Nội dung quản trị rủi ro thanh khoản tại Vietcombank

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro thanh khoản tại NHTMCP ngoại thương việt nam khoá luận tốt nghiệp 201 (Trang 55 - 66)

Như đã nêu, VCB xây dựng một khung quản trị RRTK gồm 8 nội dung, hoàn toàn phù hợp với các nội dung quản trị hiện đại trên thế giới. Về cơ bản, việc thực hiện các nội dung sẽ tương tự trên cơ sở lý thuyết đã nêu ở chương 1 nhưng đã được điều

Nọ trong han

No quá han No quá han Đến lũ 1 đẻn ĩữ 3 đến Kr 1 đén Trên

ưẻn 3 tháng đẻn 3 tháng 1 tháng 3 tháng 12 tháng 5 nãm 5 năm Tống công

Tríẻu VND Triẻu VND Tríẻu VND Trìéu VND Tríêu VND Tnêu VND Triệu VND Tnêu VND

chỉnh cho phù hợp với thực tiễn hoạt động kinh doanh khả năng về vốn, công nghệ và nhân lực của VCB cũng như điều kiện pháp lý tại Việt Nam.

2.2.3.1. Nhận diện rủi ro thanh khoản

Việc theo dõi các tín hiệu thị trường để phát hiện sớm rủi ro là khâu đầu tiên và rất quan trọng trong nội dung quản trị RRTK tại VCB. Ngoài việc theo dõi kỹ lưỡng các dấu hiệu như đã nêu, RRTK tại VCB còn được nhận diện cả trong mối quan hệ với các rủi ro khác của NH, đặc biệt là rủi ro tín dụng. Năm 2015, VCB đã xây dựng mô hình cảnh báo sớm rủi ro gian lận. Đây được xem là một thành tựu có ý nghĩa lớn, bởi nhận diện được sớm rủi ro gian lận sẽ góp phần phát hiện sớm nguy cơ tổn thất thanh khoản có thể xảy ra.

2.2.3.2. Đo lường rủi ro thanh khoản

Công tác đo lường RRTK tại VCB luôn được chú trọng đầu tư nghiên cứu, áp dụng các kĩ thuật tiên tiến, hiện đại, dựa theo các khuyến nghị của Basel.

Về cơ bản, hiện nay RRTK tại VCB được đo lường theo cả 4 phương pháp đã trình bày ở chương 1, bao gồm: phương pháp tiếp cận cấu trúc vốn, phương pháp tiếp cận nguồn vốn và sử dụng vốn, phương pháp chỉ số tài chính và phương pháp thang đáo hạn. Trong đó, được sử dụng trọng tâm nhất là phương pháp thang đáo hạn.

Phương pháp đo lường này yêu cầu nhà quản trị phải xây dựng một thang kỳ hạn theo các khoảng thời gian xác định và tính toán các tổng số vốn ròng còn thiếu hoặc thừa cho mỗi ngày đáo hạn.Yêu cầu cấp vốn ròng hay nhu cầu thanh khoản sẽ được xác định bằng cách phân tích các dòng tiền trong tương lai dựa trên các giả thiết về những diễn biến trong tương lại của TSC, TSN và các khoản ngoại bảng và sau đó tính toán tổng số vốn thừa thiếu trong một khoảng thời gian để có kể hoạch bù đắp thanh khoản.

Thời gian đáo hạn của các tài sản và công nợ thể hiện thời gian còn lại của tài sản và công nợ tính từ thời điểm lập báo cáo đến kỳ thanh toán theo quy định trong hợp đồng hoặc trong điều khoản phát hành. Các giả định và điều kiện được áp dụng trong phân tích thời gian đến hạn của các tài sản và công nợ trên bảng cân đối kế toán của VCB là:

• Tiền gửi tại NHNN được xem như tiền gửi thanh toán, bao gồm cả dự trữ bắt buộc;

• Thời gian đáo hạn của chứng khoán đầu tư được tính dựa trên ngày đáo hạn của từng loại chứng khoán theo như quy định của đơn vị phát hành

• Thời gian đáo hạn của các khoản tiền gửi và cho vay các TCTD và các khoản cho vay khách hàng được xác định dựa trên ngày đến hạn mà hợp đồng quy định. Thời gian đáo hạn thực tế có thể thay đổi do các hợp đồng cho vay được gia hạn

• Thời gian đến hạn của các khoản đầu tư góp vốn mua cổ phần được coi là hơn 5 năm do các khoản đầu tư này không có thời gian đáo hạn xác định;

• Các khoản tiền gửi, tiền vay của các TCTD và các khoản tiền gửi của khách hàng được xác định dựa vào tính chất của các khoản vay này hoặc thời gian đáo hạn trên hợp đồng.

Dưới đây là một ví dụ về thang đáo hạn được tính toán cho ngày 31/12/2015 theo BCĐKT của VCB. Dựa vào thang đáo hạn này, ta có thể thấy, với tình hình tài sản tại thời điểm lập báo cáo, NH sẽ thiếu hụt trong khoảng thời gian 1 tháng, 1-3 tháng và 3-12 tháng. Do vậy, nhà quản trị cần có phương án bù đắp nguồn cung thanh khoản phù hợp.

I

V Chưng kr∣oa∩ kmh Ooanh - gôp - - 9.468.255 - - - - 9.4682 55 V Các cổng cụ tãi chinh phái Smh vả

các

tãi sán tái chinh khác

- - - 628 - - - 628 V l Cho vay khách hãng - gỗp 6341263 1292.12 3 39214.902 72.611156 136364.90 0 89.833. T15 41.49424 5 387.15170 4 V

l Chúng khoán đâu tư - gộp - - 693.098 3.649565 9.050.880 68.085763

27280.14 7

108.759.45 3

I

X Gop vón càu tư oái han - gộp - - - - - - 3592539

359253 9 X Tãi sản cổ (Tmh - - - - - - 5.039.473 5.039.4 73 X l Tãi sàn Cỏ khác - góp - - 10.994 9.960.686 - - - 9.971.680 Tổng tài sán No phái tra 6341263 1292.12 3 189.412.893 96.798326 154575587 157.918.878 77.406.404 683.745.474

L Tiên gùi của vả vay tứ NHNN và cảc tố

chúc tin dung khác

- - 104.153.605 4.659597 4276.683 449.004 76.045 113614.934

I

l Tiển gũi cùa khách hàng - - 169522.405 143.630.731 150.697.931 36.659.196 18.004 500.528267

V

l Phát hãnh giấy tò cỏ giã - - 2.889 - 4.181 472.000 2.000.000 70 2.479.0

V

l Cac khoán nơ khác - - 34.427 11.065.600 1500.000 - - 12.600.027

Tổng no phái trá - - 273.713326 159.355.92

8

156.478.79

5 37.580200 2.094.049 629222298 Mức chênh thanh khoan ròng 6341263 1292.123 (84300.433) (62.557.602) (1903208) 120338.678 75312355 54523.176

Bên cạnh việc sử dụng thang đáo hạn, tại VCB, nhu cầu thanh khoản còn được tính toán theo phương pháp tiếp nguồn vốn và sử dụng vốn. Năm 2014, NH đã xây dựng và đưa vào ứng dụng mô hình dự báo hành vi gửi tiền và tiền vay của khách hàng giúp nhà quản trị có thể đưa ra những quyết định quản trị đúng đắn, hạn chế tính

Khoản mục 2011 2012 2013 2014 2015 Tiền và tương đương tiền 5.393,7 5.627,3 6.059,6 8.519,3 8.323,3

2.2.3.3. Kiểm soát nội bộ đối với rủi ro thanh khoản

Việc quản lý thanh khoản tại VCB được thực hiện theo cả quy trình hàng ngày và quy trình định kì và theo cả 2 phương pháp quản lý thanh khoản động và tĩnh. Nghĩa là đảm bảo các chỉ số theo các giới hạn có sẵn và phân tích trạng thái thanh khoản dựa trên việc đo lường nhu cầu thanh khoản cho các dải kỳ hạn.

Quy trình quản lí thanh khoản theo định kỳ

Bước 1: Phòng kinh doanh vốn, các khối bán lẻ, bán buôn, phòng thông tin kinh tế tại Hội sở chính lập báo cáo đánh giá và dự đoán lãi suất, lạm phát, tăng trưởng kinh tế, kế hoạch huy động vốn và giải ngân tín dụng nhằm cung cấp các thông tin về tình hình thanh khoản cho phòng ALM.

Bước 2: Bộ phận ALM sẽ căn cứ trên các thông tin thu thập được để lập báo cáo chỉ số thanh khoản và báo cáo cung cầu thanh khoản và cung cấp các báo cáo này cho khối quản lý rủi ro xử lý.

Bước 3: Bộ phận quản lý rủi ro thị trường và bộ phận ALM cùng phân tích RRTK theo các kịch bản khác nhau và đo lường nhu cầu thanh khoản.

Bước 4: Bộ phận hỗ trợ ALM phối hợp với bộ phận quản lý rủi ro để đề xuất hạn mức, giới hạn thanh khoản và các biện pháp giảm thiểu RRTK để đạt mục tiêu.

Bước 5: Trong cuộc họp hàng kỳ, dựa vào các ý kiến đề xuất, ủy ban ALCO sẽ đưa ra quyết định về hạn mức, giới hạn và các biện pháp giảm thiểu RRTK.

Bộ phận kinh doanh vốn sẽ quản lý thanh khoản hàng ngày theo ủy quyền của ALCO nhằm đảm bảo tuân thủ hạn mức, giới hạn theo quyết định của ALCO, còn bộ phận ALM sẽ giám sát tình hình thanh khoản hàng ngày theo ủy quyền của ALCO.

Quy trình quản lí thanh khoản hàng ngày Bước 1: Phân tích thanh khoản

Đầu tuần, bộ phận ALM thực hiện lập báo cáo chỉ số thanh khoản, báo cáo cung cầu thanh khoản, đánh giá tình hình thanh khoản trong tuần và gửi báo cáo cho ban lãnh đạo, ALCO và bộ phận kinh doanh vốn.

Bước 2: In báo cáo

Đầu ngày, bộ phận hỗ trợ kinh doanh (back office) in báo cáo luồng tiền đến hạn, báo cáo chỉ số thanh khoản, số dư tài khoản Nostro, số dư các loại giấy tờ có giá đủ điều kiện giao dịch rồi gửi cho bộ phận kinh doanh vốn.

Bước 3: Xác định dư thừa hay thiếu hụt thanh khoản trong ngày

Căn cứ vào các thông tin đầu vào (báo cáo của bộ phận hỗ trợ kinh doanh, báo cáo của bộ phận ALM), phòng kinh doanh vốn kiểm tra, tính toán để luôn đảm bảo an toàn thanh khoản cho hệ thống, thực hiện đủ dự trữ bắt buộc theo quy định của NHNN.

Bước 4: Quyết định giao dịch đảm bảo mục tiêu quản lý thanh khoản

Bước 5: Phòng kinh doanh vốn thường xuyên kiểm tra, đối chiếu số dư TK Nostro

2.2.3.4. Chiến lược quản trị rủi ro thanh khoản

Trong mọi thời kỳ yêu câu quan trọng nhất của NH là phải quản lý được rủi ro tránh tình trạng mát thanh khoản, vì vậy VCB đã đưa ra các giải pháp nhằm đảm bảo an toàn thanh toán, lợi nhuận cũng như thanh khoản. Như hầu hết các NHTM khác, VCB cũng áp dụng chiên lược quản trị thanh khoản phôi hợp, chiến lược này được cho là phù hợp, an toàn và chi phí tối thiểu với các NHTM tại các nước có nền kinh tế và thị trường tài chính đang phát triển và như Việt Nam. Chiến lược này cho phép các NHTM dự trữ thanh khoản của mình bằng việc kết hợp một phần dự trữ bàng tài sản thanh khoản và phần còn lại có thể được đáp ứng thông qua cam kết cho vay từ các TCTD khác hoặc NHNN. Ví dụ nhìn vào bảng cân đối tài sản của VCB từ 2011 đến 2015 có thể thấy được chiến lược điều hành thanh khoản này của các nhà quản trị NH.

Bảng 2.9: Tình hình ngân quỹ của VCB giai đoạn 2011-2015

Tiền gửi tại NHNN 10.616,7 15.732 24.843,6 13.267,1 19.715 Tiền gửi tại các TCTD khác 71.822,5 60.509 83.810,8 88.909,4 92.587,5 Đầu tư vào chứng khoán:

CK kinh doanh 817,6 520,8 195,2 10.122,1 9.467,3

CK đầu tư sẵn sàng để bán 26.027,1 73.945,1 47.127,2 49.197,7 42.941,1 CK đầu tư giữ đến hạn 3.750,5 4.843,1 17.360,8 18.200,9 65.818,2

Khoản mục 2011 2012 2013 2014 2015 Các khoản nợ Chính phủ và NHNN 38.866 24.806 32.622 54.093 41.479

Bảng trên cho thấy các khoản mục trên đều là những tài sản có tính thanh khoản cao. Khoản mục tiền mặt tăng dần từ năm 2012 đến năm 2014 và giảm nhẹ ở năm 2015, nhưng vẫn giữ tỉ lệ ổn định so với tổng tài sản, giao động trong khoảng từ 1,2 % đến 1,4 %; khoản mục tiền gửi tại NHNN biến động phụ thuộc vào giá trị DTBB đối với khoản tiền gửi của khách hàng mỗi năm

Khoản mục tiền gửi tại TCTD luôn được duy trì tỷ trọng ở mức cao nhất trong các tài sản thanh khoản, chiếm tỉ trọng lớn khoảng từ 14-19% trong tổng tài sản. Như đã biết khi gửi tiền tại các TCTD thì NH có lợi thế về lãi suất và lợi thế trong việc giao dịch hơn so với gửi tại NHNN, tuy nhiên hoạt động đầu tư này lại tiềm ẩn khá nhiều rủi ro. Năm 2011, cuộc chạy đua lãi suất đã khiến cho nhiều NHTM rơi vào trạng thái thiếu hụt thanh khoản nghiêm trọng, nhu cầu về vốn tăng khiến cho lãi suất trên thị trường liên NH bị đẩy lên rất cao, lãi suất tiền gửi giữa các TCTD có nhiều thời điểm cao hơn lãi suất cho vay khách hàng. Với lợi thế về thanh khoản dồi dào, VCB đã tranh thủ cơ hội này để kiếm lợi nhuận, khoản mục này chiếm tới 19,5% tổng tài sản của NH, trong đó chủ yếu là tiền gửi có kỳ hạn bằng ngoại tệ. Trước sự tăng trưởng nóng của thị trường LNH, tháng 9/2012, NHNN ban hành thông tư 21, nghiêm cấm các TCTD nhận tiền gửi lẫn nhau ngoại trừ tiền gửi nhằm mục đích thanh toán, quy định này đã khiến cho khoản mục tiền gửi tại các TCTD khác của VCB đã giảm mạnh. Tuy nhiên, sang năm 2013, NHNN sửa đổi TT21/2012 cho phép các TCTD được tiếp tục nhận tiền gửi lẫn nhau, do vậy, giá trị khoản mục này thể hiện trên bảng CĐKT của VCB đã tăng mạnh trở lại và được giữ ổn định từ đó đến nay.

Hoạt động đầu tư vào chứng khoán cũng tỉ trọng lớn, chiếm 10-15%/tổng tài sản. Thậm chí, năm 2012, khi tiền gửi tại các TCTD khác giảm mạnh thì chứng khoán đầu tư trở thành nguồn dự trữ thanh khoản lớn nhất của VCB. Đây được coi là nguồn dự trữ thanh khoản thứ cấp rất an toàn và có khả năng sinh lời của VCB. Thêm vào đó, VCB chủ yếu đầu tư vào những chứng khoán sẵn sàng để bán, điều này vừa đem lại lợi nhuận cho NH đồng thời tạo sự chủ động về nguồn cung thanh khoản khi cần thiết.

Năm 2015, nguồn cung thanh khoản trên thị trường liên NH dồi dào, tín dụng tăng trưởng mạnh, VCB đã chuyển hướng sang đầu tư nhiều hơn vào các chứng khoán giữ đến khi đáo hạn nhằm thu được lợi tức với khoản TPCP trị giá 1 tỷ USD. TPCP là tài sản có tính thanh khoản cao, gần như không có rủi ro, do đó việc thay đổi cơ cấu

Biểu đồ 2.7: Cơ cấu tài sản sinh lời tại VCB thời điểm T12/2015

Nguồn: Báo cáo thường niên VCB năm 2015

Vì tỉ trọng tài sản có tính thanh khoản cao giảm, tỉ lệ dư nợ tăng cao, do đó để đảm bảo đồng thời cả khả năng sinh lời và thanh khoản, trong thời gian qua VCB đã tích cực sử dụng chiến lược quản lý thanh khoản nợ sinh thông qua vay vốn từ NHNN và từ các TCTD khác bằng uy tín cao trên thị trường.

Bảng 2.10 : Tình hình vay nợ của VCB trên thị trường 2 giai đoạn 2011-2015

Tiền gửi của các TCTD khác 22.725 16.963 31.181 33.697 51.743 Vay các TCTD khác 25.236 17.102 12.862 9.540 20.391

Bên cạnh đó, trong quá trình hoạt động kinh doanh, VCB đồng thời thực hiện việc đa dạng hóa công nợ nhằm phân tán rủi ro và duy trì khả năng bán tài sản nhằm giảm thiểu tổn thất tới mức thấp nhất khi buộc phải bán tài sản bù đắp thâm hụt thanh khoản.

Đa dạng hoá công nợ

Sự tập trung về nguồn vốn sẽ làm phát sinh RRTK. Ban quản trị cần biết rõ về thành phần, đặc điểm và sự đa dạng về nguồn vốn của NH. VCB tiến hành kiểm soát tính phụ thuộc vào một hay một số nguồn vốn nhất định ở các mức độ: Khách hàng và ngành nghề kinh doanh và theo khu vực đia lý.

Biểu đồ 2.8: Cơ cấu dư nợ theo đối tượng khách hàng VCB giai đoạn 2011- 2015

|Cho vay phân loại theo đối tượng khách hàng

(đơn vị: %)

Nguồn: BCTC thường niên của VCB qua các năm 2011-2015 Trong năm 2015, VCB đã tăng cường sử dụng nguồn vốn vay trên thị trường 2, chiến lược này cũng đã từng được áp dụng tương tự với năm 2011, khi mà VCB tập trung tài sản thanh khoản vào tiền gửi và cho vay các TCTD nhằm mục đích kiếm lời. Hay như với năm 2012, tác động của TT 21 khiến cho lượng tiền gửi của các TCTD giảm mạnh, hoạt động trên thị trường liên NH của VCB cũng bị hạn chế, thanh khoản của NH tập trung chủ yếu vào các chứng khoán có thanh khoản cao, do vậy nhu cầu vay vốn liên NH ở mức thấp.

Qua phân tích, ta thấy được xu hướng quản lý thanh khoản của VCB rất linh hoạt, chủ động, bám sát các biến động của thị trường và cân bằng tốt giữa 2 mục tiêu

■ Doanh nghiệp lớn/ĐỊnh chế Doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) Cá nhân

Nguồn: Báo cáo thường niên VCB 2015 Đồng thời, VCB còn thực hiện chuyển hướng chiến lược vào khai thác thị

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro thanh khoản tại NHTMCP ngoại thương việt nam khoá luận tốt nghiệp 201 (Trang 55 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(91 trang)
w