Nâng cao tính độc lập của NHNN Việt Nam

Một phần của tài liệu Cơ chế điều hành lãi suất của NH nhà nước việt nam giai đoạn 2011 2014 khoá luận tốt nghiệp 045 (Trang 85 - 88)

Tính độc lập của NHTW được thể hiện trên 3 khía cạnh: độc lập về nhân sự, độc lập về tài chính và độc lập về chính sách. Tại Việt Nam, trên cả phương diện pháp lý lẫn thực tế, mức độ độc lập của NHNN rất hạn chế. Theo Luật Ngân hàng Nhà nước 2010 nhấn mạnh “Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan ngang Bộ của Chính phủ”. Địa vị pháp lý này có hệ quả quan trọng đối với tính độc lập của NHNN, được thể hiện trên cả ba phương diện tài chính, nhân sự, và chính sách.

-Mức độ độc lập về tài chính: Ngân hàng Nhà nước trực thuộc chính phủ. Điều này cũng có nghĩa là nhà nước có khả năng, và trên thực tế đã sử dụng NHNN để tài trợ cho các khoản tài trợ và chi tiêu của mình.Điều này đúng cả trong những giai đoạn bình thường, và đặc biệt đúng trong bối cảnh kinh tế đình trệ như giai đoạn 2008 - 2009. Đồng thời, việc NHNN trực thuộc chính phủ cũng có nghĩa là chính sách tiền tệ sẽ không những không độc lập, mà

ngược lại, còn phải “chạy” theo chính sách tài khóa của chính phủ. Một biểu hiện rõ nét của điều này là để hỗ trợ cho mục tiêu tăng trưởng GDP của Chính phủ, NHNN đã phải duy trì tốc độ tăng trưởng tín dụng cao trong nhiều năm qua, có khi lên tới gần 60% như trong năm 2007.

-Mức độ độc lập về nhân sự: Tất cả nhân viên trong hệ thống NHNN đều là những công chức do nhà nước bổ nhiệm và trả lương. Nhiệm kỳ của Thống đốc là 5 năm, trùng với nhiệm kỳ của chính phủ, do vậy khó có thể nói tới tính độc lập về nhân sự của NHNN.

-Mức độ độc lập về chính sách: Theo quy định của Luật NHNN thì NHNN có trách nhiệm xây dựng chính sách tiền tệ quốc gia để chính phủ xem xét và trình Quốc hội quyết định. Sau đó NHNN chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện chính sách đã được phê duyệt này.Như vậy, NHNN không phải là tổ chức có thể có ý kiến quyết định cuối cùng về chính sách tiền tệ. Không những thế, trên thực tế, chính sách tiền tệ còn chịu sự ảnh hưởng rất mạnh mẽ từ ý kiến của Hội đồng tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia, mặc dù theo thiết kế, Hội đồng này chỉ có trách nhiệm cho ý kiến tư vấn về chính sách chứ không phải là một cơ chế ra quyết định. Chính sách tiền tệ do NHNN đề nghị cũng có thể bị chính phủ điều chỉnh, độc lập với ý chí của NHNN, và có thể bị Quốc hội phủ quyết. Là cơ quan của Chính phủ nên có trường hợp NHNN phải thực hiện những nhiệm vụ không phù hợp với mục tiêu của CSTT, chẳng hạn như tái cấp vốn cho các NHTM để khoanh, xoá nợ các khoản vay của các tập đoàn nhà nước và doanh nghiệp nhà nước. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm hạn chế hiệu quả hoạt động của NHNN, nhất là trong việc thực hiện mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền.Tất cả những điều này có nghĩa là tính độc lập của NHNN về mặt chính sách là rất hạn chế.

Như vậy, có thể thấy xét trên cả ba khía cạnh thì mức độ độc lập của NHNN đều rất hạn chế. Điều đó phần nào làm giảm tính linh hoạt trong việc điều hành thực hiện CSTT quốc gia, thậm chí đôi khi gây ra sự chậm trễ trong phản ứng

chính sách trước các diễn biến khó lường trên thị trường tài chính - tiền tệ ảnh hưởng đến sự ổn định của đồng tiền.

Một trong những điều kiện quan trọng để nâng cao hiệu quả điều hành chính sách lãi suất đó là NHNN cần được độc lập ở mức độ nhất định trong việc xây dựng và thực thi CSTT, đặc biệt trên khía cạnh độc lập tự chủ trong quyết định thực thi CSTT và lựa chọn công cụ điều hành.Thực chất NHNN được độc lập tương đối với Chính phủ về thực thi CSTT.Với mô hình này, Chính phủ hoặc Quốc hội quyết định mục tiêu CSTT sau khi thảo luận và thỏa thuận với NHTW.Khi quyết định được thông qua, NHTW có trách nhiệm thực hiện mục tiêu trên cơ sở được trao đủ thẩm quyền cần thiết để có thể toàn quyền lựa chọn những công cụ điều hành CSTT phù hợp nhất. Để đạt được mức độ độc lập nhất định trong lựa chọn công cụ điều hành của NHNN, xin đưa ra một số kiến nghị sau:

Thứ nhất, về mặt quan điểm, Thống đốc NHNN phải được trao quyền quyết định trong việc thực thi CSTT và tự chịu trách nhiệm về các quyết định đó mà không cần phải thông qua Chính phủ. Mặc dù tính độc lập của NHNN đã được rõ ràng hơn trong bộ luật NHNN 2010 nhưng theo khoản 4 Điều 3 của Luật này thì việc sử dụng công cụ điều hành CSTT không phải chỉ do Thống đốc NHNN quyết định mà phải được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ. Điểm này phần nào hạn chế mức độ độc lập trong lựa chọn công cụ điều hành của NHNN.Để NHNN thực sự được độc lập trong quyết định thực thi CSTT và việc lựa chọn công cụ điều hành, NHNN phải được trao đầy đủ thẩm quyền trong việc lựa chọn các công cụ điều hành CSTT một cách linh hoạt và phù hợp nhất, đặc biệt làđược giao toàn quyền trong việc quyết định mức lãi suất điều hành, cũng như kiểm soát tất cả các công cụ có ảnh hưởng tới mục tiêu của CSTT.

Thứ hai, nên thành lập một Hội đồng CSTT có chức năng hoạch định và thực thi CSTT theo mục tiêu đề ra và chịu trách nhiệm cao nhất về quyết định và hành động trong chức năng của mình. Thành viên trong Hội đồng này không

nên có các đại diện của Chính phủ nhằm đảm bảo hoạt động một cách khách quan và thực tế. Hiện nay tại Việt Nam, về phương thức thực hiện, hoạt động điều hành CSTT của NHNN do Hội đồng tư vấn tài chính tiền tệ quyết định. Hội đồng tư vấn chính sách chỉ dừng lại ở việc thảo luận, đề xuất ý kiến và tư vấn các vấn đề nảy sinh trong quá trình điều hành chính sách tài chính tiền tệ. Trong khi đó, Vụ CSTT thuộc NHNN cũng chỉ là đơn vị có chức năng tham mưu, giúp thống đốc xây dựng CSTT quốc gia và sử dụng các công cụ CSTT. Như vậy, có thể nói hiện chưa có một cơ quan bộ phận nào có vai trò là cơ quan quyền lực cao nhất và chịu trách nhiệm về thực thi CSTT và việc thành lập một Hội đồng CSTT riêng là điều tất yếu.

Một phần của tài liệu Cơ chế điều hành lãi suất của NH nhà nước việt nam giai đoạn 2011 2014 khoá luận tốt nghiệp 045 (Trang 85 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(100 trang)
w