2.1.1.1. Mục tiêu cuối cùng
Theo điều 2, Luật NHNN 1997 thì “Chính sách tiền tệ quốc gia là một bộ phận của chính sách kinh tế - tài chính của Nhà nước nhằm ổn định giá trị đồng tiền, kiềm chế lạm phát, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo
đảm quốc phòng, an ninh và nâng cao đời sống của nhân dân ”. Theo tinh thần
của bộ luật này thì NHNN sẽ thực hiện CSTT đa mục tiêu, bao gồm các mục tiêu: ổn định giá cả, tăng trưởng kinh tế và đảm bảo công ăn việc làm. Về dài hạn thì các mục tiêu này thống nhất với nhau nhưng trong ngắn hạn nó mâu thuẫn với nhau và không thể đạt được đồng thời tất cả các mục tiêu trên.
Thực tế điều hành CSTT cho thấy, từ năm 2000-2011, NHNN dường như
không kiểm soát được mục tiêu lạm phát. Năm 2000-2003, lạm phát thực tế thấp hơn mức mục tiêu, thậm chí có khoảng cách rất xa từ 6% mục tiêu và - 0,6% thực tế (năm 2000) thì từ 2004-2011, con số thực tế lại lớn hơn mức mục tiêu của Chính phủ. Lạm phát không phải điều ghê ghớm nhưng sự đáng sợ của
nó nằm ở khả năng kiểm soát và tính toán lạm phát. Việc không được ra được mức lạm phát mục tiêu chính xác rõ ràng thể hiện sự lúng túng của các nhà hoạch định chính sách khi không thể đo lường mức độ biến dộng của các nhân tố vĩ mô. Sự chênh lệch giữa tỷ lệ lạm phát mục tiêu và con số thực tế quá lớn dẫn đến khó khăn trong việc lượng hóa những rủi ro do đồng tiền mất giá, gây lúng túng cho NHNN trong việc tạo sự chủ động điều hành CSTT thông qua Hiệu ứng kỳ vọng của thị trường.
định giá trị đồng tiền biểu hiện bằng chỉ tiêu lạm phát: “Chính sách tiền tệ quốc
gia là các quyết định về tiền tệ ở tầm quốc gia của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bao gồm các quyết định mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền biểu hiện bằng chỉ tiêu lạm phát, quyết định sử dụng các công cụ và biện pháp để thực hiện mục tiêu đề ra”. Tuy nhiên trên thực tế, NHNN Việt Nam vẫn theo đuổi CSTT đa mục tiêu.
2.1.1.2. Mục tiêu trung gian
NHNN lựa chọn mục tiêu trung gian là tốc độ tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán và tốc độ tăng trưởng tín dụng hàng năm làm mục tiêu trung gian của CSTT. Tuy nhiên, giai đoạn cuối 2011 - nay, bên cạnh mục tiêu tăng trưởng cung tiền, NHNN còn hướng vào mục tiêu lãi suất thị trường.
* Tổng phương tiện thanh toán (M2)
Từ năm 1996, NHNN Việt Nam đã sử dụng chỉ tiêu “Tổng phương tiện thanh toán (M2)” làm mục tiêu trung gian của chính sách tiền tệ. Căn cứ vào tỷ
lệ tăng trưởng kinh tế dự tính, tỷ lệ lạm phát dự tính và sự thay đổi của vòng quay tiền tệ dự tính đầu kỳ kế hoạch, NHNN xác định nhu cầu tiền dự kiến của
nền kinh tế. Sự thay đổi của mức cung tiền phải phù hợp với sự thay đổi của mức cầu tiền.
* Tăng trưởng tín dụng đối với nền kinh tế
Bên cạnh chỉ tiêu tổng phương tiện thanh toán M2, chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cũng được NHNN Việt Nam lựa chọn làm mục tiêu trung gian trong điều hành CSTT. Đây là một chỉ tiêu quan trọng vì tín dụng là kênh cung cấp vốn chủ yếu cho phát triển, đổi mới cơ cấu kinh tế, tăng cường tiềm lực tài chính cũng như năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Việc kiểm soát tăng trưởng tín dụng của NHNN được thực hiện theo cơ chế: Đề ra chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng định hướng hàng năm thống nhất cho
* Mục tiêu trung gian hướng vào giảm lãi suất thị trường (năm 2012 đến nay) Từ năm 2012 đến nay, bên cạnh lựa chọn mục tiêu trung gian là mức cung tiền M2, tăng trưởng tín dụng, NHNN còn hướng chủ yếu vào mục tiêu lãi suất thị trường. Kể từ tháng 3 năm 2012 đến nay, NHNN đã điều chỉnh một cách linh hoạt và chủ động trong cắt giảm lãi suất chủ đạo để giảm lãi suất thị trường về mức hợp lý.
2.1.1.3. Mục tiêu hoạt động
Trong thực tế điều hành, kể từ năm 1995, NHNN chủ yếu hướng vào mục tiêu điều tiết lượng tiền cơ sở MB tăng thêm do Chính phủ phê duyệt hàng
năm theo các mục đích mua ngoại tệ, tái cấp vốn cho các NHTM và các mục đích khác. Về mặt lý thuyết, việc lựa chọn này là hợp lý khi mục tiêu trung gian
được lựa chọn là mức cung tiền M2 và tăng trưởng tín dụng.
Khối lượng tiền cơ sở MB tăng thêm dự kiến hàng năm được tính toán dựa trên tốc độ tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán M2, phù hợp với mức độ tăng trưởng GDP dự kiến, chỉ số lạm phát dự kiến và hệ số tạo tiề dự kiến. Sau đó khối kượng tiền cơ sở hàng năm tăng thêm được trình Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt. NHNN sẽ sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ để kiểm soát, điều hành lượng tiền cơ sở tăng thêm trong phạm vị đã được phê duyệt này.