b. Nguyên nhân của các tồn tạ
3.3.2. Đối với các cơ quan quản lý khác
3.3.2.1. Đối với Chính phủ
Mặc dù trong những năm gần đây, hệ thống pháp luật Việt Nam đã có nhiều chuyển biến tích cực tuy nhiên nó vẫn chưa thực sự chặt chẽ, chính vì vậy Chính phủ cần hoàn thiện hành lang pháp lý phù hợp nhằm tạo ra trường pháp lý đồng bộ, lành mạnh để đảm bảo tạo ra môi trường cạnh tranh công bằng, an toàn cho hệ thống ngân hàng phát triển.
Thêm vào đó, Chính phủ cần có những biện pháp, chính sách để ổn định kinh tế vĩ mô tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động ngân hàng, tạo tâm lý an tâm cho các nhà đầu tư, khách hàng để góp phần phát triển kinh tế nước nhà ngày một ổn định, phát triển bền vững.
Định hướng và xây dựng cơ chế cho sự phát triển thị trường mua bán nợ: phát
triển thị trường mua bán nợ là một trong những giải pháp quan trọng giúp các ngân hàng xử lý nợ xấu triệt để. Các giải pháp phát triển thị trường mua bán nợ liên quan đến việc phát triển thị trường chứng khoán và hỗ trợ hoạt động của các công ty mua bán nợ bao gồm: (1) Quy định chặt chẽ xử lý nợ xấu, (2) Tăng cường hoạt động thanh tra và giám sát các NHTM, (3) Khuyến khích chuyển đổi nợ thành cổ phần hay chứng khoán hóa các khoản vay, (4) Hỗ trợ hoạt động của các công ty mua bán nợ.
Thúc đẩy sự phát triển và năng động của thị trường tài chính. Thông qua thị trường tài chính lành mạnh và sôi động, các ngân hàng có thể thu hút nguồn vốn đầu tư, đồng thời mở rộng kênh đầu tư giúp tăng khả năng sinh lời, đa dạng hóa các khoản thu cũng như phân tán rủi ro cho ngân hàng.
3.3.2.2. Đối với Bộ tài chính
Bộ tài chính cần cải thiện sự phù hợp của báo cáo tài chính theo luật thuế và báo cáo tài chính nội bộ của ngân hàng, tạo ra cơ sở giúp ngân hàng dễ dàng hơn trong việc đánh giá tình hình hoạt động của ngân hàng mình.
Thị trường chứng khoán phái sinh ở nước ta vẫn còn rất mới, chưa có nhiều sản phẩm. Vì vậy mà bộ tài chính cần đẩy mạnh công tác trong hoạt động nghiên cứu thị trường chứng khoán phái sinh vì đây là một thị trường có những công cụ phòng ngừa rủi ro hiệu quả đối với hoạt động của các ngân hàng.
Ket luận chương 3
Trên cơ sở nội dung phân tích và đánh giá các chỉ tiêu tài chính thông qua số liệu từ báo cáo tài chính của ngân hàng VPBank giai đoạn 2017-2019, dựa trên những tồn đọng đã nêu, chương 3 đề xuất các giải pháp cơ bản để nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng. Tác giả cũng đã đề xuất các kiến nghị với NHNN và các cơ quan có liên quan khác nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của VPBank trong thời gian tới.