Đánh giá hiệu quả điều hành lãisuất giai đoạn 2011 2014

Một phần của tài liệu Cơ chế điều hành lãi suất của NH nhà nước việt nam giai đoạn 2011 2014 khoá luận tốt nghiệp 045 (Trang 70 - 77)

2.3.1. Kết quả đạt được

Trong giai đoạn 2011-2014, NHNN đã điều hành lãi suất một cách linh hoạt, chủ động, phù hợp với diễn biến thị trường, góp phần quan trọng trong kiểm soát lạm phát tăng cao năm 2011 và hỗ trợ các doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh, duy trì lạm phát ở mức dưới mục tiêu các năm 2012-2014.

Có thể đánh giá kết quả đạt được trong điều hành lãi suất thời gian qua trên các phương diện sau:

Thứ nhất là về chính sách lãi suất trần:

-Mặt bằng lãi suất đã giảm mạnh khoảng 8-11%/năm so với thời điểm giữa năm 2011. Chính sách lãi suất được điều hành linh hoạt, chủ động theo hướng tiếp tục hỗ trợ sản xuất kinh doanh nhưng vẫn đảm bảo kiểm soát được lạm phát, hỗ trợ ổn định tỷ giá và thị trường ngoại hối. Trong đó, mặt bằng lãi suất huy động giảm 8-11%/năm, lãi suất cho vay giảm khoảng 9%/năm, đưa mặt bằng lãi suất thấp hơn mức lãi suất của giai đoạn 2005-2006.

-Lãi suất của các khoản vay cũ tiếp tục được các TCTD tích cực điều chỉnh giảm; dư nợ cho vay bằng VND có lãi suất trên 15%/năm chiếm khoảng 3,9% tổng dư nợ cho vay VND, giảm so với tỷ trọng 6,3% cuối năm 2013; dư nợ có lãi suất trên 13%/năm chiếm 10,65%, giảm so với tỷ trọng 19,72% cuối năm 2013. Đường cong lãi suất hình thành rõ nét, qua đó tạo điều kiện cho các TCTD huy động được nguồn vốn kỳ hạn dài và ổn định hơn, giảm chênh lệch kỳ hạn giữa tài sản có và tài sản nợ và giúp cho việc phân bổ vốn hiệu quả trong nền kinh tế.

-Thúc đẩy chu chuyển vốn giữa các vùng, các lĩnh vực khác nhau và trong toàn bộ nền kinh tế trên cơ sở khuyến khích thu hút vốn vào ngân hàng và phân bổ, đầu tư có hiệu quả hơn cho các nhu cầu khách hàng ở các lĩnh vực khác. Lãi suất đang thực sự tác động đến các quyết định và các quan hệ: tích lũy - tiêu dùng, tiết kiệm - đầu tư,.. .của các chủ thể trong xã hội.

-Ngăn chặn được tình trạng xáo trộn thị trường tiền tệ và nguy cơ mất khả năng thanh khoản của các ngân hàng thương mại, nhất là các ngân hàng thương mại nhỏ, yếu về thanh khoản; an toàn của hệ thống được đảm bảo; củng cố lòng tin của người dân đối với hệ thống ngân hàng.

Việc thu hẹp các kỳ hạn quy định trần lãi suất cũng đem lại các tác động tích cực:

-Tạo quyền tự chủ, năng động và linh hoạt hơn cho các tổ chức tín dụng trong việc quy định lãi suất huy động vốn và lãi suất cho vay đối với khách hàng dựa trên các quy định, định hướng điều hành của NHNN và chiến lược kinh doanh của từng tổ chức.

-Tạo sự bình đẳng hơn trong quan hệ cung - cầu vốn giữa các tổ chức tín dụng và các chủ thể trong nền kinh tế thông qua cơ chế thỏa thuận lãi suất trong quan hệ tín dụng.

Thứ hai là về điều hành chính sách lãi suất tái cấp vốn, tái chiết khấu, lãi suất qua đêm:

-Cơ chế truyền dẫn của các biện pháp điều hành lãi suất của NHNN đã có hiệu lực và hiệu quả tốt đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại, thể hiện là lãi suất thị trường liên ngân hàng đã biến động nằm trong hành lang giữa lãi suất tái cấp vốn và lãi suất tái chiết khấu; lãi suất huy động của các ngân hàng thương mại biến động theo cung - cầu và tăng giảm cùng biên độ với các mức lãi suất điều hành của NHNN. Các biện pháp này buộc các NHTM, nhất là các NHTM cổ phần chạy theo tăng trưởng nhanh về quy mô phải điều chỉnh mục tiêu và phương thức kinh doanh theo hướng kiểm soát chặt chẽ về quy mô và chất lượng tín dụng, nhất là cho vay đầu tư, kinh doanh chứng khoán, bất động sản và tiêu dùng.

-Lãi suất chủ đạo của NHNN vừa là công cụ điều tiết thị trường, vừa là động thái phát tín hiệu về chủ trương của Chính phủ và giải pháp điều hành chính sách tiền tệ của NHNN là “thắt chặt” hay “nới lỏng” tiền tệ, đã và đang

trở thành một chỉ số quan trọng trên thị trường tài chính, tiền tệ, được người dân, cộng đồng doanh nghiệp và các nhà đầu tư trong và ngoài nước, các TCTD quan tâm, theo dõi, dự báo và có phản ứng khá nhanh nhạy, tích cực về hoạt động đầu tư, tiết kiệm, tiêu dùng.

2.3.2. Các điểm hạn chế

Thứ nhất, Ngân hàng nhà nước công bố nhiều loại lãi suất chính thức để phát tín hiệu và kiểm soát lãi suất thị trường tiền tệ như lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất cho vay qua đêm, trần lãi suất tiền gửi, trần lãi suất cho vay 5 đối tượng ưu tiên. Các loại lãi suất này tuy có chức năng khác nhau nhưng còn chồng chéo, phức tạp, không đủ sức điều tiết và dẫn dắt thị trường. Đôi khi lãi suất chính thức còn bị điều chỉnh theo lãi suất thị trường.

Thứ hai, mối liên hệ giữa lãi suất thị trường và lãi suất chính thức của NHNN còn lỏng lẻo, nhiều khi tách rời nhau. Vai trò điều tiết thị trường tiền tệ của lãi suất tái cấp vốn, tái chiết khấu và thị trường mở còn hạn chế. Ngân hàng Nhà nước thường phải sử dụng đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ, kể cả công cụ hành chính đối với ngân hàng thương mại để khống chế tăng trưởng tín dụng, khống chế mức trần lãi suất tiền gửi để giữ cho lãi suất thị trường được ổn định.

Thứ ba, Việc điều hành và kiểm soát lãi suất thị trường của NHNN gặp khó khăn do lãi suất thị trường chịu tác động bởi nhiều yếu tố nằm ngoài khả năng khắc phục và điều tiết của NHNN như cung - cầu vốn đầu tư phát triển, năng lực tài chính yếu kém của các tổ chức tín dụng, biến động lãi suất thị trường quốc tế, tình hình hàng tồn kho của các doanh nghiệp, sự phát triển nóng của thị trường tín dụng, bất động sản,...

Thứ tư, Lãi suất liên ngân hàng chưa phản ánh đúng cung - cầu vốn do quan hệ vay mượn trên thị trường diễn ra một chiều giữa các ngân hàng thương mại nhà nước và ngân hàng thương mại cổ phần có vốn của nhà nước là bên

cho vay còn bên vay là các ngân hàng nước ngoài, ngân hàng thương mại cổ phần.

Thứ năm, Tác dụng của lãi suất tái cấp vốn trong điều hành chính sách tiền tệ bị hạn chế do lượng cung tiền trong mục tiêu tín dụng của chính phủ khống chế hàng năm và nhằm mục tiêu chính là kiềm chế lạm phát.

Thứ sáu, Cơ chế truyền dẫn tác động của lãi suất chính thức do Ngân hàng Nhà nước công bố còn yếu về cường độ và độ trễ thời gian lớn, hạn hẹp về không gian truyền dẫn nên tác động hạn chế đến tiết kiệm, tiêu dùng và đầu tư, rồi đến tổng cầu và mcụ tiêu cuối cùng là lạm phát và tăng trưởng kinh tế, biểu hiện là: lãi suất thị trường tiền tệ ít nhạy cảm với lãi suất, tỷ giá hối đoái có xu hướng tăng, bị khống chế bằng biên dộ và chịu tác động của nhân tố cung - cầu ngoại tệ là chủ yếu, ít chịu tác động của lãi suất. Kỳ vọng của tổ chức tín dụng và dân cư tuy có chịu tác động của tín hiệu phát ra từ điều hành chính sách tiền tệ nhưng còn yếu.

2.3.3 Nguyên nhân

2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan

-Nền kinh tế Việt Nam mở cửa, quy mô nhỏ, năng lực canh tranh còn yêu, thị trường tài chính - tiền tệ chưa phát triển, rất dễ bị tổn thương và biến động mạnh do biến động trên thị trường tài chính quốc tế như khủng hoảng tài chính toàn cầu, biến động lãi suất trên thị trường quốc tế.

-Theo quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước, chính sách tiền tệ và chính sách lãi suất theo đuổi nhiều mục tiêu mà các mục tiêu đó không hoàn toàn thống nhất với nhau, chẳng hạn để kiềm chế lạm phát thì phải tăng lãi suất, hạn chế cung ứng tiền nhưng lại không phù hợp với việc tiếp tục mở rộng tín dụng phục vụ mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Như vậy thì việc lựa chọn cơ chế điều hành và kiểm soát lãi suất trở nên khó khăn, phức tạp và kém linh hoạt.

-Sự hiểu biết của người dân và các tổ chức về chính sách tiền tệ, chính sách lãi suất còn hạn chế cộng thêm cơ chế điều hành lãi suất phức tạp nên chưa

tạo hiệu ứng đồng thuận của người dân, tổ chức kinh tế vè hành vi đầu tư, tiết kiệm, tiêu dùng phù hợp với mục tiêu chính sách lãi suất, nhiều khi còn có tác dụng ngược lại.

-Còn có độ trễ lớn trong điều hành các công cụ của chính sách tiền tệ như dự trữ bắt buộc, biên độ giao dịch tỷ giá,.. .nên không theo kịp với diễn biến thực tế về lãi suất và vốn khả dụng trong các ngân hàng thương mại. Các công cụ điều hành chính sách tiền tệ chưa nhạy cảm, chưa có tác động lớn đối với thị trường tiền tệ (như công cụ dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở,.) nên việc hoàn thiện cơ chế điều hành lãi suất thỏa thuận còn bị hạn chế.

-Thị trường tiền tệ quốc tế diễn biến phức tạp, nhiều rủi ro, lãi suất biến động với biên độ lớn tác động trực tiếp đến lãi suất thị trường tiền tệ trong nước. Thêm vào đó, các giao dịch về vốn đang dần được tự do hóa khó có thể kiểm soát được một cách chặt chẽ luồng vốn ra - vào, làm giảm hiệu quả điều tiết lãi suất thị trường.

-Việc quản lý doanh nghiệp, quản lý thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán còn nhiều bất cập, gây ra tình trạng phát triển nóng của thị trường nhà đất, sự trồi sụt của thị trường chứng khoán, sự lừa đảo của doanh nghiệp,. tác động lớn đến phát sinh nợ xấu của ngân hàng thương mại, khó khăn cho điều hành lãi suất của Ngân hàng Nhà nước.

2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan

-Ngân hàng Nhà nước chưa thực sự chủ động và độc lập trong điều hành chính sách tiền tệ. Với cơ cấu tổ chức hiện tại Ngân hàng Nhà nước là cơ quan của Chính phủ, chịu sự quản lý trực tiếp của Chính phủ. Sự chi phối quá sâu của Chính phủ vào lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng làm giảm tính độc lập và chủ động trong điều hành của Ngân hàng Nhà nước. Do vậy, việc ra quyết định quản lý của Ngân hàng Nhà nước thường không kịp thời, làm giảm hiệu quả sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ.

-Chưa có sự phối hợp điều hành chặt chẽ giữa Ngân hàng Nhà nước và Bộ tài chính trong việc thực hiện chính sách lãi suất nhằm ổn định lãi suất thị trường và phục vụ cho điều hành chính sách tiền tệ, biểu hiện là việc ấn định lãi suất tín phiếu, trái phiếu kho bạc nhà nước cạnh tranh cao với lãi suất trái phiếu của ngân hàng thương mại, nên lãi suất chưa phản ánh đúng quan hệ cung - cầu vốn.

-Ngân hàng Nhà nước không dự báo được tình hình cung - cầu vốn trên thị trường, biến động chỉ số giá tiêu dùng nên khó khăn trong việc hoạch định chính sách tiền tệ, chính sách lãi suất của mình.

-Sự phối hợp giữa các chính sách tỷ giá - quản lý ngoại hối với chính sách lãi suất còn ở mức thấp, chưa tạo ra được sự tác động tương hỗ, thuận chiều. Mục tiêu điều hành của chính sách này nhiều khi còn xa nhau, thậm chí ngược nhau trong một số trường hợp.

-Việc quản lý hoạt động của các tổ chức tín dụng còn nhiều bất cập nên để xảy ra tình trạng nợ xấu cao, tình trạng nhiều ngân hàng thương mại cổ phần trong nhiều thời điểm có nguy cơ bị mất thanh khoản, chạy đua tăng lãi suất, lách luật chi trả tiền thưởng vượt trần lãi suất cho khách hàng, gây khó khăn cho thực thi chính sách lãi suất.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Diễn biến lãi suất những năm gần đây đã cho thấy những bước phát triển nhất định trong điều hành lãi suất của NHNN Việt Nam. Việc điều hành lãi suất trong từng thời kỳ đã phù hợp hơn, dần tiến tới cơ chế thỏa thuận, phản ánh đúng quan hệ cung-cầu vốn của thị trường. Nó tạo điều kiện cho các lãi suất chỉ đạo phát huy vai trò điều tiết lãi suất thị trường. Từ đó góp phần ổn định thị trường tiền tệ, kiềm chế lạm phát. Mặc dù vậy, điều hành lãi suất còn nhiều tồn tại như một số thời điểm còn chưa chủ động, linh hoạt. Có nhiều nguyên nhân gây nên như NHNN chưa thực sự độc lập trong điều hành CSTT, cơ chế lãi suất cũng như điều hành chưa phù hợp với thị trường, các công cụ gián tiếp

chưa phát huy hết vai tro,...Qua đó cho thấy cần thiết phải có các giải pháp đồng bộ để nâng cao hiệu quả điều hành lãi suất.

CHƯƠNG 3: KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐIỀU HÀNH LÃI SUẤT TẠI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Cơ chế điều hành lãi suất của NH nhà nước việt nam giai đoạn 2011 2014 khoá luận tốt nghiệp 045 (Trang 70 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(100 trang)
w