T IXMig tam Phan tich kinh doanh
2.3.2. Các tồn tại và nguyên nhân a Các tồn tạ
a. Các tồn tại
Mặc dù trong giai đoạn vừa qua VPBank đã tạo được nhiều thành tích nổi bật
- về nhóm chỉ tiêu hiệu quả quản lý rủi ro: Nợ xấu tăng mạnh trong năm 2018, chủ yếu đến từ công ty con FE Credit, cụ thể tỷ lệ nợ xấu hợp nhất của VPBank (chưa bao gồm trái phiếu VAMC) năm 2018 vượt mức trần 3%, cao nhất toàn hệ thống. Xuất phát từ việc lợi thế cạnh tranh của công ty con FE Credit đến từ
cho vay tiền mặt không có mục đích rõ ràng, là khoản vay rủi ro hơn so với những
khoản vay mua xe hay những khoản vay có tài sản đảm bảo. Hơn nữa, VPBank có
khẩu vị rủi ro cao hơn những ngân hàng khác và việc đi đầu cho vay tín chấp với lãi
suất cao để đánh đổi lấy tỷ lệ NIM cao thì hiển nhiên sẽ đi kèm hệ lụy tỉ lệ nợ xấu
cao. Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng liên tục tăng qua các năm và tỷ lệ bao phủ nợ
xấu thấp nhất ngành.
- về nhóm chỉ tiêu hiệu quả sinh lời: Danh mục cho vay của VPBank vẫn còn quá rủi ro. Một điểm trừ nữa là mặc dù tỉ lệ NIM cao nhưng tỷ lệ cho vay/huy
động (LDR) của VPBank quá cao trong giai đoạn này (đều hơn 118%), vẫn là những con số cao nhất ngành của VPBank. Tỷ lệ LDR cao sẽ tạo áp lực lên huy động tăng chi phí vốn đầu vào và lãi suất đầu ra, nợ xấu có thể tiếp tục tăng lên. Tỷ
lệ này cao xuất phát từ việc VPBank muốn nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vì không
thể đẩy nhanh tăng trưởng tín dụng nữa.
- về nhóm chỉ tiêu hiệu quả quản lý chi phí: Chi phí bình quân cho một nhân viên tăng nhưng lợi nhuận sau thuế bình quân mà mỗi nhân viên đem về được cho
ngân hàng lại có dấu hiệu giảm.