Qua việc nghiên cứu một số thất bại cũng như thành công trong quản lý RRTK của các NH trên thế giới chúng ta có thể rút ra một số kinh nghiệm cho các NHTM Việt Nam trong việc quản lý RRTK như sau:
Thứ nhất, các NHTM cần đo lường, phân tích và tính toán con số hợp lý về dự
trữ thanh khoản để vừa không dư thừa một lượng tiền mặt trong ngân quỹ, lại vừa có
thể đảm bảo được an toàn thanh khoản
Thứ hai, các NHTM cần phải chủ động nhận dạng và phòng ngừa RRTK. Ban
quản trị RRTK cần có các biện pháp nhằm phối hợp giữa quản lý thanh khoản TSN và quản lý thanh khoản TSC để có thể tận dụng được giá trị của tiền mặt trong ngân quỹ vừa có thể đảm bảo huy động vốn trong trường hợp cầu thanh khoản tăng cao.
Thứ ba, cần phải kiểm soát hiệu quả hoạt động tín dụng bằng các chuẩn mực
cụ thể, tránh tình trạng cho vay tràn lan với quy trình thẩm định lỏng lẻo. Đặc biệt với các nhóm ngành như bất động sản, dù là khoản vay cho mục đích đầu tư bất động sản hay sử dụng bất động sản như tài sản thế chấp/đảm bảo cho khoản vay thì TCTD cũng cần có các quy định nghiêm ngặt để giám sát cả trước và sau khi giải ngân.
1 tháng 2 tháng 3 tháng 6 tháng 9 tháng 12 tháng
VCB 4,1% 4,2% 4,6% 5,3% 5,5% 6,3%
VTB ■4% 4,2% 4,4% 5,3% 5,5% 6,5%
TCB 4,4% 4,44% 4,78% 5,39% 5,5% 6,08%
ACB 4,8% 4,9% 5,1% 5,9% ^6% 6,5%
Thứ năm , các NHTM cũng phải nâng cao công tác dự báo kinh tế vĩ nhằm
chuẩn bị tinh thần cho những biến động thị trường tài chính tiền tệ, những biến động xảy ra một cách bất ngờ có thể ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động kinh doanh của NH.
Thứ sáu, để giảm thiểu ảnh hưởng của RRTK nếu có, các NHTM ký kết các
hợp đồng bảo hiểm tiền gửi, nâng cao công tác quản trị RRTK trong toàn hệ thống nhằm nhận diện, đo lường và phân tích chính xác mức độ RRTK.
Cuối cùng, NHTM cần có công tác quản trị thông tin minh bạch, tránh những
tin đồn thất thiệt xảy ra gây ảnh hưởng đến uy tín của NH và khủng hoảng lòng tin trong công chúng.
Ket luận chương 1
Chương 1 của khóa luận đã tập trung nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận về RRTK của NHTM. những nội dung khái quát về RRTK của NHTM gồm các khái niệm về thanh khoản, RRTK và nguyên nhân gây ra RRTK và khái niệm quản lý RRTK trong hoạt động kinh doanh của NHTM; Hệ thống hoá các nội dung về quản lý RRTK: mô hình, cơ cấu tổ chức quản lý RRTK, quy trình, các phương pháp đo lường thanh khoản, kiểm soát tình trạng thanh khoản; Cuối cùng, giới thiệu về trường hợp RRTK cũng như kinh nghiệm quản lý RRTK của một số NH trên thế giới từ đó rút ra được bài học hữu ích đối với hoạt động quản lý RRTK cho các NHTM Việt Nam.
Kết quả nghiên cứu chương 1 là cơ sở để phân tích, đánh giá một cáh khách quan thực trạng RRTK cũng như hoạt động quản lý RRTK của Vietcombank trong khoảng thời gian từ 2011 đến 2015 được trình bày trong chương 2 của khóa luận
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI VIETCOMBANK