CSPL: Điều 285 Luật TTHC.

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn tập luật tố tụng hành chính 2022 (Trang 51 - 52)

d. Theo anh (chị), Hội đồng xét xử sẽ xử lý như thế nào trong trường hợp trên?

Trong trường hợp này, Hội đồng tái thẩm phải xem xét đến tình tiết mới là hai đoạn video có ảnh hưởng như thế nào đối với quyết định của Tòa án cấp tỉnh, việc xuất hiện tình tiết này có làm thay đổi cơ bản quyết định đó hay không và ban hành một trong ba quyết định sau đây: (1) Không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật. (2) Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để xét xử sơ thẩm lại theo thủ tục do Luật này quy định.

(3) Hủy bản án, quyết định của Tòa án đã xét xử vụ án và đình chỉ giải quyết vụ án. - CSPL: Điều 285 Luật TTHC.

Hội đồng tái thẩm sẽ hủy bản án đã có HLPL, hủy cả sơ và phúc và yêu cầu xét xử lại

2. Ngày 10/7/2016, Trưởng công an huyện T, thành phố H ban hành quyết định xửphạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đối với ông A ngụ tại xã M huyện N, phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đối với ông A ngụ tại xã M huyện N, TP.H. Ông A không đồng ý nên đã khởi kiện với yêu cầu Toà án huỷ quyết định xử phạt nói trên và buộc Trưởng công an phải bồi thường thiệt hại số số tiền 1.020.000 do việc xử phạt nói trên gây ra. Vụ án đã được Tòa án có thẩm quyền thụ lý giải quyết. Trưởng công an quận BT đã ủy quyền cho Phó Trưởng Công an huyện T tham gia vào hoạt động tố tụng hành chính.

a. Theo anh (chị), Hội đồng xét xử sơ thẩm sẽ giải quyết như thế nào trong trườngtại phiên tòa sơ thẩm người bị kiện vắng mặt sau khi được triệu tập hợp lệ lần thứ nhất tại phiên tòa sơ thẩm người bị kiện vắng mặt sau khi được triệu tập hợp lệ lần thứ nhất nhưng không có đơn đề nghị xét xử vắng mặt?

Trong trường tại phiên tòa sơ thẩm người bị kiện vắng mặt sau khi được triệu tập hợp lệ lần thứ nhất nhưng không có đơn đề nghị xét xử vắng mặt thì căn cứ quy định tại Điều 157 Luật TTHC thì HĐXX sơ thẩm sẽ hoãn phiên tòa và thông báo cho bị đơn, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn biết việc hoãn phiên tòa.

b. Tại phiên toà sơ thẩm, nếu ông A rút lại yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại. Hỏi Toàán sẽ xử lý như thế nào đối với yêu cầu đó của ông A? án sẽ xử lý như thế nào đối với yêu cầu đó của ông A?

Nếu như ông A rút lại yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại tại phiên tòa sơ thẩm, có nghĩa là ông A rút một phần yêu cầu của mình. Trong tình huống này, nếu như việc rút lại yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại của ông A là tự nguyện thì Tòa án sẽ chấp nhận và đình chỉ xét xử đối với yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại của ông A.

c. Sau khi toà tuyên án và đã hết thời hạn kháng nghị, ông A phát hiện vị Hội thẩmnhân dân đã tham gia xét xử là anh trai của Trưởng công an huyện T. Theo anh (chị) ông nhân dân đã tham gia xét xử là anh trai của Trưởng công an huyện T. Theo anh (chị) ông A có thể làm gì để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình?

Sau khi Tòa tuyên án và đã hết thời hạn kháng nghị mà không có kháng cáo, kháng nghị thì lúc này bản án sơ thẩm sẽ trở thành đối tượng kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm. Mặc khác, nếu như vị Hội thẩm nhân dân đã tham gia xét xử là anh trai của Trưởng công an huyện T thì đây là trường hợp phải từ chối hoặc thay đổi người tiến hành tố tụng, cụ thể là người tiến hành tố tụng là người thân thích của đương sự thuộc Khoản 1 Điều 45 Luật TTHC. Nhưng trong trường hợp này lại vị Hội thẩm nhân dân lại không từ chối hoặc không bị thay đổi mà vẫn tham gia xét xử thì đã vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, đây là căn cứ để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm được quy định tại điểm b Khoản 1 Điều 255 Luật TTHC.

Do vậy, trong tình huống này, trong thời hạn 01 năm kể từ ngày bản án sơ thẩm của Tòa án có hiệu lực pháp luật, nếu ông A phát hiện có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng về người tiến hành tố tụng là vị Hội thẩm nhân dân thì có quyền đề nghị bằng văn bản với những người có thẩm quyền kháng nghị theo quy định tại Điều 260 Luật TTHC để xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm.

d. Bản án sơ thẩm bị chủ thể có thẩm quyền kháng nghị. Anh (chị) hãy làm rõ:- Căn cứ và thủ tục kháng nghị? - Căn cứ và thủ tục kháng nghị?

 Căn cứ và thủ tục kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm: Điều 255, 256, 257, 258, 259 Luật TTHC.

 Căn cứ và thủ tục kháng nghị theo thủ tục tái thẩm: Điều 281, 282 Luật TTHC.

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn tập luật tố tụng hành chính 2022 (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w