b. Nguyên nhân của các tồn tạ
3.2.1.1. Giải pháp về hiệu quả sinh lờ
Thứ nhất, cần tái cơ cấu danh mục cho vay, giảm khẩu vị rủi ro, nâng cao
chuẩn cấp tín dụng để có những khách hàng chất lượng hơn, đặc biệt là các khoản vay tín chấp không có tài sản đảm bảo cần thẩm định, xét duyệt một cách thận trọng hơn. Đẩy mạnh hơn huy động tiền gửi không kỳ hạn, có các chương trình ưu đãi hơn nữa để cải thiện hệ số CASA từ đó giảm được chi phí đầu vào và làm tiền đề để giảm được lãi suất cho vay, tạo ra cơ hội cạnh tranh lớn hơn.
Thứ hai, VPBank cần cân đối lại tỷ lệ huy động từ thị trường 1 và thị trường 2.
Vốn từ thị trường 2 là nguồn ngắn hạn với chi phí sự dụng vốn (COF) rất cao, sử dụng một tỷ lệ cao nguồn vốn này khi thị trường biến động hoặc có sự thay đổi về quản lý có thể gây ra sự rút vốn đồng loạt giữa các ngân hàng. VPBank cần tập trung tăng trưởng huy động vốn từ tiền gửi khách hàng, cần học tập chiến lược tăng trưởng CASA của các ngân hàng như Techcombank, MBBank để giảm chi phí vốn cũng như cải thiện tỷ lệ LDR. Ngoài ra như trong năm 2019 ngân hàng đã phát hành thành công trái phiếu ra quốc tế, gây dựng hình ảnh trên thị trường nước ngoài nên có thể tiếp tục tận dụng lợi thế này để huy động nguồn vốn.
Thứ ba, như đã đề cập ở trên thì thu nhập của VPBank chủ yếu đến từ thu
nhập lãi từ hoạt động cho vay. Vì vậy ngân hàng cần tiếp tục đa dạng hóa thu nhập thông qua tăng cường các khoản thu nhập phi lãi như thu từ phí, bảo hiểm, hoạt động đầu tư vì các khoản thu nhập phi lãi không chịu tác động từ lãi suất, là nguồn thu ổn định và an toàn.