b. Nguyên nhân của các tồn tạ
3.3.1. Đối với Ngân hàng Nhà nước
Thứ nhất, cần nhấn mạnh hơn vào việc nâng cao chất lượng quản lý, điều
hành. NHNN cần nâng cao vai trò định hướng trong quản lý và tư vấn cho các NHTM thông qua việc thường xuyên thu thập, phân tích thông tin thị trường, đưa ra các nhận định và dự báo khách quan, mang tính khoa học, đặc biệt là liên quan đến hoạt động tín dụng để các NHTM có cơ sở tham khảo, định hướng trong việc hoạch định chính sách tín dụng của mình sao cho vừa đảm bảo phát triển hợp lý, vừa giảm thiểu được rủi ro.
Thứ hai, hạn chế các biện pháp hành chính can thiệp vào hoạt động của các
NHTM. Trong thời gian, lãi suất biến động tăng, các ngân hàng liên tục tăng lãi suất, có thời điểm lãi suất của một ngân hàng vượt mức 10%. Nghịch lý nữa là trong khi lãi suất trên thị trường 1 liên tục tăng mạnh nhưng lãi suất trên thị trường 2 lại giảm, điều này xuất phát từ các ngân hàng đang thiếu nguồn nhưng là nguồn trung dài hạn nên cần tăng huy động từ thị trường 1. Và sau đó NHNN đã “tuýt còi” cuộc đua lãi suất thông qua công văn 6669/NHNN-CSTT chỉnh đốn các ngân hàng đua lãi suất huy động ở một số kỳ hạn dài. Khi nền kinh tế đã được ổn định, NHNN
nên hạn chế những thay đổi lớn về cơ chế điều hành các công cụ tài chính để tránh những tác động đột ngột tới hoạt động của các ngân hàng thương mại.
Thứ ba, ban hành các quy định nâng cao tính minh bạch và chính xác trong
BCTC của các TCTD và cần thường xuyên cập nhật các quy định quốc tế về lĩnh vực ngân hàng để áp dụng và đưa vào quy định nước nhà. Tổ chức các buổi hội thảo, tọa đàm nhằm tạo cơ hội cho các ngân hàng tiếp cận với chuẩn mực quốc tế, cũng như học tập kinh nghiệm trong quản trị rủi ro của các ngân hàng trên toàn thế giới.
Thứ tư, xây dựng một cơ chế định giá các khoản nợ xấu công khai và minh
bạch để đảm bảo sự cạnh tranh công bằng giữa các ngân hàng.