- CSPL: Điều 274 Luật TTHC.
6. Trong trường hợp người kháng cáo đã làm đơn kháng cáo được gửi cho Tòa án cấp phúc thẩm thì họ không cần phải làm đơn kháng cáo gửi cho Tòa án đã xét xử
cấp phúc thẩm thì họ không cần phải làm đơn kháng cáo gửi cho Tòa án đã xét xử sơ thẩm
Nhận định đúng.
CSPL: Khoản 7 Điều 205
Giải thích: Trong trường hợp người kháng cáo gửi đơn kháng cáo cho Tòa án cấp phúc thẩm thì Tòa án đó phải chuyển cho Tòa án cấp sơ thẩm để tiến hành các thủ tục cần thiết. Vì vậy người kháng cáo không cần làm đơn kháng cáo gửi cho Tòa án đã xét xử sơ thẩm khi đã gửi đơn kháng cáo lên Tòa án phúc thẩm.
7. Bản án, quyết định hoặc phần của bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị thì chưa có hiệu lực thi hành. kháng cáo, kháng nghị thì chưa có hiệu lực thi hành.
Nhận định đúng.
CSPL: khoản 1 Điều 202 và Điều 208 Luật TTHC 2015.
Giải thích: Bản án, quyết định hoặc phần của bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị thì chưa được thi hành, trừ trường hợp pháp luật thi hành ngay. ví dụ quyết định đình chỉ vụ án hành chính giải quyết về danh sách cử tri thì có hiệu lực thi hành ngay và đương sự không có quyền kháng cáo
8.Trường hợp Kiểm sát viên vắng mặt tại phiên tòa phúc thẩm thì phiên tòa phúc thẩm vẫn có thể được tiến hành.
Nhận định sai.
CSPL: khoản 2, Điều 224 Luật TTHC.
Giải thích: Kiểm sát viên vắng mặt nhưng có KSV dự khuyết tham gia phiên toà từ đầu thì người này sẽ được thay thế KSV vắng mặt tham gia phiên toà xét xử vụ án. Vì vậy trường hợp KSV vắng mặt tại phiên tòa phúc thẩm thì phiên tòa vẫn có thể tiến hành được nếu có KSV dự khuyết tham gia phiên toà ngay từ đầu.
Đúng =>
9. Hội đồng xét xử phúc thẩm sẽ sửa án sơ thẩm trong trường hợp bản án của Tòa án cấp sơ thẩm không đúng theo quy định của pháp luật. án cấp sơ thẩm không đúng theo quy định của pháp luật.
Nhận định sai
CSPL: khoản 2 Điều 241 Luật TTHC 2015.
Giải thích: Hội đồng xét xử phúc thẩm sẽ sửa một phần hoặc toàn bộ bản án sơ thẩm nếu Tòa án cấp sơ thẩm quyết định không đúng pháp luật thuộc trong các trường hợp việc chứng minh, thu thập chứng cứ đã thực hiện đầy đủ và theo đúng quy định tại Chương VI của Luật TTHC 2015 và việc chứng minh, thu thập chứng cứ chưa thực hiện đầy đủ ở cấp sơ thẩm nhưng tại phiên tòa phúc thẩm đã được bổ sung đầy đủ.