T IXMig tam Phan tich kinh doanh
2.3.1. Các kết quả đạt được
Giai đoạn 2017-2019, nền kinh tế Việt Nam đang trong thời kỳ tăng trưởng cao và trở thành điểm sáng của khu vực, GDP của Việt Nam đã tăng trưởng với tốc độ trung bình 6,8%/năm cùng với lạm phát ở mức thấp trong nhiều năm. Cụ thể lạm phát năm 2017 ở dưới mức 5% còn trong năm 2018 và 2019 duy trì ở mức dưới 4%. Trong điều kiện thuận lợi đó, VPBank đã đạt được những thành tựu lớn như:
- về nhóm chỉ tiêu hiệu quả sinh lời: Chi phí hoạt động được cải thiện cùng với việc doanh thu tăng trưởng mạnh đã giúp VPBank tiếp tục duy trì vị thế là một trong những ngân hàng có hiệu quả hoạt động cao nhất hệ thống. Tỷ suất sinh lời
trên tổng tài sản (ROA) ở thời điểm cuối năm 2019 được cải thiện đạt 2,4% cao hơn so với 2,18% ở cuối năm 2018. Nhờ tăng trưởng tổng thu nhập hoạt động (TOI) mạnh, đa dạng hóa thu nhập ngoài lãi thông qua Bancassurance và thu nhập hoạt động đầu tư đã giúp hiệu suất sinh lời trên tổng vốn chủ sở hữu bình quân (ROE) luôn ổn định ở mức tốt, dao động trong khoảng 20%, luôn nằm trong nhóm dẫn đầu trong khối ngân hàng thương mại cổ phần về chỉ số sinh lời. Năm 2018, VPBank là ngân hàng có lợi nhuận và doanh thu hoạt động thuộc nhóm cao nhất thị trường, lần lượt là 9.199 tỷ đồng và 31.086 tỷ đồng. Thu nhập hoạt động hợp nhất năm 2019 cao mức kỷ lục đạt 36.356 tỷ đồng, kéo theo lợi nhuận trước thuế vượt mức 10.000 tỷ, mức cao nhất trong lịch sử của ngân hàng, tương đương 108% kế hoạch và tăng 12,2% so với năm 2018. Do đó mà tỷ lệ thu nhập biên lãi thuần NIM của VPBank năm 2019 đạt 9,46%, cao nhất toàn hệ thống ngân hàng.
- về nhóm chỉ tiêu hiệu quả quản lí chi phí: Thông qua thực hiện chương trình BE FIT, ngân hàng đã tiết kiệm được đáng kể chi phí hoạt động mỗi năm và làm giảm chi phí trên mỗi đơn vị sản phẩm bình quân hơn 15%. Từ đó tạo tiền đề giúp VPBank cạnh tranh tốt hơn và hoạt động hiệu quả hơn trên thị trường. Tổng chi phí hoạt động của ngân hàng mẹ trong năm 2019 chỉ tăng 9%, khá thấp khi so với tốc độ tăng 24,7% của doanh thu trong hoạt động kinh doanh cốt lõi. Chỉ số CIR
của ngân hàng mẹ giảm từ 43,4% cuối năm 2018 xuống còn 38%, từ đó đưa chỉ số
hợp nhất giảm từ 35,2% xuống còn 33,9%.
- về nhóm chỉ tiêu hiệu quả quản lý rủi ro: Nhờ việc kiểm soát nợ xấu tốt trong năm 2019 cộng thêm việc tất toán toàn bộ dư nợ trái phiếu còn lại tại VAMC
đã góp phần đưa tỉ lệ nợ xấu hợp nhất giảm mạnh về 2,95%, đáp ứng tiêu chuẩn dưới 3% của thông tư 22/2019/TT-NHNN.