Một số giải pháp đề xuất nhằm nâng cao năng lực quản trị rủi ro thanh khoản tạ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro thanh khoản tại NHTMCP ngoại thương việt nam khoá luận tốt nghiệp 201 (Trang 78 - 82)

khoản tại Vietcombank trong thời gian tới

Từ việc phân tích những mặt còn tồn tại và nguyên nhân chủ quan ảnh hưởng không tốt đến hoạt động quản trị RRTK tại VCB trong giai đoạn 2011-2015, kết hợp với các bài học về quản trị RRTK của các nước trên thế giới, những thông lệ tốt nhất về quản trị RRTK của Basel. Sau đây, Khóa luận xin được đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị RRTK tại VCB như sau:

Thứ nhất, VCB cần cải tiến phương pháp đo lường nhu cầu thanh khoản qua đó có thể phân tích và tính toán con số hợp lý về dự trữ thanh khoản để vừa

không dư thừa một lượng tiền mặt trong ngân quỹ, lại vừa có thể đảm bảo được tính thanh khoản.

Theo khuyến nghị của Ủy ban Basel, bên cạnh việc quản lý kỳ đáo hạn theo thang bậc thời gian nhằm xác định nhu cầu tài trợ ròng theo một kỳ đáo hạn nhất định thì một việc vô cùng quan trọng trong quản lý thanh khoản đó là các NH phải xác định sự thay đổi kỳ đáo hạn này theo các tình huống kịch bản khác nhau bởi kỳ đáo hạn thực tế không phải lúc nào cũng đúng theo kỳ đáo hạn trên hợp đồng. Đây là yếu tố còn thiếu trong việc xây dựng thang đáo hạn của VCB.

Ba kịch bản mà VCB cần cân nhắc ở đây là: NH hoạt động trong điều kiện bình thường; NH hoạt động trong điều kiện gặp khó khăn về thanh khoản một cách đơn lẻ và trong điều kiện cả hệ thống gặp khó khăn về thanh khoản, thậm chí là khủng hoảng.

Qua việc đánh giá sự thay đổi kỳ hạn theo mỗi kịch bản, VCB sẽ xác định được kỳ hạn của dòng tiền cho mỗi tài sản, nợ theo các kịch bản khác nhau. Đồng thời, khi đánh giá sự thay đổi kỳ hạn của mỗi dòng tiền, nhà quản trị phải phân chia các dòng tiền

chính khác và xem xét chúng trên các giả định có sẵn cho từng loại tài sản theo các kịch

bản khác nhau nhằm xác định được khả năng duy trì kỳ hạn của các dòng tiền, qua đó có

thể đánh giá được sự thay đổi về quy mô của chúng cho từng kì hạn trong từng kịch bản.

Từ đó, các nhà quản trị sẽ đưa ra các quyết định về kỳ hạn cũng như quy mô cụ thể cho từng dòng tiền để xây dựng nên thang đáo hạn theo mỗi kịch bản.

Để làm được điều này cách tốt nhất là sử dụng dữ liệu lịch sử về dòng tiền của NH và sự hiểu biết về các điều kiện của thị trường sẽ giúp nhà quản trị đưa ra quyết định. Có thể thấy, trong phương pháp này óc phán đoán của nhà quản trị đóng vai trò hết sức quan trọng, đặc biệt trong tình huống của các kịch bản về khủng hoảng. Bởi lẽ, biến động của các dòng tiền ra/vào NH trong tương lai sẽ có thể bị tác động bởi các yếu tố không phải lúc nào cũng có thể dự đoán được nhất là yếu tố sự thay đổi hành vi của các khách hàng.

Đối chiếu tình hình hiện tại của VCB, ta có thể thấy NH đang có sẵn các điều kiện để có thể triển khai công tác đo lường rủi ro theo phương pháp này, điều quan trọng là NH phải xây dựng một cơ sở dữ liệu đủ mạnh về lịch sử dòng tiền trong NH cũng như cơ sở dữ liệu về thông tin khách hàng, qua đó có thể đưa các mô hình dự báo hành vi gửi tiền và vay của khách hàng vào ứng dụng thực tiễn, giúp cho nhà quản trị có những cơ sở chắc chắn hơn trong việc quyết định kỳ hạn cũng như quy mô các dòng tiền khi xây dựng thang đáo hạn, hạn chế yếu tố chủ quan của phương pháp này.

Thứ hai, hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ đối với quản lý RRTK.

Với lợi thế là đã thành lập được ban kiểm soát nội bộ độc lập, trực thuộc Hội đồng quản trị. Việc mà VCB cần phải làm đó là bổ sung thêm nguồn nhân lực cho ban kiểm soát thông qua việc tuyển chọn từ những người có chuyên môn giỏi từ các phòng nghiệp vụ, có khả năng phân tích, tổng hợp và phán đoán tốt và có khả năng làm việc độc lập. Đồng thời, hoạt động kiểm toán nội bộ phải cần phải được tiến hành thường xuyên và toàn diện hơn trên toàn hệ thống, kết hợp cả thanh tra bất thường và định kỳ, phương pháp kiểm toán và chất lượng kiểm toán cũng cần được nâng cao. Đặc biệt, kết quả kiểm toán phải được công khai, minh bạch, chỉ ra những điểm chưa làm được, những điểm thiếu xót của mỗi cơ quan chức năng trong bộ máy quản trị rủi ro, qua đó mới có thể nâng cao được hiệu quả hoạt động của cả hệ thống tổ chức bộ máy quản trị. Đảm bảo cho mô hình quản trị 3 vòng bảo vệ phát huy được đúng hiệu quả mong muốn.

Thứ ba, tiếp tục bổ sung và tăng cường công tác đào tạo cho đội ngũ cán bộ không chỉ về chuyên môn nghiệp vụ mà còn về đạo đức nghề nghiệp, đặc biệt là cán bộ chuyên sâu về quản lí rủi ro thanh khoản

Với nền tàng là NH có bộ máy nhân lực chất lương cao, công tác tuyển chọn, đào tạo cán bộ được chú trọng, cũng như chế độ đãi ngộ, lương thưởng tốt nhất trong toàn hệ thống. Không chỉ có vậy, VCB còn nhân được sự hỗ trợ tích cực về nhân sự từ Mizuho và NHNN. Trong thời gian tới, VCB cần tiếp tục phát huy lợi thế về nhân sự đó, bổ sung thêm nguồn nhân lực chất lượng cao làm công tác quản trị rủi ro hiện đang còn rất thiếu trong NH. Đồng thời, triển khai thêm một số các hoạt động sau:

- Xác định nhóm nhân sự chủ chốt gửi đi đào tạo tại nước ngoài theo các chương trình đào tạo theo chuẩn mực quốc tế, tăng cường việc hợp tác, trao đổi kinh nghiệm với Ernst & Young, tận dung tối đa các điều khoản thỏa thuận đã kí kết.

- Chú trọng công tác Công Đoàn, chăm lo cho đời sống toàn thể cán bộ CNV, xây dựng văn hóa VCB lành mạnh, đoàn kết, gắn trách nhiệm của mỗi cá nhân với sự phát triển của tòa bộ tập thể. Đồng thời, có biện phá rà soát, phát hiện sớm và ngăn chặn những dấu hiệu xuống cấp về đạo đức của cán bộ, kể cả với các cán bộ cấp cao.

- Thứ tư, VCB cũng cần chú trọng công tác quản trị thông tin minh bạch,

tránh những tin đồn thất thiệt xảy ra gây ảnh hưởng đến uy tín của NH và khủng hoảng lòng tin trong công chúng như sự việc xảy ra với Northen Rock. Đồng thời, áp dụng bài học kinh nghiệm quản trị của SMBC, VCB cần thực hiện chiến lược quản trị rùi ro theo hình CAMELS, từ đó phối hợp các yếu tố nhằm quản trị RRTK một cách hiệu quả nhất.

Thứ năm, VCB cần đa dạng hoá các nghiệp vụ huy động vốn và sử dụng vốn

Sự tập trung về nguồn vốn sẽ là nguyên nhân gây nên RRTK cho NH. Trong những năm vừa qua VCB đã dần mở rộng các hình thức huy động vốn, thời hạn huy động vốn một cách chủ động và linh hoạt. Tuy nhiên, điều khiến khách hàng đến gửi tiền vào NH hay trở thành chủ nợ của VCB bằng việc mua chứng chỉ nợ do NH phát hành ra không chỉ đơn thuần quan tâm tới mức lãi được nhận mà họ quan tâm rất nhiều tới những khía cạnh khác như uy tín của NH, tiện ích mang lại khi đến giao dịch với NH.. .Vì vậy, để thu hút được nhiều khách hàng, huy động tối đa nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư, VCB cần:

Đưa thêm những sản phẩm huy động vốn với kì hạn linh hoạt (như kì hạn 1, 2, 3tuần, 1, 2 tháng, hay những kì hạn dài 5, 10 năm), đa dạng về loại tiền huy động (USD, EUR, AUD.) và đa dạng về cách thức huy động (huy động qua tiền gửi, tiết kiệm, phát hành kì phiếu, trái phiếu, huy động tại điểmcố định và tại gia.) Qua đó tạo thuận lợi cho người gửi tiền trong việc lựa chọn hình thức và cách thức gửi tiền.

Đối với dân cư, đây là nguồn cung vốn có tiềm năng lớn của NH, vì vậy, VCB cần thực hiện một số hình thức huy động vốn mới như: hình thức gửi có thể rút khi cần thiết (khách hàng không cần gửi kì hạn nhất định, chỉ cần gọi thông báo nhu cầu rút tiền của mình trước khi có nhu cầu rút một thời gian nhất định), huy động tiết kiệm dài hạn, ứng dụng kết hợp tiết kiệm với các sản phẩm bảo hiểm.để hấp dẫn khách hàng bằng các tiện ích mà NH mang lại cho khách hàng.

Đối với nghiệp vụ tín dụng: Khai thông nghiệp vụ chiết khấu thương phiếu và

các chứng từ có giá. Đây là một nghiệp vụ tín dụng gián tiếp, ít rủi ro và không làm “đóng băng” vốn, thời hạn cho vay ngắn, vì vậy, nâng cao tính thanh khoản trong nghiệp vụ tài sản Có. Tuy đã có Pháp lệnh thương phiếu, Nghị định số 32/2001/NĐ- CP ban hành ngày 5/7/2001 hướng dẫn thi hành Pháp lệnh, nhưng đến nay nghiệp vụ này vẫn chưa thành một nghiệp vụ thông dụng.

Cuối cùng, đổi mới công tác thông tin kế toán trong NH

Công tác kế toán cần có sự đổi mới toàn diện, từ hệ thống thông tin quản lý, hệ thống chứng từ, tài khoản, báo cáo kế toán.Sự đồng bộ trong triển khai công tác này sẽ dẫn đến sự cập nhật, chính xác và thông suốt của thông tin. Thông tin chính xác và cập nhật là yếu tố có vai trò rất lớn trong việc ảnh hưởng tới năng lực quản lí thanh khoản của Ủy ban ALCO.

Đồng thời việc đơn giản hóa hệ thống chứng từ, thực hiện quản lý tài khoản tập trung, quản lý tài khoản khách hàng dựa trên hệ thống thông tin điện tử giúp cho việc quản lý khách hàng trở nên linh hoạt, việc tác nghiệp được thực hiện nhanh gọn, đảm bảo tiện ích, thỏa mãn nhu cầu khách hàng, giúp cho NH nâng cao uy tín, duy trì cũng như thu hút thêm được nhiều khách hàng mới. Bởi lẽ, thời gian gần đây, có rất nhiều khách hàng phàn nàn về dịch vụ của VCB khi việc quản lý thông tin khách hàng không được thực hiện linh hoạt, khiến cho nhiều khách hàng muốn đóng tài khoản phải quay lại đúng chi nhánh mà họ đã giao dịch mở tài khoản, làm giảm sút sự hài lòng của khách hàng với NH.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro thanh khoản tại NHTMCP ngoại thương việt nam khoá luận tốt nghiệp 201 (Trang 78 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(91 trang)
w