T IXMig tam Phan tich kinh doanh
2.2.4. Hiệu quả hoạt động của ngân hàng VPbank qua mô hình phân tích bao dữ
dữ
liệu Data envelopment analysis
2.2.4.1. Số liệu, các biến sử dụng
Thông qua phân tích BCTC của ngân hàng VPBank thì mới chỉ đánh giá hiệu quả hoạt động của bản thân ngân hàng và cũng chỉ so sánh được với hai ngân hàng có sự tương đồng quy mô và lợi nhuận là MBBank và Techcombank. Tác giả quyết định sử dụng thêm phương pháp phân tích bao dữ liệu DEA để xem xét sự tương đối về hiệu quả hoạt động của ngân hàng VPBank với các ngân hàng khác mà không cần có sự tương đồng về quy mô.
Số liêu được sử dụng được thu thập từ Báo cáo tài chính kiểm toán hợp nhất của 17 ngân hàng niêm yết trên sàn chứng khoán trong giai đoạn 2017-2019. Việc lựa chọn 17 NH là do các ngân hàng này đều được niêm yết trên sàn chứng khoán, thông tin tài chính được công bố đầy đủ, BCTC được kiểm toán bởi các hãng kiểm toán Big4 có danh tiếng.
Các biến đầu ra và đầu vào của bài viết được lựa chọn liên quan đến các hoạt động quan trọng của ngân hàng. Do đó, các biến đầu vào bao gồm: chi phí lãi và các khoản tương tự, chi phí ngoài lãi (bao gồm chi phí hoạt động, chi phí cho các hoạt động kinh doanh ngoại hối, chứng khoán và đầu tư), chi phí lương. Các biến đầu ra bao gồm: tổng tài sản (thể hiện khả năng huy động vốn của ngân hàng), thu nhập lãi
42
và các khoản tương tự, thu nhập ngoài lãi (bao gồm thu nhập từ phí, hoạt động kinh doanh chứng khoán, ngoại hối và đầu tư).
Các biến số bao gồm:
Tên ngân hàng
Điểm hiệu quả (Efficiency Score)
Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
ABB 0,943 0,810 0,834 ACB 0,961 1,000 1,000 BAB 1,000 1,000 1,000 BID 0,965 1,000 0,930 CTG 0,903 0,973 0,903 EIB 0,995 0,980 0,988 HDB 0,997 1,000 1,000 LPB 0,981 0,952 0,976 MBB 1,000 1,000 1,000 OCB 1,000 1,000 1,000 SHB 0,896 0,987 0,987 STB 0,860 1,000 0,889 TCB 1,000 1,000 1,000 TPB 0,939 1,000 0,903 VCB 1,000 1,000 1,000 VIB 0,983 0,893 0,905 VPB 1,000 1,000 1,000
2.2.4.2. Kết quả ước lượng hiệu quả và đánh giá chung
Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên BCTC của các ngân hàng
Xét về khả năng quản lí và kiểm soát của các ngân hàng liên quan đến đầu vào và đầu ra của họ, DEA định hướng đầu vào theo giả định lợi nhuận thay đổi theo quy mô và điều kiện tối thiểu hóa chi phí đầu vào đã được sử dụng để phân tích hiệu quả của 17 ngân hàng này. Kết quả sau khi chạy chương trình VDEA cho thấy điểm hiệu quả của các ngân hàng tương đối cao, có nghĩa là sản xuất tiệm cận đường giới hạn khả năng sản xuất. Đặc biệt, Ngân hàng VPB có điểm hiệu quả luôn đạt tối đa là 1,000 trong giai đoạn 2017-2019. Hai ngân hàng tương đồng quy mô với VPB là MBB và TCB cũng có điểm hiệu quả đạt 1,000 trong giai đoạn này.
Theo bảng kết quả ước lượng thì VPB hiệu quả tương đối hơn các ngân hàng như: ABB, EIB, HDB, LPB, SHB, VIB và có một điểm đáng chú ý là VPB hiệu quả hơn so với hai ông lớn trong ngành ngân hàng là BTD và CTG. Dựa theo kết quả kinh doanh giai đoạn 2017-2019 thì lợi nhuận của VPB đã leo lên hơn hai ngân hàng kia. Nguyên nhân của việc CTG và BID kém hiệu quả hơn VPB có thể là do BID vẫn có dư nợ các khoản nợ xấu cao đầu hệ thống nên tỷ lệ trích lập dự phòng tín dụng của ngân hàng cao, nó đã ăn mòn một phần lợi nhuận của ngân hàng. Về phía CTG giai đoạn này đang gặp khá nhiều khó khăn như: vấn đề tăng vốn cần NHNN xem xét để tiến tới Basel 2 dẫn đến gặp khó khăn trong việc mở rộng tín dụng. Cần lưu ý ở đây là VPB hiệu quả tương đối hơn so với các ngân hàng trên chứ chưa thể kết luận được là bản thân VPB thực sự hoạt động hiệu quả.