Phân tích nhóm chỉ tiêu hiệu quả quản lí rủi ro

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTMCP việt nam thịnh vượng qua phân tích báo cáo tài chính giai đoạn 2017 2019 khóa luận tốt nghiệp 092 (Trang 52 - 54)

T IXMig tam Phan tich kinh doanh

2.2.3. Phân tích nhóm chỉ tiêu hiệu quả quản lí rủi ro

a. Tỷ lệ nợ xấu

Biểu đồ 2.11: Tỷ lệ nợ xấu của VPBank so với MBBank và Techcombank giai đoạn 2017-2019 3,50% 3,21% 3,00% 2,89% 2,95% 2,50% 2,00% 1,60% 1,50% 1,80% 1,30% 1,33% 1,16% 1,20% 1,00% 0,50% 0,00%

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

VPBank Techcombank MBBank

Nguồn: Số liệu tính toán từ BCTC của các ngân hàng qua các năm

Qua biểu đồ, ta thấy tỉ lệ nợ xấu (NPL) của VPBank cao hơn nhiều so với các ngân hàng đồng quy mô và luôn cao hơn mức trung bình ngành (2%) trong giai đoạn 2017-2019. Như đã đề cập ở trên thì đó là sự kéo theo khi tỷ lệ NIM của VPBank cao hơn nhiều so với các ngân hàng thì tất nhiên sẽ có hệ quả là nợ xấu cao. Đặc biệt năm 2018, tỷ lệ nợ xấu của VPBank lên mức 3,21% còn cao hơn cả so với quy định của NHNN là 3%.

Với việc tập trung các sản phẩm cho vay tín chấp thông qua mô hình bán lẻ, VPBank hết sức chú trọng công tác quản trị rủi ro và thu hồi nợ. Các chính sách tín dụng được điều chỉnh hợp lí và kịp thời, phù hợp với quy định của NHNN cũng như nhu cầu quản lý của ngân hàng. Nhiều công nghệ hiện đại và chuẩn mực quốc tế được VPBank tích cực triển khai áp dụng như: chuẩn mực kế toán IFRS 9, VPBank cũng là một trong số ít ngân hàng đã lập được báo cáo tài chính theo chuẩn mực kế

toán quốc tế IFRS 9 và ứng dụng của khai thác dữ liệu lớn (Big Data). Nhờ việc khai thác dữ liệu lớn hiệu quả đã nâng cao chất lượng trong công tác chọn lọc khách hàng, quản trị danh mục, tăng cường bán chéo cũng như nâng cao hiệu quả thu hồi nợ sớm. Đồng thời, với sự ra đời của nghị quyết 42/2017/QH14 được Quốc hội ban hành về xử lý nợ xấu của các TCTD cũng đã tạo điều kiện hành lang pháp lý thuận tiện cho công tác thu hồi nợ. Một điểm sáng nữa mà VPBank đã đạt được trong năm 2019 đó là kiểm soát nợ xấu. Tỷ lệ nợ xấu của VPBank là 2,95% tại ngân hàng mẹ và tại ngân hàng riêng lẻ là 2,18% trong năm 2019. VPBank đã tất toán toàn bộ dư nợ trái phiếu tại VAMC với giá trị gần 3.200 tỷ đồng, góp phần đưa tỷ lệ nợ xấu hợp nhất về 2,95% nhằm mục tiêu cải thiện chất lượng tài sản. Nợ xấu giảm và dư nợ trái phiếu tại VAMC được tất toán sẽ tạo tiền đề để mở ra dư địa tăng trưởng lợi nhuận lớn hơn cho ngân hàng trong giai đoạn tiếp theo vì giảm được tỉ lệ trích lập dự phòng và chi phí dự phòng với tỷ lệ 20% cho trái phiếu VAMC - đây là nguyên nhân ăn mòn một phần lớn lợi nhuận của VPBank qua các năm.

b. Tỷ lệ chi phí dự phòng rủi ro tín dụng

Biểu đồ 2.12: Chi phí DPRRTD và Tỷ lệ chi phí dự phòng/Dư nợ VPBank 2017-2019 16.000.000 14.000.000 12.000.000 10.000.000 8.000.000 6.000.000 4.000.000 2.000.000 0 5,32% 5,07% 4,38% Chi phí DPRRTD 13.687.62 6 6,00% 5,00% 4,00% 3,00% 2,00% 1,00% 0,00% Năm 2019 CP DPRRTD/ Dư nợ TD BQ

Biến đầu vào Chi phí lãi vay và các khoản tương tự, chi phí ngoài lãi, chi phí lương

Biến đầu ra Tông tài sản, thu nhập lãi vay và các khoản tương tự, thu nhập ngoài lãi

Qua biểu đồ có thể thấy chi phí DPRRTD và tỷ lệ dự phòng/Dư nợ BQ của VPBank liên tục tăng qua các năm trong giai đoạn 2017-2019. Nguyên nhân chủ yếu vẫn là việc VPBank có tỷ lệ nợ xấu cao, danh mục cho vay vẫn mang đậm chất khẩu vị rủi ro cao của ngân hàng. Theo MAS VN Research thì tỉ lệ bao phủ nợ xấu của VPBank cuối quý 1 năm 2019 là 52%, thấp nhất trên nhóm các ngân hàng niêm yết. Đối lập hoàn toàn với các ngân hàng có lợi nhuận cao khác, VPBank vẫn chưa thực sự thận trọng, ví dụ như VCB đã tăng tỉ lệ bao phủ nợ xấu từ 182% lên mức 240%. Như vậy có thể thấy rằng VPBank vẫn theo đuổi mục tiêu thể hiện lợi nhuận báo cáo cao thay vì thận trọng trích lập dự phòng cho các trường hợp xấu có thể xảy ra tổn thất.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTMCP việt nam thịnh vượng qua phân tích báo cáo tài chính giai đoạn 2017 2019 khóa luận tốt nghiệp 092 (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(76 trang)
w