Mục tiêu kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu Cơ chế điều hành lãi suất của NH nhà nước việt nam giai đoạn 2011 2014 khoá luận tốt nghiệp 045 (Trang 77)

Trong kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 2015 đã được Quốc hội thông qua thì trọng tâm sẽ là tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, tập trung tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh; thực hiện mạnh mẽ các đột phá chiến lược, tái cơ cấu nền kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng, nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh, phấn đấu tăng trưởng cao hơn năm 2014.

Các chỉ tiêu chủ yếu của năm 2015 như phấn đấu tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng khoảng 6,2%; kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 10%; tỷ lệ nhập siêu so với kim ngạch xuất khẩu khoảng 5%; tốc độ tăng giá tiêu dùng (CPI) khoảng 5%; tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội khoảng 30-32% GDP; tỷ lệ hộ nghèo giảm 1,7-2%, riêng các huyện nghèo giảm 4%; tạo việc làm cho khoảng 1,6 triệu lao động.

Về CSTT, Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, nhất là về điều hành lãi suất, tỷ giá. Thanh kiểm tra, giám sát hoạt động của các tổ chức tín dụng, bảo đảm tuyệt đối an toàn hệ thống. Phấn đấu đến cuối năm 2015 đưa tỷ lệ nợ xấu dưới 3%.

Ngoài ra, cần tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước, tái cơ cấu thị trường chứng khoán theo định hướng đã đề ra, phát triển bền vững thị trường chứng khoán nhằm thu hút có hiệu quả vốn đầu tư trong và ngoài nước, hỗ trợ công tác cổ phần hóa và xử lý nợ xấu. Đồng thời với đó, đổi mới cơ chế tự chủ đối với đơn vị sự nghiệp công lập.

3.1.2. Định hướng điều hành chính sách tiền tệ

Trên cơ sở bám sát mục tiêu của Quốc hội tại Nghị quyết số 77/2014/QH13 ngày 10/11/2014 về kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2015

và kết quả đạt được trong điều hành năm 2014, NHNN xác định mục tiêu và các giải pháp lớn về điều hành chính sách tiền tệ năm 2015 như sau: “Điều hành chủ động và linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát, không chủ quan với lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý, đảm bảo an toàn thanh khoản của các TCTD. Điều hành lãi suất và tỷ giá phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, tiền tệ, đặc biệt là diễn biến của lạm phát, bảo đảm giá trị đồng Việt Nam, tiếp tục khắc phục tình trạng đô la hóa, vàng hóa trong nền kinh tế. Thực hiện các giải pháp điều hành tín dụng theo hướng mở rộng tín dụng đi đôi với kiểm soát chất lượng tín dụng; tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng phục vụ phát triển sản xuất kinh doanh; tiếp tục triển khai các chương trình gắn kết tín dụng ngân hàng với chính sách ngành kinh tế, chuyển dịch cơ cấu tín dụng theo hướng tập trung vốn cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ. Đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu gắn với cơ cấu lại các TCTD, đảm bảo thực hiện đúng lộ trình của Đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn 2011-2015 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Tăng cường phối hợp với các chính sách vĩ mô khác”.

NHNN cũng dự báo tăng trưởng tín dụng năm 2015 là 13-15% (được điều chỉnh cao hơn mức dự báo ban đầu là 12-14% vào cuối năm 2014) và tổng phương tiện thanh toán tăng 16-18%.

3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả điều hành chính sách lãi suất

3.2.1. Giải pháp về cơ chế lãi suất

Chính sách lãi suất trong thời gian qua đã thể hiện được vai trò quan trọng trong điều hành chính sách tiền tệ và góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh,.. .Tuy nhiên cơ chế điều hành lãi suất hiện nay vẫn còn nhiều tồn tại. Sau đây là một số giải pháp để hoàn thiện cơ chế điều hành lãi suất.

Thứ nhất: Hình thành cơ chế kiểm soát lãi suất thị trường bằng các loại lãi suất của Ngân hàng Nhà nước nhưng vẫn đảm bảo để lãi suất thị trường được hình thành trên quan hệ cung - cầu về vốn tín dụng trên. Muốn làm được điều này NHNN cần phải hoàn thiện các loại lãi suất điều hành như lãi suất tái chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất liên ngân hàng,.. .Khi đó thị trường tiền tệ hoạt động thường xuyên và thông suốt hơn với sự vận hành đầy đủ và có hiệu quả nghiệp vụ thị trường mở, thị trường liên ngân hàng,.

Thứ hai: NHNN nên có kế hoạch, lộ trình dỡ bỏ trần lãi suất huy động hoặc thực hiện điều chỉnh thường xuyên hơn việc mềm hóa biên độ trần lãi suất huy động với lãi suất cho vay thỏa thuận tránh giãn cách giữa trần lãi suất huy động chính thức và lãi suất cho vay thực tế, cân đối cung-cầu, cũng như đảm bảo tính thanh khoản trong hoạt động của các ngân hàng. Chính sách trần lãi suất là một biện pháp mang tính hành chính và nó đã đem lại những hiệu quả nhất định trong việc giảm mặt bằng lãi suất và ổn định thị trường tiền tệ. Tuy nhiên, chính sách này không thể thực hiện trong thời gian dài vì nếu duy trì chính sách này sẽ gây méo mó thị trường, lãi suất không được hình thành dựa trên quan hệ cung-cầu vốn theo quy luật.

Thứ ba: NHNN cần hoàn thiện cơ chế cho vay thỏa thuận. Từ tháng 6/2002, NHNN Việt Nam đã áp dụng cơ chế lãi suất thỏa thuận, xóa bỏ biên độ khống chế lãi suất cho vay, cho phép các TCTD và khách hàng tự thỏa thuận lãi suất cho vay. Tuy nhiên từ đó đến nay, NHNN đã áp dụng một số biện pháp mang tính hành chính trong từng thời kỳ nhằm đạt được các mục tiêu khác nhau của CSTT. Mặc dù các công cụ trực tiếp này đã phát huy tác dụng như kiểm soát lạm phát và sau đó là hỗ trợ các doanh nghiệp vay vốn, nhưng hệ quả để lại cũng không hề nhỏ.Việc quy định mức lãi suất như nhau cho các NH khác nhau về mức rủi ro khiến các NHTMCP nhỏ gặp khó khăn trong việc tiếp cận vốn trên thị trường. Khó khăn trong hoạt động huy động vốn kết hợp với CSTT thắt chặt của NHNN khiến các NHTM này phải sử dụng nguồn vốn trên

TTLNH không chỉ cho mục đích về thanh khoản mà còn như một nguồn vốn huy động để cho vay trung, dài hạn đối với khách hàng. Do vậy, để giảm áp lực lãi suất trên thị trường liên ngân hàng cũng như tạo điều kiện cho các NHTM huy động vốn và cho vay trên cơ sở cung cầu vốn thị trường và phù hợp khẩu vị rủi ro của từng tổ chức thì NHNN nên tiến tới xóa bỏ trần lãi suất cho vay 5 đối tượng ưu tiên khi hội tụ đủ các yếu tố cần thiết.

3.2.2. Giải pháp về điều hành lãi suất

Thứ nhất, NHNN cần lựa chọn mục tiêu cuối cùng trong dài hạn là ổn định giá cả nên trong điều hành chính sách lãi suất và các công cụ khác cần nhất quán hướng tới mục tiêu này. Trong điều hành lãi suất tại Việt Nam thì trước hết cần khẳng định ổn định giá cả là mục tiêu duy nhất của CSTT và chỉ tiêu lạm phát là chỉ số phản ánh mức độ thành công CSTT. Đặc biệt là các chính sách lãi suất phải kiên trì thực hiện mục tiêu lạm phát của CSTT không chỉ trong thời kỳ lạm phát cao ngay cả thời gian lạm phát thấp để tạo lập niềm tin của thị trường.

Tuy nhiên, từ sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 và khủng hoảng nợ công châu Âu, bên cạnh mục tiêu ổn định giá cả thì mục tiêu ổn định hệ thống tài chính ngày càng được quan tâm bởi vì ổn định hệ thống tài chính đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo cơ chế truyền tải CSTT vận hành thông suốt đồng thời góp phần duy trì tình trạng tài khóa lành mạnh. Vì vậy, trong bối cảnh thực hiện chính sách đa mục tiêu của NHNN như hiện nay, trong ngắn hạn phải xác định thứ tự ưu tiên, tránh sự mâu thuẫn giữa các mục tiêu trong từng giai đoạn cụ thể.

Thứ hai, NHNN cần chủ động và linh hoạt can thiệp trên thị trường liền ngân hàng. Trong điều hành lãi suất, NHNN không thể để lãi suất thị trường lên cao rồi mới chạy theo kiểm soát. Khi đó hiệu quả điều hành CSTT không cao và để lại hậu quả cho nền kinh tế. Do vậy NHNN phải chủ động, linh hoạt

điều hành lãi suất trên thị trường liên ngân hàng dựa trên các dự báo về lạm phát cũng như mức tăng trưởng kỳ vọng.

Thứ ba, NHNN cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, bộ, ngành khác trong điều hành lãi suất, từng bước tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp. Nếu chỉ giảm lãi suất mà không có các biện pháp trong tiêu thụ số lượng hàng tồn kho lớn như hiện nay thì sức khỏe của các doanh nghiệp trong nước chưa thể phục hồi được. Cùng với việc hỗ trợ lãi suất của NHNN thì các bộ, ngành khác cũng phải đưa ra biện pháp hỗ trợ sản xuất, kinh doanh trong nước, góp phần đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế.

3.2.3. Các giải pháp hỗ trợ

3.2.3.1. Hoàn thiện các công cụ điều hành chính sách tiền tệ tác động trực tiếp đến lãi suất

Hoàn thiện các công cụ điều hành chính sách tiền tệ tác động trực tiếp đến lãi suất như công cụ nghiệp vụ thị trường mở, cho vay tái cấp vốn và tái chiết khấu, dự trữ bắt buộc, swap,... Chủ động can thiệp trên thị trường liên ngân hàng để cơ chế điều hành lãi suất của NHNN dẫn dắt được thị trường đi đúng hướng.

Nghiệp vụ thị trường mở: trên lý thuyết lẫn thực tế, nghiệp vụ thị trường mở luôn là công cụ có nhiều ưu thế, đặc biệt đây là công cụ duy nhất mà NHTW có thể sử dụng để đảo ngược tình thế. Công cụ này đang ngày càng phát huy được hiệu quả trong điều hành của NHNN. Việc bơm hút vốn nhịp nhành trong năm 2011 đã giúp điều hòa và đảm bảo thanh khoản cho các TCTD, ổn định thị trường liên ngân hàng. Bên cạnh đó, NHNN cũng điều chỉnh linh hoạt lãi suất thị trường mở, đồng bộ với các công cụ khác để cùng thực hiện mục tiêu CSTT. Mức lãi suất OMO và lãi suất tín phiếu phát hành của NHNN cũng đã trở thành các mức lãi suất tham chiếu rất quan trọng cho thị trường. Do đó, nhằm gia tăng thêm phương tiện cho việc thực thi chính sách lãi suất, NHNN cần phải giám sát chặt chẽ hơn hoạt động tín dụng của các NHTM, đồng thời

phải làm tốt hơn công tác thu thập, xử lý số liệu thống kê và dự báo diễn biến thị trường. Ngoài ra, NHNN cần khuyến khích hoặc thậm chí có thể bắt buộc các NHTM phải nắm giữ một tỷ lệ nhất định giấy tờ có giá đủ tiêu chuẩn giao dịch trên nghiệp vụ thị trường mở mới gia tăng được hiệu quả của công cụ này.

Dự trữ bắt buộc là công cụ hành chính tác động trực tiếp đến vốn khả dụng của ngân hàng, qua đó tác động lên lãi suất của các NHTM. Để công cụ này được sử dụng hiệu quả hơn và các tác động đến lãi suất theo đúng định hướng của NHNN thì cấn cải tiến và hoàn thiện hơn công cụ này. Sau đây là một số kiến nghị giải pháp:

- Bao quát hơn nữa các loại tiền gửi của những TCTD như quy định tỷ lệ dự trữ của tiền gửi tiết kiệm cá nhân, tiền gửi kỳ hạn của tổ chức, tiền gửi thanh

toán.

- Chính sách dự trữ bắt buộc nên quy định chặt chẽ dựa trên tình hình hoạt động kinh doanh thực tế của các TCTD như tỷ lệ an toàn vốn CAR, tỷ lệ tăng trưởng tín dụng, chất lượng tín dụng, chất lượng tài sản.. .Ví dụ ngân hàng

nào có tỷ lệ an toàn vốn CAR thấp phải chịu mức dự trữ bắt buộc cao và ngược

lại.

- Vẫn tiếp tục trả lãi cho dự trữ bắt buộc nhằm giảm một phần chi phí vốn của các TCTD. Ngoài ra, khi cần thiết, việc ngừng trả lãi hoặc giảm lãi suất

cho phần dự trữ bắt buộc cũng gia tănghiệu ứng tác động lên lãi suất thị trường.

3.2.3.2.Tạo lập một hệ thống thị trường thống nhất nhằm tăng sự gắn kết, đảm bảo sựlan truyền giữa các mức lãi suất.

Trong một thị trường tài chính thống nhất, khi sự biến đổi của mức lãi suất ngắn hạn sẽ chuyển tải ảnh hưởng của nó tới các mức lãi suất trung dài hạn

bởi cung cầu của từng thị phần kỳ hạn và do đó, sự biến đổi lãi suất ngắn hạn do những thay đổi trong điều hành CSTT của NHTW không chuyển tải ảnh hưởng tới các mức lãi suất trung và dài hạn; thay vì làm dịch chuyển cả đường cong lãi suất, sự thay đổi này chỉ làm thay đổi vị trí đầu của đường cong lãi suất. Như vậy để cơ chế điều hành lãi suất của NHTW có hiệu quả, điều kiện tiên quyết là cần tạo tính thống nhất trong thị trường, đảm bảo sự biến động của lãi suất phản ánh chính xác các quan hệ cung cầu vốn và trở nên nhạy cảm với những tác động của lãi suất liên ngân hàng.

3.2.3.3. Phát triển thị trường liên ngân hàng

Để cơ chế điều hành lãi suất của NHNN Việt Nam phát huy hiệu quả, hay nói cách khác là nâng cao khả năng truyền dẫn chính sách tiền tệ của NHNN thì việc phát triển thị trường liên ngân hàng là điều kiện tất yếu. Thị trường liên ngân hàng ở Việt Nam đã được hình thành nhưng chưa thực sự phát triển. Đó là thị trường nội và ngoại tệ liên ngân hàng, nơi thực hiện vay mượn, điều tiết vốn lẫn nhau giữa các NHTM. Các hoạt động diễn ra trên thị trường như hoạt động cho vay của NHNN dưới hình thức tái cấp vốn, hoạt động nghiệp vụ thị trường mở, hoán đổi ngoại tệ, ...nhằm mục đích điều tiết, cung ứng vốn khả dụng ngắn hạn đồng Việt Nam cho các ngân hàng. Để thực thi CSTT đạt hiệu quả thông qua việc điều chỉnh về lãi suất thì điều kiện tiên quyết là: (i)TTLNH phải cung cấp thực trạng về cung cầu vốn khả dụng của hệ thống ngân hàng một cách tức thời và chính xác để NHTW có thể xác định được liều lượng can thiệp kịp thời nhằm đạt được mức lãi suất LNH mục tiêu; (ii) TTLNH phải đảm bảo truyền tải các tác động của CSTT tới toàn bộ hệ thống TTTT và sau đó là nền kinh tế. Các giải pháp cụ thể để phát triển thị trường liên ngân hàng là:

-Xây dựng hệ thống điều hòa vốn tập trung trong toàn bộ hệ thống các TCTD. Hiện tại không phải toàn bộ hệ thống TCTD đã thực hiện điều hòa vốn tập trung mà vẫn còn sử dụng hình thức điều hòa phân tán (ví dụ NH Nông

nghiệp và phát triển nông thôn).Vì vậy, nhiều khi các ngân hàng chưa tận dụng được triệt để nguồn vốn trong nội bộ và nhu cầu vốn trên thị trường LNH cũng vì thế mà chưa phản ánh chính xác thực trạng cung - cầu vốn của cả hệ thống.

Với việc sử dụng hệ thống điều hòa vốn tập trung, Hội sở chính sẽ “mua” tất cả tài sản Nợ và “bán” tất cả các tài sản Có cho các chi nhánh theo đúng mức độ rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản của tài sản Có, tài sản Nợ. Như vậy, mọi rủi ro thanh khoản và rủi ro lãi suất sẽ được quản lý tập trung tại Trụ sở chính. Bên cạnh đó, cơ chế điều hòa vốn tập trung đảm bảo yêu cầu điều hòa vốn về mặt thời gian trên cơ sở khai thác triệt để nguồn ngân quỹ trong hệ thống trước khi tham gia thị trường LNH và do đó các giao dịch LNH sẽ phản ánh chính xác thực trạng cung cầu vốn khả dụng.

- Xây dựng quy tắc ứng xử và phát huy tính tự tuân thủ của các thành viên thị trường. NHNN VN là cơ quan ban hành các quy tắc ứng xử cho thị trường và đồng thời là cơ quan thực hiện quản lý, giám sát thị trường. NHNN cần quy định giới hạn thời hạn cho vay, đi vay đối với tất cả các TCTD nhằm

Một phần của tài liệu Cơ chế điều hành lãi suất của NH nhà nước việt nam giai đoạn 2011 2014 khoá luận tốt nghiệp 045 (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(100 trang)
w