Giai đoạn 3/2012-2014

Một phần của tài liệu Cơ chế điều hành lãi suất của NH nhà nước việt nam giai đoạn 2011 2014 khoá luận tốt nghiệp 045 (Trang 56 - 70)

2.3.2.1. Bối cảnh kinh tế xã hội

Kinh tế-xã hội nước ta 2012 - 2014 tiếp tục bị ảnh hưởng bởi sự bất ổn

Âu. Suy thoái trong khu vực đồng Euro cùng với khủng hoảng tín dụng và tình trạng thất nghiệp gia tăng tại các nước thuộc khu vực này vẫn đang tiếp diễn. Hoạt động sản xuất và thương mại toàn cầu bị tác động mạnh, giá cả hàng hóa diễn biến phức tạp. Tăng trưởng của các nền kinh tế đầu tàu suy giảm kéo theo sự sụt giảm của các nền kinh tế khác. Một số nước và khối nước lớn có vị trí quan trọng trong quan hệ thương mại với nước ta như: Mỹ, Trung Quốc, Nhật bản và EU đối mặt với nhiều thách thức nên tăng trưởng chậm. Những bất lợi từ sự sụt giảm của kinh tế thế giới ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống dân cư trong nước. Thị trường tiêu thụ hàng hóa bị thu hẹp, hàng tồn kho ở mức cao, sức mua trong dân giảm. Tỷ lệ nợ xấu ngân hàng ở mức đáng lo ngại. Nhiều doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa phải thu hẹp sản xuất, dừng hoạt động hoặc giải thể.

` Trước bối cảnh bất lợi đó, Đảng, Quốc hội và Chính phủ thẳng thắn nhìn nhận và chỉ ra những yếu kém trong nội tại nền kinh tế, đồng thời phân tích sâu những cơ hội và thách thức, trên cơ sở đó ban hành nhiều văn bản quan trọng cùng những định hướng đúng đắn trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành kinh tế-xã hội. Mục tiêu tổng quát của năm 2012 được Chính phủ xác định trong Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2012 là “Ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tăng trưởng ở mức hợp lý gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế, nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; bảo đảm phúc lợi xã hội, an sinh xã hội và cải thiện đời sống nhân dân; giữ vững ổn định chính trị, củng cố quốc phòng, bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế”. Để ổn định kinh tế vĩ mô, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 13/NQ-CP ngày 10/5/2012, Nghị quyết số 01, 02/NQ-CP ngày 7/1/2013 về các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, đảm bảo tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý.

2.3.2.2. Lãi suất chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn

Ngay từ năm 2011, những dấu hiệu đình đốn trong nền kinh tế đã bắt đầu xuất hiện. Mặc dù NHNN khống chế tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng ở mức 20% nhưng mức tăng thực tế chỉ là 12%. Thậm chí ngay cả khi NHNN có dấu hiệu nới lỏng từ quý IV năm 2011 nhưng nhu cầu tín dụng vẫn rất thấp, chỉ số giá đã bắt đầu giảm từ tháng 8 năm 2011. Sang đến quý I/2012, dấu hiệu đình đốn sản xuất rõ nét với tỷ lệ tăng sản xuất công nghiệp là 4,1% (cùng kỳ năm 2011 là 9,3%), mức bán lẻ chỉ là 5% (thấp xa so với số liệu cùng kỳ từ 2006), tốc độ tăng trưởng kinh tế là 4% (thấp nhất từ 2007 đến nay).

Thực trạng này dẫn tới việc Chính phủ quyết định chuyển đổi mục tiêu từ kiềm chế lạm phát sang thúc đẩy, hỗ trợ kinh tế. Từ tháng 3/2012 đến năm 2014, theo chủ trương của Chỉnh phủ, trên cơ sở xu hướng giảm của lạm phát và điều kiện cung - cầu vốn thị trường, NHNN đã chủ động, linh hoạt thực hiện điều chỉnh giảm lãi suất điều hành, góp phần tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp trong nước. Cụ thể, NHNN đã điều chỉnh giảm lãi suất tái chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn 6 lần trong năm 2012, 2 lần trong năm 2013 và 1 lần trong năm 2014 đưa các loại lãi suất giảm từ 15% xuống còn 6,5% với lãi suất tái cấp vốn và từ 13% xuống còn 4,5% đối với lãi suất tái chiết khấu.

Hình 2.7: Diễn biến lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu và tỷ lệ lạm phát Việt Nam giai đoạn 2009 -2014

Đồ thị trên cho thấy, nếu như năm 2011 việc thực hiện điều chỉnh các loại lãi suất tái chiết khấu và tái cấp vốn để kiểm soát lạm phát còn thiếu tính chủ động thì trong giai đoạn này, các điều chỉnh về xu hướng điều hành chính sách tiền tệ qua công cụ lãi suất đã chủ động hơn, giúp định hướng hoạt động sản xuất, tiêu dùng của người dân.

Hình 2.8: Diễn biến lãi suất qua đêm trên thị trường liên ngân hàng, lãi suất TCK và lãi suất TCV (2012 -2014)

Đơn vị: % 16 -P >ρ -P ^p Λ .oV ʃɪv .∩v φ nfŋ' rfɔ' riŋ' riŋ' rfŋ' N? √C5 V p <p v Cp ∖ ọ ʌ bsp hp p <p v Cp ọ ʌ ικp Np p <p p Cp ọ Λ N*p .n√b,<√b √b

Lãi suất qua đêm Lãi suất TCK Lãi suất TCV

Kể từ tháng 3/2012, lãi suất qua đêm trên thị trường liên ngân hàng có xu hướng giảm mạnh và ổn định dần ở mức thấp, dưới 4%/năm trong năm 2014. Lãi suất liên ngân hàng ở mức thấp và không biến động mạnh trong giai đoạn này là do tình hình thanh khoản của các TCTD được đảm bảo và có hiện tượng dư thừa. Trong giai đoạn này, tuy lãi suất ở mức thấp so với giai đoạn trước nhưng vẫn đảm bảo cơ chế lãi suất thực dương (năm 2014 lãi suất huy động trung bình vào khoảng 6-7%/năm nhưng lạm phát cả năm chỉ là 4,09%) đã thu hút nguồn vốn nhàn rỗi từ dân cư. Ngoài ra, trong thời gian này thì đầu tư vào tiền gửi tiết kiệm vẫn là kênh đầu tư an toàn, hiệu quả với số đông người dân vì nếu đầu tư vào vàng sẽ bị lỗ do giá vàng giảm mạnh, nếu đầu tư vào ngoại tệ thì sẽ không thu được lãi nhiều bằng tiền gửi nội tệ hay bỏ vốn ra kinh doanh thì không thuận lợi với nhiều người,...

2.3.2.3. Trần lãi suất huy động, cho vay 5 đối tượng ưu tiên

Phù hợp với yêu cầu của thực tế và thực hiện các Nghị quyết của Chính phủ, từ ngày 10/4/2012, Ngân hàng Nhà nước công bố trần lãi suất cho vay 4 đối tượng ưu tiên: nông nghiệp - nông thôn, doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp hỗ trợ và sản xuất hàng xuất khẩu. Từ quý II/2013, bổ sung thêm đối tượng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Mặc dù lãi suất đã giảm nhiều so với giai đoạn trước nhưng các doanh nghiệp vẫn gặp khó khăn trong tiếp cận vốn để sản xuất kinh doanh. Việc quy định trần lãi suất cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên tuy là biện pháp hành chính nhưng nó đã phần nào tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp trong các lĩnh vực có lợi thế so sánh của Việt Nam như nông nghiệp, sản xuất hàng xuất khẩu. Trần lãi suất này cũng được điều chỉnh linh hoạt phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô và hoạt động tín dụng ngân hàng.

Việc quy định trần lãi suất cho vay chỉ áp dụng đối với 5 lĩnh vực ưu tiên là phù hợp với chủ trương của Chính phủ. Nếu áp dụng một mức trần lãi suất cho vay chung sẽ dẫn đến tình trạng cào bằng lãi suất cho vay đối với tất cả các

đối tượng khách hàng, không phân biệt được các đối tượng cần khuyến khích và đối tượng không khuyến khích. Đối với các lĩnh vực ưu tiên cần có một mức lãi suất thấp hơn; trong khi đó, đối với các lĩnh vực không khuyến khích, là lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro, phải kiểm soát chặt chẽ theo chủ trương của Chính phủ, thì lãi suất cho vay có thể cao hơn. Nếu chỉ quy định mức chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động (không quy định trần lãi suất huy động và cho vay) thì chưa đủ để đạt được mục tiêu giảm lãi suất cho vay theo chỉ đạo của Chính phủ vì các TCTD yếu kém, đang gặp khó khăn về thanh khoản có thể tăng lãi suất huy động lên cao để mở rộng huy động vốn, dẫn đến cạnh tranh không lành mạnh trong huy động vốn, từ đó kéo lãi suất cho vay tăng theo.

Hình 2.9: Diễn biến trần lãi suất huy động và cho vay các lĩnh vực ưu tiên (2012-2014) Đơn vị: % 16 14 12 10 8 6 4 2 0 <v √v √v <v v √v A A A A A fr k V< frʌ Λ ʌ ʌ κ ʌ vxP . p √p xP ^xP ^xP ' p χ χ vxP Xp vxP Xp vxP p χ vχp xP vxP ⅛p ⅛p <p ⅛p ⅛p <ʃ 3N p ⅛p ⅛p <⅛p yp ⅛p∖ ʃ

Trần lãi suất VND >= 1 tháng Trần lãi suất VND < 1 tháng

Trần lãi suất cho vay các linh vực ưu tiên

Nguồn: NHNN Việt Nam Ngay từ đầu năm 2012, trong điều kiện dự báo lạm phát có xu hướng giảm, công cụ lãi suất đã được điều hành chủ động, theo chiều hướng giảm phù

suất thực dương để thận trọng với rủi ro lạm phát quay trở lại và tạo điều kiện ổn định nền kinh tế, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp. Các loại lãi suất chủ đạo được NHNN điều chỉnh giảm dần theo sát tín hiệu của thị trường. Cụ thể trần lãi suất huy động kỳ hạn trên 1 tháng được giảm từ 14% đầu năm 2012

xuống 7%/năm vào cuối năm 2013, trần lãi suất huy động kỳ hạn nhỏ hơn hoặc

bằng 1 tháng giảm từ 6%/năm xuống còn 1,25%/năm. Sự điều chỉnh giảm trần lãi suất tiền gửi đã kéo theo trần lãi suất cho vay năm 2013 giảm được từ 7-9% so với cuối năm 2011. Đồng thời, từ nửa cuối năm 2012, NHNN cho phép các tổ chức tín dụng được tự ấn định lãi suất huy động VND đối với kỳ hạn 12 tháng trở lên để tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng huy động vốn dài hạn với lãi suất hợp lý. Các quy định trần lãi suất đã được NHNN xem xét và áp dụng phù hợp với diễn biến thị trường trong từng giai đoạn và có xu hướng ngày càng tự do hóa lãi suất để nó tuân theo quy luật của thị trường. Đến giữa năm 2013, trên cơ sở nhận định tình hình thanh khoản của các TCTD đáp ứng đủ đến dư thừa và thị trường tiền tệ ổn định, NHNN đã ra quyết định bỏ trần lãi suất tiền gửi kỳ hạn trên 6 tháng. Sau hơn 1 tuần quyết định giảm trần lãi suất huy động VND kỳ hạn từ 1 đến dưới 6 tháng về mức 7%/năm và bỏ trần lãi suất có kỳ hạn từ 6 tháng trở lên có hiệu lực, hoạt động huy động vốn của các ngân hàng vẫn diễn ra bình thường. Thị trường không xuất hiện những hiện

tượng cạnh tranh lãi suất không lành mạnh để thu hút vốn giữa các ngân hàng như trước đây. Tình hình huy động của ngân hàng vẫn diễn ra rất tốt, không có dấu hiệu suy giảm dù lãi suất đã giảm.

Trong những tháng cuối năm 2014, NHNN tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động và linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa nhằm mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý. NHNN quyết định giữ ổn định các mức lãi suất điều hành và

6%/năm xuống 5,5%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng; giảm lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với một số lĩnh vực, ngành kinh tế từ mức 8%/năm xuống còn 7%/năm; giảm lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng USD của cá nhân tại TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài từ mức 1%/năm xuống 0,75%/năm. Đồng thời, NHNN theo dõi sát thị trường, điều hành đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ để đảm bảo ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối, tỷ giá. Về tăng trưởng tín dụng, tính đến thời điểm 22/12/2014, tín dụng đối với nền kinh tế tăng 12,62% nhấn mạnh, đạt được mục tiêu tín dụng cả năm 2014 là 12-14%, góp phần tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất - kinh doanh phát triển, tiếp tục triển khai các chương trình gắn kết tín dụng ngân hàng với chính sách ngành kinh tế, chuyển dịch cơ cấu tín dụng theo hướng tập trung vốn cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ; Đẩy mạnh triển khai việc cơ cấu lại hệ thống các TCTD, xử lý nợ xấu nhằm lành mạnh hóa hoạt động của các TCTD, đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam.

Với mức độ và tần suất điều chỉnh giảm lãi suất như trên, mặt bằng lãi suất huy động và cho vay đã giảm đáng kể, gây tác động tích cực cho nền kinh tế, cụ thể là:

Mặt bằng lãi suất cho vay đối với nền kinh tế giảm nhanh, từ 18,2% năm 2011 xuống 15,4% năm 2012 và đến năm 2014 lãi suất cho vay ngắn hạn ở mức 7 - 9%, trung và dài hạn ở mức 9 - 12%.

Đẩy lùi tình trạng đô la hóa nền kinh tế, tỷ lệ tiền gửi ngoại tệ trên tổng phương tiện thanh toán giảm từ 18% cuối năm từ cuối năm 2011 xuống còn 12% năm 2012, tỷ giá được duy trì ổn định từ năm 2011, dự trữ ngoại hối nhà nước đã được cải thiện đáng kể;

Nhờ giám sát và xử lý cương quyết những trường hợp vi phạm trần lãi suất huy động, đồng thời với các biện pháp hỗ trợ thanh khoản cho các NHTM yếu kém, tình trạng một số NHTM phải vay mượn lẫn nhau với lãi suất rất cao trên thị trường liên ngân hàng đã được khắc phục;

Giảm nhanh lãi suất cho vay, giúp doanh nghiệp tiết giảm chi phí sản xuất, đồng thời ngăn chặn được nguy cơ tái lạm phát. Lạm phát đã giảm từ 18,6% vào năm 2011 xuống còn 6,8% trong năm 2012, 6,6% năm 2013 và đạt mức thấp nhất trong thập kỷ qua là 4.09% vào năm 2014. Kết quả chống lạm phát của Việt Nam được cộng đồng quốc tế đánh giá cao, củng cố lòng tin của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Bảng 2.2: Lãi suất cho vay phổ biến của các TCTD đối với khách hàng thời điểm cuối năm 2014

NHTM Nhà nước

thông thường

- Nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, DN nhỏ và vừa, công nghiệp hỗ trợ, DN ứng dụng công nghệ cao 7,0 9,0-10,0 USD: 3,0-4,5 5,5-6,5 NHTM cổ phần VND:

- Sản xuất kinh doanh thông thường

8,0-9,0 10,0-11,0

- Nông nghiệp, nông

hỗ trợ, DN ứng dụng công nghệ cao

Hình 2.10 : Tăng trưởng GDP, tỷ lệ tăng CPI và diễn biến cặp lãi suất chủ đạo (Q2-2012 đến Q3-2014)

Đơn vị: %

Tăng trưởng GDP ™ Tỷ lệ tăng CPI so với cùng kỳ

---Lãi suất TCK ---Lãi suất TCV

Nguồn: Tổng cục Thống kê Quan sát tỷ lệ tăng CPI so với cùng kỳ giai đoạn 3/2012-2014 cho thấy lạm phát đã được kiểm soát trong 3 năm trở lại đây. Tỷ lệ lạm phát bình quân năm đã giảm mạnh từ tỷ lệ 18,64% năm 2011 xuống chỉ còn 4,09% năm 2014. Lạm phát giảm mạnh trong giai đoạn này ngoài nguyên nhân do nỗ lực điều hành CSTT của NHNN còn có nhiều nguyên nhân khách quan như ảnh hưởng của

suy thoái kinh tế toàn cầu làm giảm sức cầu của nền kinh tế, sự điều chỉnh giảm liên tục của giá xăng dầu trên thị trường thế giới và trong nước,...

Với mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ thận trọng nhằm ổn định kinh tế vĩ mô và hỗ trợ hệ thống doanh nghiệp thoát khỏi tình trạng khó khăn, chính sách tiền tệ của NHNN giai đoạn 3/2012-2014 đã góp phần duy trì đà tăng trưởng kinh tế nhất định trong điều kiện vĩ mô nhiều bất ổn. Dù chịu áp lực mở rộng tín dụng từ nhiều phía để thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam thoát khỏi suy thoái, NHNN vẫn kiên trì định hướng tăng trưởng tín dụng thận trọng nhằm

Một phần của tài liệu Cơ chế điều hành lãi suất của NH nhà nước việt nam giai đoạn 2011 2014 khoá luận tốt nghiệp 045 (Trang 56 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(100 trang)
w