Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBC)

Một phần của tài liệu Cơ chế điều hành lãi suất của NH nhà nước việt nam giai đoạn 2011 2014 khoá luận tốt nghiệp 045 (Trang 31 - 34)

Hiện tại theo Luật Ngân hàng nhân dân Trung Quốc thì chức năng nhiệm vụ của PBC là: (i) Hoạch định chính và thực hiện chính sách tiền tệ; (ii) Phát hành đồng Nhân dân tệ (NDT) và giám sát sự lưu thông tiền tệ; (iii) Giám sát hoạt động thị trường liên ngân hàng và thị trường trái phiếu ngân hàng; (iv) Giám sát ngoại hối và giám sát thị trường ngoại tệ liên ngân hàng.

Mục tiêu hoạt động, mục tiêu trung gian và mục tiêu cuối cùng của PBC thay đổi tùy thuộc vào từng giai đoạn khác nhau của nền kinh tế mà PBC đặt ra

cho mình các mục tiêu khác nhau. Cụ thể:

Về mục tiêu hoạt động: (i) Từ năm 1979-1997, mục tiêu hoạt động chuyển

từ kế hoạch tín dụng sang tiền cơ sở qua đó tác động tới mức cung tiền là mục tiêu trung gian. Tuy nhiên, sau một thời gian PBC cũng nhận thấy chỉ riêng MB

là chưa đủ để tác động hiệu quả nhất tới mức cung tiền. (ii) Từ năm 1998 đến nay, mục tiêu hoạt động của PBC gồm 3 mục tiêu, đó là: Tiền cơ sở, Dự trữ vượt mức, Lãi suất trên thị trường tiền tệ.

Về mục tiêu trung gian: Trước năm 1978, mục tiêu trung gian của PBC là kiểm soát tiền mặt trong lưu thông và đặt ra trần tín dụng đối với các NHTM Nhà nước nhằm mục tiêu phát triển kinh tế và đảm bảo nguồn cung trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung nhưng bằng các công cụ trực tiếp. Từ năm

dụng và xây dựng chính thức chỉ tiêu mức cung tiền là mục tiêu trung gian cho chính sách tiền tệ.

Về mục tiêu cuối cùng: Trước năm 1978 là giai đoạn nền kinh tế kế hoạch

hóa tập trung, mục tiêu cuối cùng của CSTT bao gồm hai mục tiêu là Phát triển

kinh tế và đảm bảo nguồn cung hàng hóa và dịch vụ. Từ năm 1979-1992, là giai đoạn đầu của nền kinh tế chuyển đổi nên tồn tại song song cơ chế kế hoạch

và cơ chế thị trường, mục tiêu cuối cùng của CSTT trong giai đoạn này là phát triển kinh tế và duy trì sự ổn định giá cả. Từ năm 1993 đến nay là giai đoạn nền

kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nên mục tiêu cuối cùng của CSTT chỉ có một mục tiêu duy nhất là duy trì sự ổn định giá trị đồng tiền và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Các công cụ chính sách tiền tệ của PBC

Cũng giống như NHNN Việt Nam, PBC sử dụng các công cụ: (1) Dự trữ bắt buộc, (2) Thị trường mở; (3) Tái chiết khấu; (4) Tái cấp vốn; (5) Lãi suất; (6) Tỷ giá để thực hiện chính sách tiền tệ. Trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế, các công cụ chính sách tiền tệ cũng được chuyển dần từ trực tiếp sang gián tiếp.

về công cụ lãi suất

Đối với Trung Quốc, việc xây dựng hệ thống lãi suất NHTW, cải thiện cơ chế hoạt động của chính sách lãi suất và tăng cường định hướng lãi suất thị trường của lãi suất NHTW là điều kiện tiên quyết đối với NHTW trong việc thực thi có hiệu quả chính sách điều hành lãi suất trong quá trình cải cách lãi suất. Cải cách lãi suất ở Trung Quốc được thực hiện trên cơ sở thị trường, lãi suất được tự do hóa từng bước thông qua việc tự do hóa (i) Lãi suất trên thị trường liên ngân hàng; (ii) Lãi suất thị trường trái phiếu; (iii) Lãi suất huy

hàng được tổ chức thông qua một hệ thống mạng liên ngân hàng thống nhất, lãi

suất thị trường liên ngân hàng được tự do hóa, mức lãi suất do các bên tự quyết

định theo quan hệ cung cầu vốn trên thị trường.

Tự do hóa lãi suất của các trái phiếu: PBC cho rằng thị trường trái phiếu là một bộ phận quan trọng của thị trường tài chính và việc tự do hóa lãi suất thị

trường trái phiếu đã tạo thành một bước tiến quan trọng trong cải cách toàn diện

lãi suất theo thị trường.

Tự do hóa lãi suất cho vay và lãi suất huy động:

Trung Quốc đang thực hiện cơ chế trần lãi suất tiền gửi và sàn lãi suất cho

vay để tránh tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các ngân hàng và tổ chức tài chính. Các mức lãi suất trần tiền gửi và sàn cho vay chuẩn được điều chỉnh linh hoạt để đạt được sự cân bằng trong và ngoài nước. Việc quản lý sàn lãi suất cho vay chủ yếu nhằm 2 mục tiêu chính (i) Hạn chế hạ thấp lãi suất kiểm soát tăng trưởng tín dụng khi nền kinh tế phát triển quá nóng; (ii) Hạn chế

cạnh tranh không lành mạnh giữa các TCTD lớn với các TCTD nhỏ. Việc áp dụng trần lãi suất huy động nhằm hai mục tiêu chính (i) Lãi suất tiền gửi không

CHIHA INTEREST RATE

Benchmark interest Rate

Jaπ∕12 Jan/13 Jaπ∕14 Jan/15

SOURCE: WWW.TRADINOECONOMICS.COM I TOE PEOPLESBANKOFCHINA

Nguồn: tradingeconomics.com Trong những tháng đầu năm 2011, lạm phát của Trung Quốc đã vượt trần đạt mức 4,9% vào tháng 2/2011 so với cùng kỳ (mức trần lạm phát Chính phủ nước này quy định chỉ là 4%). Trước tình hình lạm phát tăng cao, NHTW Trung

Quốc đã tăng lãi suất liên tục trong nửa đầu năm 2011 để ổn định giá cả. Sau các lần điều chỉnh tăng lãi suất, lạm phát của Trung Quốc đã bắt đầu giảm từ tháng 8/2011 và PBC đã không điều chỉnh lãi suất nữa. Tuy nhiên, kể từ cuối tháng 11 đến nay, kinh tế Trung Quốc bắt đầu có dấu hiệu tăng trưởng chậm lại, NHTW nước này đã thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng từ giữa năm 2012

cho đến nay. Theo đó, lãi suất cho vay chuẩn được điều chỉnh giảm 3 lần từ mức 6,5%/năm năm 2012 xuống còn 5,35%/năm. Việc lãi suất được cắt giảm phần nào giúp giảm chi phí đầu vào của các doanh nghiệp Trung Quốc và góp phần thúc đẩy kinh tế tăng trưởng trở lại.

Một phần của tài liệu Cơ chế điều hành lãi suất của NH nhà nước việt nam giai đoạn 2011 2014 khoá luận tốt nghiệp 045 (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(100 trang)
w