Phân tích nhóm chỉ tiêu hiệu quả sinh lờ

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTMCP việt nam thịnh vượng qua phân tích báo cáo tài chính giai đoạn 2017 2019 khóa luận tốt nghiệp 092 (Trang 41 - 47)

T IXMig tam Phan tich kinh doanh

2.2.1. Phân tích nhóm chỉ tiêu hiệu quả sinh lờ

a. Phân tích chỉ tiêu ROA

Biểu đồ 2.4: Tỷ lệ ROA của các ngân hàng MBB, VPB, TCB giai đoạn 2017-2019

3,00%2,50% 2,50% 2,00% 1,50% 1,00%

♦VPBank M Techcombank ù MBBank

Nguồn: Số liệu tính toán từ BCTC của các ngân hàng qua các năm

Chi phí hoạt động được kiểm soát trong khi doanh thu tăng trưởng mạnh là nguyên nhân chủ yếu giúp VPBank giữ vững được vị thế là một trong những ngân hàng có hiệu quả hoạt động cao nhất trong toàn hệ thống. Do đó, tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản ở cuối năm 2019 đã được cải thiện đạt mức 2,4% cao hơn so với năm trước đó là 2,18% và năm 2017 là 2,32%.

Dễ thấy trong khi ROA của VPBank khá ổn định trong giai đoạn này thì ROA của hai ngân hàng tương đồng quy mô với VPBank là Techcombank và MBBank lại có xu hướng tăng trưởng, đặc biệt MBBank có mức độ cải thiện ROA rất mạnh từ 1,11% lên đến 1,96% vào năm 2019. Nguyên nhân là do tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của MBBank giai đoạn này cao nhất trong 3 ngân hàng nhưng khi xét trên quy mô thì lợi nhuận của 3 ngân hàng này khá tương đương nhau. Tuy nhiên, ROA của VPBank vẫn luôn cao hơn MBBank và sát nút với Techcombank.

b. Phân tích chỉ tiêu ROE

Biểu đồ 2.5: Tỷ lệ ROE của các ngân hàng giai đoạn 2017-2019

0,00% 5,00% 10,00% 15,00% 20,00% 25,00% 30,00%

■ Năm 2019 BNam 2018 BNam 2017

Nguồn: Số liệu tính toán từ BCTC của các ngân hàng qua các năm

Qua biểu đồ cho thấy, ROE của VPBank khá ổn định trong giai đoạn và có sự giảm nhẹ qua các năm, tuy nhiên tỷ lệ này vẫn là rất cao và luôn nằm trong top đầu của hệ thống cho thấy sự hiệu quả trong hoạt động của VPBank. Tỷ lệ ROA của VPBank có xu hướng giảm nhẹ trong giai đoạn này là do đợt IPO tăng vốn vào

tháng 8 năm 2017. Sau đợt IPO này, vốn điều lệ của VPBank tăng từ 15,7 nghìn tỷ lên 25,3 nghìn tỷ đồng.

Tỷ lệ ROE của VPBank so với MBBank và Techcombank cũng khá tương đương, không có quá nhiều chênh lệch. Trong giai đoạn 2017-2019, tỷ lệ ROE của VPBank và Techcombank đều bị giảm là cùng do một nguyên nhân, đó là thương vụ IPO tăng vốn điều lệ của hai ngân hàng này chứ không phải hoạt động của các ngân hàng này kém hiệu quả. Lý do mà ROE của Techcombank lại có sự sụt giảm mạnh mẽ như vậy là do thương vụ IPO quá thành công, dẫn đến vốn điều lệ tăng lên gấp gần 3 lần từ 11,6 nghìn tỷ lên tới 34,9 nghìn tỷ. Trong khi đó, ROE của MBBank lại tăng mạnh từ 12,39% năm 2017 lên đến 21,23% năm 2019 là do tốc độ tăng của LNST nhanh hơn tốc độ tăng của VCSH và vốn điều lệ của MBBank không có nhiều sự biến động như hai ngân hàng kia.

Biểu đồ 2.6: Phân tích ROE theo mô hình Dupont

25,00%20,00% 20,00% 15,00% 10,00% 5,00% 9,40 9,30 9,20 9,10 9,00 8,90 8,80 0,00% I---1---1---18,70

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

—•—ROE 21,68% 21,17% 19,57%

—•— NPM 18,87% 14,87% 14,20%

—•—AU 12,29% 15,30% 15,41%

—•—FL 9,35 9,3 8,94

Nguồn: Số liệu tính toán từ BCTC VPBank qua các năm

Như vậy, có thể thấy, ROE của VPBank giảm chủ yếu là do sự giảm đi của đòn bẩy tài chính (FL). Như đã đề cập ở trên, vào năm 2017, VPBank đã thực hiện IPO làm tăng vốn điều lệ thêm gần 10 nghìn tỷ dẫn đề VCSH tăng mạnh làm giảm hệ số FL.

Ngoài ra, ROE giảm còn đến từ việc hiệu suất sinh lời hoạt động (NPM) giảm do doanh thu hoạt động của VPBank tăng trưởng mạnh, và tăng nhanh hơn tốc độ tăng của chi phí. Trái với chiều hướng tăng lên của NPM sẽ kéo theo sự tăng lên của hiệu quả sử dụng tài sản (AU). Tóm lại, ROE của VPBank tuy giảm nhẹ nhưng vẫn là cao so với toàn ngành và đạt được con số cao như vậy chủ yếu đến từ sự đột phá trong hoạt động kinh doanh chủ đạo của ngân hàng.

c. Phân tích chỉ tiêu NIM

Biểu đồ 2.7: Tỷ lệ NIM và thu nhập lãi thuần của VPBank qua các năm

9,60%9,40% 9,40% 9,20% 9,00% 8,80% 8,60% 8,40% 8,20%

^^■TN lãi thuần ⅜ NIM

35.000.00030.000.000 30.000.000 25.000.000 20.000.000 15.000.000 10.000.000 5.000.000 0

Nguồn: Tính toán của tác giả từ báo cáo thường niên VPBank qua các năm

Kể từ khi thành lập công ty con FE Credit vào năm 2015 thì biên thu nhập lãi thuần (NIM) của VPBank luôn duy trì ở mức cao nhất hệ thống, dao động quanh mức 9% và trong giai đoạn 2017-2019 cũng không có gì biến động, tỷ lệ này vẫn duy trì trong khoảng 9%. Nguồn thu nhập chính mang lại sự tăng trưởng ổn định và bền vững cho ngân hàng vẫn là thu nhập lãi, đặc biệt thu nhập từ lãi năm 2019 tăng ròng gần 6 nghìn tỷ đồng so với năm 2018, tương đương 22,4% so với năm 2018 nhờ vào các chính sách lãi suất cho vay cạnh tranh và sự tăng trưởng ổn định tín dụng.

Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

NIM 8,74% 8,82% 9,46%

LDR 134,42% 127,53% 118,30%

Biểu đồ 2.8: Tỷ lệ NIM của các ngân hàng đồng quy mô giai đoạn 2017-2019

10,00%9,00% 9,00% 8,00% 7,00% 8,74% 8,82% 9,46% 6,00% 5,00% 4,00% 3,00% 4,94% 4,58% 4,19% 4% 3,70% 4,20% 2,00% 1,00% 0,00%

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

> VPBank ⅜ Techcombank > MBBank

Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên BCTC các ngân hàng

Như đã đề cập ở trên thì tỷ lệ NIM của VPBank luôn cao nhất hệ thống, cao hơn khoảng 2 lần so với một số ngân hàng đồng quy mô như Techcombank và MBBank, cụ thể cao hơn Techcombank 2,08 lần vào năm 2017 và cao hơn MBBank 2,38 lần vào năm 2018. Mặc dù có hệ số NIM cao nhưng đó là sự đánh đổi của VPBank đi kèm với việc hệ số nợ xấu của VPBank cũng luôn cao nhất hệ thống. Sự khác biệt lớn như vậy đến từ chiến lược của mỗi ngân hàng, VPBank thì tập trung khai thác mạnh hoạt động cốt lõi là cho vay và thu nhập chủ yếu đến từ thu nhập lãi còn MBBank và Techcombank thì lại định hướng phát triển bền vững và lâu dài bằng cách phát triển công nghệ, tiện ích thanh toán để tận dụng thu nhập từ dịch vụ cũng như huy động nguồn vốn giá rẻ từ việc nâng cao hệ số CASA. MBBank và Techcombank luôn có hệ số CASA cao nhất nhì hệ thống. Có thể thấy một cách đơn giản một sự đối lập rõ ràng về chiến lược giữa các ngân hàng là: VPBank thì tập trung tối ưu nguồn doanh thu còn MBBank và Techcombank thì tối thiểu nguồn chi phí.

34

Nguồn: Công ty chứng khoán SSI

Như đã biết thì cặp tỷ lệ NIM và LDR có mối quan hệ mật thiết với nhau, khả năng cho vay từ nguồn vốn huy động là động lực để tăng thu nhập lãi thuần. Qua bảng ta thấy, trong giai đoạn 2017-2019, mặc dù tỉ lệ LDR luôn vượt mức so với quy định của NHNN (tối đa là 80% đối với các NHTM theo thông tư 36/2014/TT- NHNN) nhưng NIM được cải thiện trong khi LDR giảm cho thấy sự hiệu quả trong hoạt động của VPBank, cụ thể là nhờ việc cho vay với lãi suất cao trong các mảng cho vay tín chấp cốt lõi phân khúc doanh nghiệp siêu nhỏ, tiểu thương, tài chính tiêu dùng. VPBank đã mở rộng khẩu vị rủi ro khi mở đầu trong việc cho vay tín chấp doanh nghiệp với một số sản phẩm linh hoạt và đem lại hiệu quả cao như: tín chấp cho vay vốn lưu động hạn mức từ 300 triệu lên đến 1,5 tỷ đồng dành cho các doanh nghiệp siêu nhỏ có doanh thu từ dưới 10 tỷ đồng/năm...

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTMCP việt nam thịnh vượng qua phân tích báo cáo tài chính giai đoạn 2017 2019 khóa luận tốt nghiệp 092 (Trang 41 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(76 trang)
w