Một số kiến nghị đối với Chính Phủ và NHNN

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro thanh khoản tại NHTMCP ngoại thương việt nam khoá luận tốt nghiệp 201 (Trang 82 - 91)

Thứ nhất, Thực thi chính sách tiền tệ linh hoạt

Nhìn chung, trong thời gian qua, chính sách tiền tệ đuợc thực thi bởi NHNN đã góp phần vào việc tăng truởng nền kinh tế và kiềm chế lạm phát. Tuy nhiên, việc kết hợp các công cụ trong chính sách tiền tệ, giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đôi lúc còn trái chiều và chua đồng bộ. Chính sách tiền tệ đôi khi đặt ra quá nhiều mục tiêu khiến cho hiệu quả của chính sách không cao, đôi khi còn ảnh huởng đến thị truờng. Hiệu quả của chính sách tiền tệ thuờng có một độ trễ so với thời gian thực hiện, do đó các chính sách tiền tệ đua ra phải linh hoạt để thị truờng có thời gian thích ứng, từ đó giúp tăng hiệu quả của chính sách đua ra.

Thứ hai, xây dựng cơ chế tái cấp vốn/ tái chiết khấu hợp lý hơn để hỗ trợ thanh khoản cho các NH thương mại

NHNN cần hỗ trợ thanh khoản cho các NHTM thông qua các công cụ điều hành chính sách tiền tệ. Trong bối cảnh thực thi chính sách thắt chặt tiền tệ, tín dụng nhằm kiềm chế lạm phát hiện nay, đối với các NHTM lớn, có nhiều giấy tờ có giá đủ tiêu chuẩn thì việc hỗ trợ thanh khoản sẽ thông qua nghiệp vụ thị truờng mở tại NH Nhà nuớc. Đối với các NHTM nhỏ không đủ giấy tờ có giá hoặc không có khả năng cạnh tranh trên thị truờng mở thì NHNN hỗ trợ thông qua công cụ tái cấp vốn. Để hỗ trợ thanh khoản cho các NHTM một cách tốt nhất và hiệu quả thì cần phải xây dựng một cơ chế tái cấp vốn/ tái chiết khấu hợp lý.

Khi xây dựng cơ chế tái cấp vốn/ tái chiết khấu, NHNN cần chú trọng các vấn đề sau: Mức lãi suất tái cấp vốn, tái chiết khấu phải cao ( có biên độ, ví dụ ±1%/năm tùy theo từng giai đoạn khác nhau của chính sách tiền tệ là thắt chặt hay nới lỏng ) so với mức lãi suất trái phiếu Chính phủ cùng thời điểm/ mặt bằng huy động lãi suất thị truờng chung của ngành; khi NHNN ấn định mức lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu ở mức nhất định và có thể cung ứng vốn đầy đủ cho nhu cầu vốn của các NHTM ở mức lãi suất tái cấp vốn, tái chiết khấu đó thì NHNN sẽ chủ động xác lập đuợc mặt bằng chung về mức lãi suất của các NHTM trên thị truờng, nhu vậy sử dụng đồng bộ nhiều công cụ khác nhau nhung cần sử dụng công cụ lãi suất là công cụ chủ đạo trong việc điều hành chính sách tiền tệ; khối luợng vốn tái cấp vốn, tái chiết khấu phải đảm bảo “ bơm tiền ” đáp ứng nhanh và đủ nhu cầu hợp lý của các NHTM; giám sát chặt

dòng vốn tái cấp vốn, tái chiết khấu không đi vào sản xuất kinh doanh mà chạy vào đầu cơ bất động sản, chứng khoán.

Việc hỗ trợ thanh khoản cho các NHTM thông qua cơ chế tái cấp vốn, tái chiết khấu của NHNN rất ngắn hạn, vì vậy các NHTM phải điều chỉnh lại cơ cấu nguồn và sử

dụng nguồn cho phù hợp để hạn chế thấp nhất RRTK.

Thứ ba, tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, giám sát hoạt động của các NHTM

Để hạn chế rủi ro xảy ra, NHNN cần tăng cuờng hoạt động thanh tra, giám sát hoạt

động của các NHTM. Công tác thanh tra, giám sát giúp NHNN quản lý việc thực hiện các

chính sách và sự tuân thủ của các NHTM. Nếu các NHTM thực hiện tốt các chính sách, tuân thủ các quy định về bảo đảm an toàn thì sẽ hạn chế đuợc các rủi ro xảy ra.

NHNN cần tăng cuờng và nâng cao hiệu quả công tác giám sát của mình để có thể đua ra các cảnh báo sớm cho các NHTM. Đề hoạt động thanh tra giám sát có hiệu quả, NHNN cần phát triển hệ thống cảnh báo sớm, sử dụng dữ liệu hệ thống thanh toán để phân tích thanh khoản, xây dựng hệ thống chỉ số thanh khoản .

Thứ tư, ban hành các văn bản thống nhất về quản lý rủi ro và có biện pháp chế

tài nghiêm túc các NH không tuân thủ các quy định này

NHNN cần ban hành các văn bản thống nhất về quản lý rủi ro để huớng dẫn các NHTM thực hiện công tác quản trị rủi ro cũng nhu đua ra các chỉ tiêu đảm bảo an toàn cho hoạt động NH. Trên cơ sở các văn bản mà NHNN ban hành, các NH phải nghiêm túc thực hiện, vì có nhu vậy thì mới hạn chế đuợc rủi ro xảy ra. Các văn bản đuợc ban hành phải có sự nhất quán với nhau, tránh chồng chéo gây rắc rối trong việc thi hành.

Bên cạnh đó, NHNN cũng cần phải có các biện pháp chế tài nghiêm túc để xử phạt các NH không tuân thủ đúng các quy định về quản lý rủi ro, các chỉ tiêu an toàn đã đuợc quy định. Chỉ có xử lý nghiêm túc các truờng hợp vi phạm thì các NH mới tuân thủ đúng các quy định, từ đó mới đảm bảo hệ thống NH hoạt động lành mạnh và có hiệu quả.

Cuối cùng, đẩy mạnh hoạt động của thị trường phái sinh

Với sự phát triển và biến động của thị truờng tiền tệ hiện nay những công cụ tài chính phái sinh nhu giao dịch kì hạn, giao dịch hoán đổi tiền tệ, hợp đồng quyền chọn...là những công cụ lựa chọn hữu hiệu nhất trong việc phòng chống rủi ro. Tuy

nhiên các công cụ tài chính này ở Việt Nam mới đang trong giai đoạn hình thành và còn ít. Do vậy trong giai đoạn tới, với vai trò là người điều hành chính sách tiền tệ, NHNN cần có các văn bản pháp quy hướng dẫn nhằm đưa thị trường này phát triển hơn nữa, có như vậy các NHTM mới đủ tự tin tham gia vào thị trường này để phòng ngừa rủi ro cho mình và góp phần thúc đẩy các công cụ này phát triển thông qua việc cung cấp các dịch vụ về các công cụ này cho khách hàng.

Ket luận chương 3

Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và khảo sát, đánh giá thực trạng RRTK và quản trị RRTK tại VCB, chỉ ra những nguyên nhân dẫn đến những tồn tại trong công tác quản trị RRTK của NH, chương 3 của khóa luận đã nêu lên những định hướng trong hoạt động kinh doanh chung cũng như đối với công tác quản lý RRTK của VCB trong thời gian tới, từ đó đề xuất các nhóm giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản trị RRTK cho NH.

Các giải pháp tập trung vào các vấn đề như hoàn thiện mô hình, quy trình, phương pháp đo lường và các chiến lược quản trị RRTK kết hợp các giải pháp về công nghệ, nhân lực .. .qua đó hoàn thiện và phát huy hơn nữa những nỗ lực của VCB trong việc xây áp dụng Basel 2 vào công tác quản trị vốn và rủi ro trong hoạt động kinh doanh của NH

KẾT LUẬN

Thành công trong việc đàm phán gia nhập hiệp định thương mại tự do xuyên Thái Bình Dương TPP cũng sự ra đời của cộng đồng kinh tế Asean trong thời gian gần đây đã tạo cho nền kinh tế Việt Nam những cơ hội và thách thức vô cùng to lớn. Trong bối cảnh hòa nhập quốc tế sâu rộng như vậy, đòi hỏi phải có một thị trường tài chính ngân hàng vững chắc, lành mạnh để đáp ứng đủ vốn cho nhu cầu của nền kinh tế, không chỉ có vậy, bản thân các Ngân hàng cũng phải tự ý thức trong việc nâng cao năng lực hoạt động và chất lượng dịch vụ nếu như không muốn bị lấn át bởi sự gia nhập nhanh chóng của các Ngân hàng ngoại vào thị trường. Tuy nhiên, để có thể phát triển và mở rộng hoạt động kinh doanh một cách bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh, bắt kịp với sự phát triển của hệ thống tài chính - ngân hàng trên thế giới thì vấn đề quản trị rủi ro, đặc biệt là quản trị rủi ro thanh khoản theo các phương pháp hiện đại phải được đặt lên hàng đầu.

Dựa trên tiêu chí là các tiêu chuẩn về quản trị rủi ro thanh khoản theo các khuyến nghị của Basel và các bài học quản trị thành công trên thế giới, khóa luận đã tiến hành đánh giá công tác quản trị rủi ro thanh khoản và đưa một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - một trong những ngân hàng được đánh giá là có công tác quản trị rủi ro thanh khoản tốt nhất trong hệ thống hiện nay.

Với với những đề xuất đã trình bày khóa luận này, em mong muốn sẽ có những đóng góp nhỏ nhằm hoàn thiện công tác quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam nói riêng cũng như hệ thống ngân hàng thương mại nói chung. Đây là một vấn đề lớn, khá rộng mà nhận thức và lý luận của em còn hạn chế vì vậy khóa luận không tránh khỏi những sai sót, hạn chế cần hoàn thiện, bổ sung. Em rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy, cô giáo.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tài liệu học tập: Giáo trình Quản Trị Ngân Hàng Thuơng Mại (2015) - Gs.Ts Nguyễn Văn Tiến - NXB Thống Kê

2. Báo cáo thuờng niên,báo cáo của Ban kiểm soát các năm từ 2011 - 2015 và quý 1/2016 của Ngân hàng TMCP Ngoại thuơng Việt Nam.

3. Quy chế quản trị nội bộ của Ngân hàng TMCP Ngoại thuơng Việt Nam 4. Cẩm nang quản lý rủi ro Vietcombank do Ernst & Young biên soạn

5. Luận án tiến sĩ : “Rủi ro thanh khoản tại các NHTM Việt Nam” - Tiến sĩ Nguyễn Bảo Huyền - HVNH

6. An toàn vốn của các NHTM - thực trạng Việt Nam và giải pháp cho việc áp dụng Hiệp uớc tiêu chuẩn vốn Basel II & III - Thạc sĩ Nguyễn Đức Trung - HVNH

7. Quản lý tốt rủi ro thanh khoản - một yếu tố cần thiết để tạo mặt bằng lãi suất hợp lý- Lan Huơng - bài đăng trên website của NHNN

8. CafeTvn

9. www.SBV.org.vn 10. www.vietcombank.vn

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Các thông lệ tốt nhất về quản lý thanh khoản tại NHTM (2000) — Basel

Gồm 14 quy tắc được tập trung vào các nhóm vấn đề cụ thể như sau:

Xây dưng môt chương trình quản lý rủi ro thanh khoản

Quy tắc 1: Các NH phải có một chiến lược thống nhất về quản trị thanh khoản.

Quy tắc 2: Ban giám đốc NH cần thông qua các chiến lược và chính sách quản trị thanh khoản cần thiết.

Quy tắc 3: Mỗi NH phải có bộ phận quản trị chịu trách nhiệm thực hiện chiến lược quản trị thanh khoản.

Quy tắc 4: NH phải có các hệ thống thông tin đầy đủ để đo lường, giám sát, kiểm soát và báo cáo rủi ro thanh khoản.

Đo lường và giám sát trạng thái thanh khoản

Quy tắc 5: Mỗi NH cần xây dựng một quy trình đo lường và giám sát thường xuyên trạng thái thanh khoản.

Quy tắc 6: Mỗi NH cần phân tích trạng thái thanh khoản theo các kịch bản khác nhau có thể xảy ra.

Quy tắc 7: Mỗi NH cần thường xuyên xem xét lại các giả định đưa ra khi xác định trạng thái thanh khoản: Các giả định về tài sản có, tài sản nợ, cam kết ngoại bảng.

Quản trị khả năng tiếp cận các nguồn vốn

Quy tắc 8: Mỗi NH cần thường xuyên xem xét về mối quan hệ với các nhà cung cấp vốn, mức độ tập trung của nhà cung cấp vốn (liabilities holder ).

Lập kế hoạch dư phòng

Quy tắc 9: Mỗi NH cần phải xây dựng các kế hoạch đối phó với các khủng hoảng thanh khoản.

Quản trị thanh khoản đối với ngoại tê

Quy tắc 10: Mỗi NH cần có hệ thống đo lường, giám sát và kiểm soát trạng thái thanh khoản đối với các loại ngoại tệ mà ngân hàng có giao dịch nhiều.

Quy tắc 11: Mỗi NH cần đưa ra các hạn mức cho phép và thường xuyên xem xét các hạn mức.

Kiểm soát nôi bô trong quản trị rủi ro thanh khoản

quản trị rủi ro thanh khoản. Thủ tục kiểm soát nội bộ quan trọng nhất là cần có cuộc kiểm tra, đánh giá độc lập để đánh giá hiệu quả của quản trị rủi ro thanh khoản. Ket quả kiểm soát nội bộ cần báo cáo với Ban kiểm soát của NH.

Công bố thông tin ra ngoài

Quy tắc 13: Mỗi NH cần có một cơ chế đảm bảo rằng thông tin về hoạt động của ngân hàng đuợc công bố ra ngoài để đảm bảo uy tín và tình hình hoạt động của ngân hàng là lành mạnh.

Vai trò của Ban kiểm soát

Quy tắc 14: Ban kiểm soát phải thực hiện các cuộc kiểm tra, đánh giá độc lập về chiến luợc, chính sách, thủ tục và biện pháp ngân hàng thực hiện quản trị rủi ro thanh khoản. Ban kiểm soát cũng phải nhận đuợc các thông tin kịp thời để đánh giá rủi ro thanh khoản và đảm bảo rằng ngân hàng có kế hoạch quản trị thanh khoản cần thiết. Quy tắc này huớng kỳ vọng vào việc xác định xem mỗi tổ chức tín dụng có quản lý tốt vấn đề thanh khoản hay không.

Phụ lục 2: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị rui ro theo mô hình hiện đại

> Ủy quản lý rủi ro trực thuộc HĐQT thực hiện giám sát và đua ra các chính sách tổng thể,các hạn mức về toàn bộ rủi ro của NH, trong đó phải bao gồm RRTK. Ủy ban này còn chịu trách nhiệm hỗ trợ HĐQT trong việc xác định khẩu vị rủi ro cho toàn NH.

> Hệ thống quản lý tài sản - nợ có trách nhiệm quản lý cấu trúc bảng cân đối để đạt đuợc lợi nhuận lớn nhất mà vẫn đảm bảo tuân thủ định huớng chung về rủi ro của NH, từ đó có vai trò chính trong việc quản lý RRTK của NH. Các bộ phận có liên quan trong hệ thống này bao gồm:

- Ủy ban quản lý tài sản- nợ ( ALCO) là cơ quan chuyên biệt có trách nhiệm chính trong việc điều hành bộ máy ALM nhằm quản lý RRTK. Về chức năng, ALCO thực hiện quản lý cấu trúc bảng cân đối tài sản của NH, xây dựng và giám sát các chỉ tiêu tài chính, tín dụng phù hợp với chiến luợc kinh doanh của NH. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, khi các TCTD đang huớng đến cơ chế quản lý vốn tập trung FTP, việc quản trị rủi ro thanh khoản gần nhu toàn bộ do ALCO chịu trách nhiệm, theo đó các chi nhánh trở thành các đơn vị kinh doanh, thực hiện mua và bán vốn với TSC thông qua phòng ALCO.

- Khối nguồn vốn duới sự chỉ đạo của Ban điều hành, có thể bao gồm (nhung không giới hạn) các phòng kinh doanh và bộ phận ALM. Các phòng kinh doanh là nơi chịu trách nhiệm thực hiện kinh doanh vốn, tiền tệ của NH, qua đó cung cấp số liệu thuờng xuyên cho bộ phận ALM.

Bộ phận ALM là nơi ứng dụng và phát triển chuơng trình quản trị rủi ro; nhận biết, đo luờng và theo dõi trạng thái bảng cân đối cũng nhu nguy cơ RRTK (và rủi ro lãi suất) từ hoạt động kinh doanh của phòng nguồn vốn; kiểm định tính thích hợp của các chính sách và quy trình quản trị hàng năm cũng nhu đua ra các đề xuất về hạn mức RRTK. ALM cũng là bộ phận thực hiện các cuộc thử nghiệm khả năng chi trả và phân tích tình huống.

> Bộ phận kiểm soát nội bộ hoạt động độc lập so với hệ thống quản lý rủi ro, thực hiện kiểm tra và đánh giá tính hiệu quả của các chính sách, khung quản lý rủi ro; đảm bảo tính tuân thủ của quy trình quản lý và chất luợng, nội dung các phuơng pháp đo luờng.

Phụ lục 3:Hệ thống chỉ tiêu CAMELS

Hệ thống phân tích CAMELS được áp dụng nhằm đánh giá độ an toàn, khả năng sinh lời và thanh khoản của NH. An toàn được hiểu là khả năng của NH bù đắp được mọi chi phí và thực hiện được các nghĩa vụ của mình và được đánh giá thông qua

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro thanh khoản tại NHTMCP ngoại thương việt nam khoá luận tốt nghiệp 201 (Trang 82 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(91 trang)
w