Nội dung quản trị rủi ro thanh khoản

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro thanh khoản tại NHTMCP ngoại thương việt nam khoá luận tốt nghiệp 201 (Trang 29 - 38)

Quản trị RRTK tại NHTM phải được thực hiện theo các nội dung: Nhận diện RRTK, đo lường nhu cầu thanh khoản, Kiểm soát và phòng ngừa RRTK, Tài trợ RRTK và cuối cùng là lập kế hoạch dự phòng RRTK. Cụ thể như sau:

1.2.4.1. Nhận biết rủi ro thanh khoản

Điều kiện tiên quyết để quản trị rủi ro là phải nhận dạng được rủi ro. Nhận dạng rủi ro là quá trình xác định liên tục và có hệ thống các hoạt động kinh doanh của NH; bao gồm: việc theo dõi, xem xét, nghiên cứu môi trường hoạt động và toàn bộ hoạt động của NH nhằm thống kê được tất cả các loại rủi ro, kể cả dự báo những loại rủi ro mới có thể xuất hiện trong tương lai, để từ đó có các biện pháp kiểm soát, tài trợ cho từng loại rủi ro phù hợp. Đối với quản trị RRTK, quá trình nhận diện rủi ro sẽ được xem xét trên các phương diện bao gồm 6 tín hiệu của thị trường như đã đề cập trong phần 1.1. Nếu như nhà quản trị nhận diện được sự tồn tại của 1 trong 6 dấu hiệu đó

trong hoạt động tại NH mình thì phải tập trung xem xét lại các chính sách và thực tiễn công tác quản cũng như nhanh chóng tìm được nguồn thanh khoản với chi phí hợp lý để bù đắp thiểu hụt thanh khoản, nếu không, RRTK sẽ thực sự xảy ra.

Sau khi nhận diện được rủi ro, nhà quản trị phải tìm hiểu đâu là nguyên nhân gây ra RRTK của NH. Trên cơ sở tìm ra các nguyên nhân, tác động đến các nguyên nhân làm thay đổi chúng, qua đó sẽ phòng ngừa RRTK một cách hiệu quả hơn.

1.2.4.2. Đo lường nhu cầu thanh khoản

Nhận diện được RRTK giúp các nhà quản trị nhận biết nguy cơ mất khả năng thanh khoản mà NH đang phải đối mặt, tuy nhiên, để có thể giải quyết và đưa ra các biện pháp phù hợp cho từng trường hợp cụ thể, yêu cầu phải có một hệ thống đo lường để giúp các nhà quản trị NH có thể nhận diện chính xác mức độ RRTK của NH.

Theo Peter Rose, tác giả cuốn Commercial Banking Management và tổng hợp các nghiên cứu khác nhau, thì hiện nay có 4 phương pháp chủ yếu được sử dụng để tiến hành đo lường RRTK của NH, bao gồm: Phương pháp tiếp cận nguồn vốn và sử dụng vốn; Phương pháp tiếp cận cấu trúc nguồn vốn, phương pháp tiếp cận các chỉ số tài chính và phương pháp thang đáo hạn. Mỗi phương pháp nêu trên đều được xây dựng dựa trên một số giả định là NH chỉ có thể ước lượng gần đúng mức cầu thanh khoản thực tế tại một thời điểm nhất định trong tương lại. Đó chính là lý do vì sao nhà quản trị thanh khoản phải luôn sẵn sàng điều chỉnh mức dự tính về yêu cầu thanh khoản mỗi khi NH nhận được thông tin mới.

Để làm được điều này, yêu cầu NH phải xây dựng được một hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu mạnh để có thể đưa ra các quyết định tốt liên quan tới khả năng thanh khoản của NH. Hệ thống thông tin đó có thể tính toán được trạng thái thanh khoản và dự đoán thanh khoản của NH một cách đầy đủ, cho toàn NH trên cơ sở tổng hợp, bao gồm tất cả các khoản mục nội bảng của tài sản và nguồn vốn; việc đo lường này phải được thực hiện hàng ngày và theo các mốc thời gian trong ngắn hạn và dài hạn; đồng thời theo các loại tiền tệ chính.

a) Phương pháp tiếp cận nguồn vốn và sử dụng vốn

Thực chất của phương pháp này là xác định NLP thông qua đo lường chệnh lệch giữa nguồn cung và cầu thanh khoản, trong đó phần chủ yếu của cung cầu thanh khoản là tiền gửi và cho vay nên phương pháp này tập trung vào đo lường những thay

đổi dự tính trong tiền gửi và cho vay của NH. Việc dự báo nhu cầu gửi tiền và cho vay tuơng lại sẽ giúp xác định trạng thái thanh khoản ròng của NH.

Ngay từ đầu năm, NH uớc luợng nhu cầu thanh khoản của các tháng, quý trong năm. Bất cứ khi nào cung cầu thanh khoản không cân bằng với nhau, NH sẽ có một khe hở thanh khoản. Khe hở thanh khoản đuợc xác định nhu sau:

Khe hở thanh khoản = Nguồn cung thanh khoản - Nhu cầu thanh khoản Khi khe hở thanh khoản duơng, NH đang ở trạng thái thặng du thanh khoản. NH cần phải đầu tu phần thặng du này để sinh lợi.

Khi khe hở thanh khoản âm, NH đang ở trạng thái thâm hụt thanh khoản. NH cần tìm kiếm các nguồn tài trợ bổ sung kịp thời với chi phí thấp nhất.

Phuơng pháp này đuợc thực hiện theo trình tự nhu sau:

Bước 1: Ước luợng nhu cầu vay vốn và nhu cầu gửi tiền cho kì kế hoạch

Bước 2: Tính toán các thay đổi dự tính trong kì kế hoạch của nhu cầu vay vốn

và nhu cầu tiền gửi

Bước 3: Xác định trạng thái thanh khoản ròng của NH trong kí kế hoạch

Để xây dựng mô hình dự báo về tiền gửi và tiền vay trong tuơng lai, nhà quản trị có thể sử dụng các kỹ thuật thống kê khác nhau. Chẳng hạn, một mô hình dự báo về sự thay đổi trong tiền gửi và tiền vay nhu sau:

Thay đổi dự kiến của tiền vay phụ thuộc vào các biến số sau: Tốc độ tăng truởng dự kiến của GDP; Lợi nhuận doanh nghiệp dự kiến; Tỷ lệ tăng truởng về cung tiền của NH thuơng mại; Tỷ lệ tăng truởng của tín dụng thuơng mại; Tỷ lệ lạm phát dự kiến.

Thay đổi dự kiến của tiền gửi phụ thuộc vào các biến số sau: Tăng truởng về thu nhập cá nhân dự kiến; Tỷ lệ tăng truởng cung tiền của NHTW; Lợi suất dự kiến của tiền gửi trên thị truờng tiền tệ; Tỷ lệ lạm phát dự kiến.

Sau khi xây dựng mô hình dự báo về tiền gửi và tiền vay, NH có thể uớc luợng nhu cầu thanh khoản dự tính bằng cách tính:

Thâm hụt (-), thặng du Thay đổi dự tính Thay đổi dự tính

= -

(+) dự tính trong tổng tiền gửi trong tổng cho vay

b) Phương pháp tiếp cận cấu trúc vốn

lường cả nguồn cung và cầu thanh khoản thì phương pháp tiếp cận cấu trúc vốn chỉ quan tâm đến cầu thanh khoản, tức là thực thiện ước lượng dự trữ thanh khoản kì kế hoạch cho hai nhu cầu chính là hoàn trả các khoản tiền gửi, tiền vay và giải ngân cho các khoản tín dụng. Trong đó, nguồn vốn được chia thành các nhóm dựa trên khả năng bị rút ra khỏi NH với mức dự trữ thanh khoản được tính cho từng nhóm theo tỉ lệ dự trữ khác nhau

Phương pháp này được tiến hành theo các bước sau:

Bước 1: Chia nguồn vốn thành nhóm theo xác xuất bị rút khỏi NH

Dựa vào xác suất bị rút khỏi NH mà nguồn vốn tiền gửi, phi tiền gửi thường được chia thành 3 nhóm gồm:

> Loại 1: Nguồn vốn nóng ( ổn định thấp ): là các khoản tiền gửi và nguồn vốn khác mà có xác suất bị rút ra khỏi NH là lớn nhất hoặc rất nhạy cẩm với lãi suất.

> Loại 2: Nguồn vốn kém ổn định: là các khoản tiền gửi và nguồn vốn khác có thể sẽ bị rút ra khỏi NH tại một thời điểm nào đó trong kỳ kế hoạch.

> Loại 3: Nguồn vốn ổn định: loại này có ít khả năng bị rút ra khỏi NH nhất.

Bước 2: Tính yêu cầu dự trữ thanh khoản với từng nhóm

Yêu cầu dự trữ thanh khoản đối với mỗi nhóm nguồn vốn được tính dựa vào giá trị dự trữ thanh khoản và tỉ lệ dự trữ thanh khoản của từng nhóm nguồn vốn.

Tỉ lệ dự trữ này được xác định tỉ lệ nghịch với mức độ ổn định của nguồn vốn, thường ở mức: Loại 1: 90%-95% sau khi trích DTBB; Loại 2: 30% sau khi trích DTBB ; Loại 3: 15% sau khi trích DTBB

Bước 3: Tính yêu cầu dự trữ thanh khoản của tổng vốn tiền gửi, vay

Cầu thanh khoản cho tiền gửi của khách hàng và tiền vay của NH được tính bằng tổng yêu cầu thanh khoản của cá nhóm nguồn vốn trên.

Dự trữ thanh khoản vốn = 95% x(Loại 1-DTBB) + 30% x(Loại 2—DTBB) + 15% x(Loại 3-DTBB)

Bước 4: Xác định yêu cầu vốn cho các khoản vay chất lượng cao

NH ngoài đáp ứng nhu cầu rút tiền gửi và thanh toán tiền vay, còn phải đảm bảo luôn có đủ thanh khoản để có thể mở rộng hoạt động tín dụng một cách tối đa đối với cá khoản vay có đủ chất lượng. Đối với cho vay, NH phải luôn sẵn sàng thực hiện các khoản vay chất lượng cao vào mọi lúc, nghĩa là đáp ứng yêu cầu tín dụng hợp pháp

của những khách hàng thoả mãn những tiêu chuẩn chất luợng cho vay mà NH đặt ra. NH phải có dự trữ thanh khoản hợp lý trong tay, bởi vì khi một khoản cho vay đuợc thực hiện, nguời đi vay sẽ sử dụng số tiền vay, trong nhiều giờ hoặc nhiều ngày và nhu vậy, vốn sẽ chảy ra khỏi NH. Do đó, yêu cầu thanh khoản đối với các khoản cho vay là:

Dự trữ thanh khoản cho vay = 100% x ( Quy mô cho vay tối đa — Tổng dư nợ hiện tại)

Bước 5: Xác định tổng nhu cầu thanh khoản

Tổng dự trữ thanh khoản của NH là tổng của dự trữ thanh khoản cần cho tiền gửi, tiền vay và dự trữ thanh khoản cho các khoản tín dụng chất luợng cao.

Tổng dự trữ thanh khoản = Dự trữ thanh khoản cho tiền gửi, tiền vay + Dự trữ thanh khoản cho các khoản tín dụng chất lượng

Trên cơ sở này, NH sẽ xác định đuợc yêu cầu thanh khoản dự tính theo các kịch bản có thể xảy ra = Σ Pr(xi)*NLPxi

Trong đó, xi: là các kịch bản đuợc xây dựng có thể xảy ra

Pr(xi): là xác suất xảy ra kịch bản thứ i NLPxi: yêu cầu thanh khoản xi

Từ đó, các nhà quản trị thanh khoản sẽ làm rõ các trạng thái thanh khoản tốt nhất và xấu nhất, xác suất xảy ra mà NH có thể gặp phải và từ đó phân bổ vốn hợp lý.

Phuơng pháp tiếp cận cấu trúc nguồn vốn có uu điểm lớn nhất là dễ thực hiện, phuơng pháp này rất đơn giản vì chỉ cần tính toán đến cầu thanh khoản. Tuy nhiên, phuơng pháp này lại cho kết quả thiếu chính xác, không tin cậy đuợc nhu phuơng pháp tiếp cận nguồn vốn và sử dụng vốn. Ngoài ra, phuơng pháp này đòi hỏi các NH phải có kinh nghiệm về tiền gửi để dự đoán việc rút tiền và gửi tiền một cách chính xác.

c) Phương pháp tiếp cận các chỉ số tài chính

Trong chuơng 1, khóa luận đã đề cập đến các chỉ tiêu đuợc sử dụng để đánh giá khả năng thanh khoản của 1 NHTM. Hệ thống các chỉ tiêu đó có ý nghĩa rất quan trọng, không chỉ giúp cho các cấp quản lý, các nhà đầu tu đánh giá đuợc thực trạng thanh khoản

của NH mà còn là một công cụ hết sức hữu hiệu cho công tác quản trị rủi ro tại NH. Nhà quản trị có thể đánh giá trạng thái thanh khoản của NH mình thông qua việc tính toán các chỉ số thanh khoản và so sánh với các chỉ số bình quân của ngành hoặc với các chỉ số thanh khoản an toàn đuợc quy định. Trong phuơng pháp này, NH không uớc luợng một mức thâm hụt hay thặng du thanh khoản cụ thể mà sẽ duy trì các

Đối với phương pháp tiếp cận các chỉ số tài chính này, các NH rất dễ dàng thực hiện, phản ánh được bao quát tình hình thanh khoản của NH. Tuy nhiên, phương pháp này không lượng hóa được nhu cầu thanh khoản và cách thức tìm kiếm nguồn vốn bổ sung cho NH.

d) Phương pháp thang đáo hạn

Vào tháng 2 năm 2000, NH thanh toán quốc tế ( BIS ) đã xây dựng phương pháp thang đáo hạn để đo lường thanh khoản của các NH. Phương pháp thanh đáo hạn cho phép so sánh các luồng tiền vào với các luồng tiền ra trong mỗi ngày hay cho một thời kỳ nhất định, qua đó xác định được các trạng thái thanh khoản ròng ( nhu cầu tài trợ ròng ) mỗi ngày và trạng thái thanh khoản tích lũy cho một thời kỳ.

Để xây dựng thang đáo hạn, NH xác định các luồng tiền vào và ra cho những kỳ hạn khác nhau. Các luồng tiền ra có thể được xếp thứ tự theo ngày mà các TSN, đáo hạn, ngày sớm nhất mà người gửi tiền tiết kiệm thực hiện quyền được rút tiền gửi trước hạn, hoặc ngày sớm nhất mà các nhu cầu về vốn phát sinh một cách đột xuất. Các luồng tiền vào có thể được xếp thứ tự theo ngày mà các tài sản Có đáo hạn hoặc căn cứ vào ước tính của NH về luồng tiền vào. Mức chênh lệch giữa tổng luồng tiền vào và tổng luồng tiền ra trong mỗi thời kỳ trở thành cơ sở để đo lường mức dư thừa hay thiếu hụt thanh khoản tại các thời điểm khác nhau.

Trên thực tế, các NH thường sắp xếp các luồng tiền vào và luồng tiền ra theo các thang đáo hạn là 1 ngày, 1 tuần, 1 tháng, 3 thang.. .Tlieo cách tính toán này, trên cơ sở xác định được mức độ chênh lệch dòng tiền theo từng kỳ hạn các NH sẽ tìm cách để tài trợ cho sự chênh lệch đó bằng cách tác động vào kỳ hạn của các giao dịch nhằm bù đắp khoảng trống này. Ví dụ nếu có nhu cầu tài trợ một khoản thiếu hụt theo kỳ hạn 30 ngày, NH sẽ tìm cách thu hồi một tài sản có kỳ đáo hạn vào đúng ngày đó, hoặc tìm kiếm một nguồn vốn mới để bù đắp. Sự chênh lệch này trong khoảng thời gian càng ngắn thì khả năng tài trợ cho nó càng khó khăn. Do vậy, NH thường thu thập các số liệu theo khoảng thời gian khá dài để có thể bù đắp nó trước khi sự chênh lệch này rơi vào thang đáo hạn quá ngắn.

Kết hợp phương pháp này với phân tích, dự báo tình hình kinh tế tổng thể giúp NH xây dựng những biện pháp đối phó kịp thời cho từng tình huống. Như vậy có thể thấy rằng quản lý thanh khoản ở đây là quản lý trong sự phân tích trạng thái động chứ

không phải theo trạng thái tĩnh mà chúng ta vẫn thường làm khi tính toán các chỉ tiêu đảm bảo khả năng thanh khoản.

1.2.4.3. Kiểm soát tình trạng thanh khoản

Kiểm soát tình trạng thanh khoản là sự phối hợp của các bộ phận có chức năng quản lý RRTK thuộc bộ máy tổ chức quản trị trong việc thực hiện quản lý thanh khoản theo một quy trình có sẵn nhằm đảm bảo duy an toàn thanh khoản cho hoạt động của NH. Quy trình kiểm soát tình hình thanh khoản được thực hiện hàng ngày và theo định kỳ và thường bao gồm các công việc chính sau:

- Xây dựng các hạn mức thanh khoản cho từng thời kỳ thông qua việc đo lường các chi số thanh khoản và phân tích nhu cầu thanh khoản theo các kịch bản khác nhau dựa trên hệ thống cơ sở dữ liệu cập nhật.

- Hàng ngày thực hiện và giám sát các giao dịch đồng thời có các biện pháp xử - Định kỳ, đánh giá hiệu quả quán lý thanh khoản và đề xuất các hạn mức, giới hạn mới cũng như cũng như các biện pháp giảm thiểu RRTK để đạt được mục tiêu.

Như vậy, kiếm soát tình hình thanh khoản chính là việc kiểm soát nội bộ giữa các cấp trong mô hình quản trị RRTK. Đây là một khâu rất quan trọng, ảnh hưởng đến hiệu quả của các chiến lược quản trị thanh khoản mà NH áp dụng.

1.2.4.4. Chiến lược quản trị rủi ro thanh khoản

Kiểm soát và phòng ngừa rủi ro là các khâu trọng tâm của công tác quản trị rủi ro. Đó chính là việc sử dụng các biện pháp, chiến lược, các chương trình hoạt động để ngăn ngừa, phòng tránh hoặc giảm thiểu các tổn thất, những ảnh hưởng không mong muốn có thể xảy ra đối với NH. Thông thường, để phòng ngừa RRTK, NHTM sẽ dự trữ một lượng thanh khoản hợp lý để đảm bảo khả năng thanh toán của cá NHTM. Qua

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro thanh khoản tại NHTMCP ngoại thương việt nam khoá luận tốt nghiệp 201 (Trang 29 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(91 trang)
w