Định hướng phát triển chung

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro thanh khoản tại NHTMCP ngoại thương việt nam khoá luận tốt nghiệp 201 (Trang 75 - 77)

Năm 2016, trong bối cảnh nền kinh tế thế giới cũng như trong nước đã có những tín hiệu tích cực, nhưng thách thức vẫn còn nhiều, do đó, chủ trương của ban lãnh đạo VCB vẫn là “tiếp tục nỗ lực phấn đấu, tập trung nguồn lực với tinh thần trách nhiệm cao nhất để có thể hiện thực hóa những mục tiêu kế hoạch đã đặt ra, tiếp tục có những bước đột phá. Tất cả nhằm tạo ra những tiền đề vững chắc để đưa VCB vững bước trên con đường trở thành NH số 1 tại Việt Nam và có vị thế trong khu vực, được quản trị theo các thông lệ tốt nhất, xứng đáng với niềm tin của các cơ quan quản lý nhà nước, niềm tin và kỳ vọng của các nhà đầu tư, của hàng triệu khách hàng”13.

Cụ thể, ban lãnh đạo VCB đã đề ra phương châm cho năm 2016 là “Tăng tốc - Hiệu quả - Bền vững” và quan điểm chỉ đạo điều hành là “Đổi mới Kỷ cương - Trách nhiệm”. Định hướng chủ đạo là tiếp tục bám sát Chiến lược 2011 - 2020 nhằm đưa VCB phát triển nhanh quy mô, có chiều sâu, đi đôi với chất lượng và hiệu quả làm trọng tâm, triển khai áp dụng các chuẩn mực quốc tế trong quản trị.

Các mục tiêu, định hướng chính của mà VCB đề ra cho năm 2016 là:

- Đổi mới mạnh mẽ công tác khách hàng làm nền tảng thúc đẩy phát triển hoạt động kinh doanh

+ Giữ vững thị phần đối với các khách hàng truyền thống và đẩy mạnh phát triển các khách hàng mới. Tập trung vào khách hàng hiệu quả, kinh doanh an toàn, các ngành có triển vọng tốt.

+ Đẩy mạnh công tác phân khúc khách hàng để phát triển và đa dạng hóa dịch vụ, phù hợp với từng phân khúc, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng.

+ Đa dạng hóa, linh hoạt về sản phẩm, tăng cường bán chéo sản phẩm.

+ Xây dựng các công cụ quản trị hỗ trợ bán hàng theo mô hình quản lý tập trung.

- Tăng trưởng tín dụng đảm bảo an toàn và hiệu quả

+ Ứng dụng các công cụ quản trị rủi ro để xây dựng chiến lược quản lý danh mục tín dụng chủ động.

+ Ban hành các chính sách định hướng tín dụng theo ngành hàng. + Kiểm soát tốt chất lượng tín dụng, khống chế tỷ lệ nợ xấu dưới 2,5%. + Tập trung mọi nguồn lực để thu hồi nợ xấu, nợ đã xử lý dự phòng rủi ro. - Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu huy động vốn

+ Hoạt động huy động vốn được đảm bảo cân đối phù hợp với nhu cầu vốn và định hướng phát triển của NH.

+ Đẩy mạnh tăng trưởng nguồn vốn huy động từ dân cư, chú trọng thu hút nguồn vốn giá rẻ như tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi của Kho bạc nhà nước,...

- Đẩy mạnh hoạt động kinh doanh vốn, ngoại tệ và tài trợ thương mại

+ Nỗ lực duy trì vị trí dẫn đầu trên thị trường liên NH, thị trường ngoại hối và thị trường thứ cấp trái phiếu Chính phủ.

+ Giữ vững và từng bước gia tăng thị phần thanh toán quốc tế - tài trợ thương mại bằng các biện pháp phù hợp: Phát triển khách hàng FDI, khách hàng trong các ngành hàng xuất nhập khẩu trọng điểm, phát triển sản phẩm mới

- Tăng cường hiệu quả hoạt động đầu tư

+ Tái cấu trúc danh mục đầu tư, chú trọng đầu tư vào các ngành phát triển nhanh hoặc ổn định.

+ Tăng cường quản lý, rà soát hoạt động của các công ty con. Xây dựng lộ trình, đề án chuyển đổi hình thức sở hữu đối với Công ty cho thuê tài chính và Công ty chứng khoán

- Tập trung triển khai đúng lộ trình các dự án nâng cao năng lực quản trị đặc biệt là năng lực quản trị rủi ro tín dụng và thanh khoản, triển khai sáng kiến trọng yếu

- Tăng vốn điều lệ để nâng cao năng lực tài chính, thông qua:

+ Phát hành cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ ~ 35%

+ Phát hành cổ phiếu riêng lẻ cho nhà đầu tư nước ngoài với tỷ lệ tối đa 10% vốn điều lệ của VCB tại thời điểm chào bán.

+ Gia tăng hiệu quả kinh doanh, cơ cấu danh mục tài sản nợ - có, nâng cao chất lượng tài sản và xử lý nợ xấu, đảm bảo các giới hạn, cải thiện tỷ lệ an toàn hoạt động và các tỷ suất sinh lời.

+ Tiếp tục sắp xếp, chuẩn hóa mô hình tổ chức theo khối chức năng, cơ cấu quản lý tập trung, xuyên suốt theo chiều dọc.

+ Hoàn thiện mô hình tổ chức của chi nhánh theo huóng giảm hoạt động tác nghiệp, tập trung bán hàng. Thành lập mói một số phòng tại Trụ sở chính, thành lập văn phòng đại diện tại phía nam, thành lập thêm chi nhánh và phòng giao dịch tại các địa bàn có tiềm năng.

+ Triển khai thành lập Công ty tín dụng tiêu dùng, nghiên cứu thành lập Công ty Kiều hối, Công ty AMC, xúc tiến mở chi nhánh và VPĐD tại nuóc ngoài.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro thanh khoản tại NHTMCP ngoại thương việt nam khoá luận tốt nghiệp 201 (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(91 trang)
w