nhưng bước đầu làm giảm lãi suất cho vay vao những tháng cuối năm 2011, đầu năm 2012. Tuy nhiên, điều hành chính sách lãi suất vẫn đi sau thực tế, chưa đưa ta tín hiệu dẫn dắt thị trường, mặt bằng lãi suất vẫn ở mức cao, gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc tiếp cận vốn.

Một phần của tài liệu Cơ chế điều hành lãi suất của NH nhà nước việt nam giai đoạn 2011 2014 khoá luận tốt nghiệp 045 (Trang 47 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(100 trang)
w