Rủi ro thanh khoản tại Northen Rock năm 2007

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro thanh khoản tại NHTMCP ngoại thương việt nam khoá luận tốt nghiệp 201 (Trang 38 - 39)

Cuộc khủng hoảng cho vay cầm cố duới tiêu chuẩn trên thị truờng Mỹ mùa hè năm 2007 đã ảnh huởng đến cung thanh khoản của Northern Rock do NH này có 150 triệu đôla Mỹ trong các khoản cho vay thế chấp bằng bất động sản trên thị truờng Mỹ. Sau khi tìm đủ mọi cách để huy động vốn trên thị truờng LNH và các TCTD khác nhung không đuợc, ngày 1 2/9/2007, Northern Rock đã đề nghị NHTW Anh (Bank of England) cho vay 3 tỉ bảng Anh vốn ngắn hạn để chi trả các nghĩa vụ tài chính đến hạn của mình. Những thông tin bí mật về cuộc trao đổi giữa Northern Rock và NHTW Anh cũng nhu các tổ chức tài chính khác bị giới truyền thông biết đuợc. Báo chí dồn dập đua ra những dự đoán về nguy cơ vỡ nợ với những cá tít giật gân nhu “Northern Rock đang thiếu tiền mặt trầm trọng”, “Northern Rock đang gánh hậu quả do cho vay cầm cố tràn lan”, “Northern Rock bị ảnh huởng nặng nề sau khủng hoảng cho vay cầm cố duới tiêu chuẩn Mỹ”...Những thông tin rò rỉ này đã làm cho cổ phiếu của Northern Rock rớt không phanh, các nhà đầu tu cũng nhu các khách hàng nuờm nuợp kéo đến các chi nhánh của Northern Rock rút tiền gây nên một cảnh tuợng vô cùng hỗn loạn. Sáng ngày 15/9, hàng ngàn nguời đã xếp hàng truớc cửa 72 chi nhánh của Northern Rock để chờ rút tiền. Trong ngày hôm đó, 1 tỉ bảng Anh đã bị rút ra từ các tài khoản tiền gửi tại Northern Rock, chiếm 5% tổng số du tiền gửi tại NH này. Ngày 17/9, những nguời gửi tiền vẫn lo lắng và tiếp tục kéo đến Northern Rock rút tiền mặc dù các nhà chức trách NH ra sức trấn an 1,4 triệu khách hàng rằng, với nguồn vốn đến 113 tỷ USD, NH bảo đảm chi trả đầy đủ và khách hàng nên sắp xếp thời gian để rút tiền. Tính đến thág 1/2008, khoản nợ của Northern Rock với NHTW đã lên đến 26 tỉ bảng Anh. Northern Rock đã bán một phần các khoản cho vay trong danh mục tài sản của mình cho NH JP Morgan, Mỹ lấy 2,2 tỉ bảng Anh để trả nợ một phần cho NHTW Anh. Các NH lớn tại Anh và châu Âu đều từ chối trợ giúp Northern Rock. Chính phủ Anh buộc phải ra tay và tiến hành thuơng luợng đàm phán với các thể chế tài chính

lớn trên thế giới về các phương án giải cứu Northern Rock. Tuy nhiên những nỗ lực đàm phán này đã thất bại. Cuối cùng ngày 21/2/2008 Northern Rock chính thức bị quốc hữu hóa.

Có thể nói nguyên nhân đầu tiên và trực tiếp nhất dẫn đến RRTK của Northern Rock chính là rủi ro tín dụng. Sai lầm lớn nhất của Northern Rock là tiếp tục cho các khách hàng vay cầm cố nhiều gấp 5 lần lương của mình. Khi cho vay thế chấp bằng nhà đất, NH Northern Rock đã cho vay nhiều gấp 125% giá trị nhà đất của người vay đưa đi cầm cố, bất chấp những lời cảnh báo về sự không ổn định của nền kinh tế cũng như các dự báo về giá bất động sản tụt dốc. Việc cho vay thế chấp sai lầm nói trên đã khiến cho tài sản bong bóng của NH Northern Rock tồn tại trong một thời gian dài và liên tục được thổi căng phồng lên. Chính vì thế, khi bị ảnh hưởng từ việc thị trường cho vay dưới chuẩn của Mỹ lâm vào khủng hoảng thì việc thiếu vốn là điều dễ hiểu.

Ngoài ra, việc rò rỉ thông tin khiến giới truyền thông nhảy vào cuộc và khiến mọi chuyện thêm tồi tệ cũng là một tác động khiến cuộc khủng hoảng thêm trầm trọng và gây hậu quả nặng nề.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro thanh khoản tại NHTMCP ngoại thương việt nam khoá luận tốt nghiệp 201 (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(91 trang)
w